Mất 2 răng liền kề đã lâu trồng lại được không?

Mất 2 răng liền kề khiến khả năng ăn nhai bị giảm đi đáng kể. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, xô lệch răng và biến chứng tiêu xương hàm. Do đó, khi bị mất 2 răng liền kề cần tìm giải pháp phục hồi răng hiệu quả.

Các trường hợp mất 2 răng liền kề thường gặp

Bất kỳ vị trí răng nào cũng có thể mất đi nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt trường hợp mất hai răng liền kề gây nên rất nhiều lo lắng về khả năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ nụ cười. Các trường hợp mất răng liền kề thường gặp là mất 2 răng cửa hoặc 2 răng hàm.

Mất 2 răng cửa nên làm thế nào ? - Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Mất 2 răng cửa

Răng cửa là răng nằm ở vị trí phía trước của cung hàm, gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Răng cửa thường chỉ có một chân răng, đảm nhận chức năng cắn xé thức ăn, thẩm mỹ và phát âm.

Đặc biệt, răng cửa nằm ở vị trí phía trước, là vị trí lộ ra khi cười nói, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thẩm mỹ gương mặt. Răng cửa bị mất khiến mọi người thiếu tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, khả năng phát âm của mọi người phụ thuộc rất lớn vào răng cửa, mất 2 răng cửa làm phát âm không tròn, rõ chữ do sự giảm tương quan giữa răng, môi, lưỡi.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Do cấu tạo răng khá yếu (1 chân) nên rất dễ mất khi bị bệnh răng miệng như viêm nha chu, áp xe răng và đặc biệt là chấn thương trong sinh hoạt.

Mất 2 răng hàm

Răng hàm là răng mọc ở trong cùng của hàm, bao gồm răng hàm nhỏ (vị trí 4, 5) và 3 răng hàm lớn (vị trí 6, 7, 8). Răng hàm thường có 2-3 chân. Răng hàm đóng vai trò bảo vệ xương hàm và khả năng ăn nhai. Chức năng ăn nhai lớn nhất là răng số 6 và số 7, giúp cắn, xé, nhai nghiền thức ăn. Thức ăn được nhai tốt còn trợ giúp cho dạ dày không bị quá tải.

Cũng giống như răng cửa, răng hàm giữ vai trò giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa và giúp phát âm chuẩn xác.

Tuy nhiên, các răng hàm lớn ở vị trí trong cùng thường khó chăm sóc, làm sạch. Do đó cũng dễ bị sâu, các bệnh lý răng miệng hơn, thậm chí là mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến mất 2 răng liền kề

Mất 2 răng liền kề được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trên cơ bản, phần lớn lý do xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày cho đến những hành vi có hại phát sinh theo thời gian. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phòng ngừa sớm để giúp răng khỏe mạnh.

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

  • Các thói quen xấu

  • Chấn thương, tai nạn

  • Hút thuốc lá

  • Sâu răng

  • Các bệnh lý khác

Mất 2 răng liền kề đã lâu có trồng lại được không?

Mất 2 răng liền kề đã lâu vẫn có thể trồng răng lại bằng phương pháp cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

Cấy ghép Implant: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân để tạo chân răng giả. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên. Kết thúc quy trình, bệnh nhân sẽ có một chiếc răng giả cố định với đầy đủ thân và chân răng.

mô phỏng cấy ghép implant
Mô phỏng kỹ thuật cấy ghép Implant

Cầu răng sứ: Đây là một dạng khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài chỉnh ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để tạo trụ răng. Sau đó, chụp cố định cầu răng sứ lên trên.

mô phỏng làm cầu răng sứ
Quy trình làm cầu răng sứ

Răng giả tháo lắp: Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng cấu trúc phục hình thân răng – bao gồm một hoặc nhiều răng giả được ép trên nền hàm nhân tạo, thay thế cho các thân răng thật đã mất nhằm lấp đầy khoảng trống thiếu khuyết trong cung hàm.

phục hình răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

  • Trồng răng bắc cầu là gì? Có nên không?
  • Chi phí trồng răng bắc cầu bao nhiêu tiền? Có an toàn không?
  • Cầu răng sứ là gì? Cầu răng sứ có bền không? Có tốt không?
  • Cầu răng là gì? Ưu điểm của phương pháp cầu răng như thế nào?

