Mặc dù không đảm nhiệm chức năng ăn nhai nhưng răng cửa lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát âm và thẩm mỹ của mỗi người. Do đó, nếu chẳng may chiếc răng này bị mất đi dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng làm mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Vậy cần làm gì khi mất răng cửa và để lộ ra một khoảng trống? Dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Răng cửa có vai trò gì?
1. Thẩm mỹ gương mặt
Hàm răng đều đặn, trắng sáng cùng nụ cười rạng rỡ luôn là điều thu hút đối phương. Do đó, hàm răng khuyết thiếu răng cửa hay bất kỳ răng nào sẽ khiến làn da bị kéo trùng xuống, gương mặt sẽ trông già hơn tuổi.
2. Cắn xé thức ăn
Răng cửa được ví như “con dao sắc bén” giúp cắn xé, chia nhỏ thức ăn thành những phần nhỏ hơn hỗ trợ việc nhai nuốt đồng thời giúp hệ tiêu hoá giảm bớt áp lực, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
3. Giúp ổn định phát âm
Theo các chuyên gia, một số âm phát ra nếu thiếu răng cửa dẫn đến nói ngọng. Tình trạng này được gọi là âm răng. Do khi âm phát ra lưỡi sẽ chạm nhẹ vào phần mặt trong của răng cửa trên và dưới nên răng cửa ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát ra âm thanh tròn trịa.
>>> Xem thêm: Có Nên Trồng Răng Cửa Không? Trồng Răng Cửa Mất Bao Lâu?
Mất răng cửa là do đâu?
Mất răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến:
- Dùng răng cửa để xé, cắn những vật cứng hay nhai thực phẩm cứng dẫn đến răng bị tổn thương. Theo thời gian, răng cửa dần yếu đi và có thể rụng.
- Do vấn đề tuổi tác, nguyên nhân này thường xảy ra khi bước vào tuổi trung niên, các bộ phận khác cũng như xương khớp dần bị lão hoá. Nếu chăm sóc không tốt thì nguy cơ rụng là rất cao.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh không đúng cũng là một trong số những nguyên nhân khiến răng cửa bị rụng. Đặc biệt là những người thích đồ ngọt, ăn nhiều chất béo nhưng vệ sinh răng miệng không kỹ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây tổn thương răng. Lâu dần sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, mất răng.
- Răng cửa chịu tác động mạnh như tai nạn, va chạm dẫn đến gãy rụng.
Mất răng cửa có sao không?
Do đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau nên khi mất răng cửa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh.
Do vậy, nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng này dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng như:
- Khớp cắn bị xáo trộn: Khi răng cửa bị mất, các răng xung quanh có xu hướng di chuyển vào khoảng trống đó khiến răng bị lệch lạc, xáo trộn khớp cắn, răng đối diện mọc dài hơn. Khi đó, bệnh nhân có xu hướng nhai sang một bên dẫn đến vấn đề ăn uống gặp nhiều khó khăn.
- Tiêu xương: Sau khi răng bị mất, xương hàm dần bị tiêu biến. Nếu thời gian mất càng lâu và càng nhiều răng rụng thì xương hàm có xu hướng bị tiêu nhiều hơn. Khi đó, xương nâng đỡ cho mô mềm cơ mặt và mô nướu dần mất đi, nướu vùng răng mất dần lõm vào ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây nên tình trạng lão hoá sớm, móm răng.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Trồng 1 răng hàm giá bao nhiêu? Cách trồng răng hàm đã mất như thế nào?
- Trồng Răng Cửa Có Đau Không? Các phương pháp trồng răng phổ biến
- Top 13 địa chỉ trồng răng implant tại TPHCM tốt nhất
- TOP 10 Địa Chỉ Trồng Răng Implant tại Hà Nội: Đẹp và Uy Tín
Biện pháp khắc phục tình trạng mất răng cửa
Để phục hồi chiếc răng bị gãy rụng, hiện nay nha khoa đang áp dụng một số phương pháp tân tiến như:
1. Bọc răng sứ
Khái niệm
Bọc răng sứ là phương pháp trồng răng thay thế răng đã mất bằng nhịp cầu răng sứ. Nha sĩ tiến hành mài hai cùi răng thật làm điểm tựa, nâng đỡ cho cầu răng sứ. Trên đầu hai cùi răng đã mài có gắn mão răng sứ và giữa chúng có một nhịp cầu răng giả.