Hậu quả khi mất 2 răng liền kề

Mất 2 răng liền kề gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nếu mất 1 răng khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị còn chủ quan thì mất 2 răng sẽ có ảnh hưởng cực kỳ rõ ràng. Hơn nữa còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Khả năng nhai giảm sút

Khi mất 2 răng liền kề đồng nghĩa với việc chúng ta mất gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự ở hàm đối diện cũng mất đi chức năng nhai. Mất 2 răng liền kề sẽ tạo nên một khoảng trống lớn trên khung hàm, khả năng ăn nhai giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi mất các răng hàm lớn.

Khi thức ăn không được nhai nghiền kỹ đi xuống dạ dày sẽ làm dạ dày phải hoạt động với cường độ cao hơn. Lâu dần dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu, táo bón. Việc ăn uống cũng không còn thoải mái làm giảm thú vui ăn uống, phải kiêng các đồ cứng, dai,… ăn uống không ngon miệng làm cơ thể suy nhược.

Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt

Khi mất 2 răng liền kề, đặc biệt là răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Tưởng tượng bạn đang cười thì lộ ra khoảng trống của 2 chiếc răng, chắc chắn sẽ gây tự ti và không được thoải mái trước người đối diện.

Không chỉ vậy, mất 2 răng liền kề còn làm cho gò má bị hóp lại, làm mặt trở nên mất cân đối và tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu mất 2 răng cửa sẽ dẫn đến bị móm. Tiêu xương hàm xảy ra ở vị trí răng mất ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt nghiêm trọng.

Xô lệch răng liền kề

Khi mất răng, khoảng trống càng lớn để lại càng khiến các răng lân cận có xu hướng lệch về để lấp lại khoảng trống. Các răng đối diện cũng mất đi lực chống đỡ nên có xu hướng trồi lên. Hậu quả là lệch khớp cắn, cản trở hoạt động nhai. Là nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm làm đau vùng thái dương.

Ảnh hưởng tới phát âm

Giọng nói phát ra từ cổ họng, cụ thể ở thanh quản. Thông qua cử động của môi, lưỡi và răng tại thành âm sắc, ngữ điệu. Do đó, khi mất 2 răng liền kề, nhất là răng cửa làm ảnh hưởng đến âm lượng và âm sắc, phát âm sai. Khi mất răng phát âm có thể nghe tiếng gió. Với những âm khó cần tròn vành rõ chữ dễ phát âm không chuẩn.

Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Vùng răng đã mất là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi gây nên viêm nướu, viêm nha chu,…

Các răng còn lại cũng có khả năng bị lây lan vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

Cập nhật lúc: 8:26 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

Giá Trồng Răng Implant Bao Nhiêu Tiền? [Cập Nhật Mới Nhất]

Giá trồng răng Implant tương đối cao, thậm chí còn là lý do khiến nhiều người chưa quyết định thực hiện dịch vụ này. Tuy nhiên, xét về những lợi...

Bọc Răng Sứ Cho Răng Khểnh: Nên hay không? Quy trình và cách chăm sóc

Bọc răng sứ cho răng khểnh có được không là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc khi có răng khểnh. Vậy khi cải thiện thẩm mỹ cho hàm...

Top 14 Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Tình trạng nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu cho người bệnh, vì vậy bất kỳ ai cũng mong muốn nhanh chóng cải thiện căn bệnh này. Trong đó sử...

Giới thiệu tổng quan về Nền tảng Booking Smile

Booking Smile là một nền tảng trực tuyến được thiết kế với mục tiêu kết nối các phòng khám nha khoa, bác sĩ, và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm...

Buổi lễ ký hợp hợp tác giữa Booking Smile và Nha Khoa Vidental

Nha khoa Quốc tế ViDental chính là đơn vị nha khoa đầu tiên mà Booking Smile chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu dấu mốc quan trọng...

10+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant tại Hà Nội Tốt và Uy Tín Nhất

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ cao cùng với sự hỗ trợ của máy móc...