Phương pháp này chỉ được áp dụng khi những răng liền kề còn khoẻ mạnh, vững chắc và các tổ chức quanh răng cũng phải tốt.
Mục đích
- Bọc răng sứ giúp phục hồi răng bị mất hiệu quả, đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho khuôn hàm.
- Phương pháp này tránh được tình trạng răng mọc lệch, làm giảm áp lực cho vùng nướu và miệng.
- Giúp cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả tương tự như răng thật mà không lo ảnh hưởng đến khớp cắn, giúp tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp.
Quy trình thực hiện
Phương pháp thực hiện này khá đơn giản, thường diễn ra trong 2-3 ngày. Nha sĩ tiến hành mài phần ngà và men của hai răng liền kề, lấy dấu hàm và dựa vào đó để thiết kế cầu răng. Tiếp tục đặt một cầu răng và cầu răng cố định được gắn cho bệnh nhân.
Ưu điểm
- Độ an toàn cao, độ bền cao, chi phí phù hợp.
- Nếu chăm sóc đúng cách, hợp lý tuổi thọ trung bình từ 10-15 năm.
Hạn chế
- Do phải tiến hành mài răng nên các răng liền kề bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp dẫn đến tiêu xương do nhịp cầu răng không cắm vào phần xương hàm.
- Phần cổ răng xuất hiện màu ánh xám kim loại nếu sử dụng cầu răng sứ kim loại lâu ngày do bị oxy hoá. Khi đó, không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho gương mặt.
2. Cấy ghép Implant
Ngoài bọc răng sứ, cấy ghép Implant cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để thay thế một hoặc nhiều răng đã mất. Cấu tạo của răng Implant tương tự như răng thật, phần chân răng Implant cắm trực tiếp vào xương hàm. Nhờ vậy giúp tăng tuổi thọ, độ bền của răng giả trước ảnh hưởng của những tác động từ bên ngoài.
Phương pháp này chỉ tác động vào vị trí răng bị mất, không ảnh hưởng đến răng bên cạnh nên hạn chế tối đa mức độ tổn thương. Cấy ghép Implant khắc phục nhược điểm của bọc răng sứ.
Quy trình thực hiện
Bác sĩ tiến hành cấy ghép trụ Titanium vào phần xương hàm đóng vai trò là trụ răng để thay thế phần chân răng đã mất. Sau một thời gian, trụ bám chắc vào phần xương hàm và tiến hành trồng một răng sứ lên phần chân này. Phương pháp này ngăn ngừa tối đa khả năng tiêu xương hàm.
Ưu điểm của phương pháp
- Cấy ghép trụ Titanium đem lại tính thẩm mỹ cho răng lớn nhất, màu sắc đẹp tự nhiên giống với răng thật.
- Độ tương phản cao ngay cả trong trường hợp bị chiếu đèn do vậy mắt thường khó phân biệt được, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
- Trụ Titanium được gắn cố định trên phần xương hàm, tính an toàn cao, cải thiện khả năng phát âm và phục hồi tối đa chức năng ăn nhai.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn do hạn chế khả năng bám của phần thức ăn thừa.
- Do chân răng và mão răng được thiết kế vừa khít sát với nhau nên hạn chế tình trạng xuất hiện viền đen ở lợi.
- Trung bình tuổi thọ của răng sứ vào khoảng 15 – 20 năm. Trong một số trường hợp có thể dùng cả đời nếu chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Hạn chế
- Đòi hỏi tay nghề, chuyên môn cao của bác sĩ.
- Chi phí cao, chỉ được áp dụng khi xương hàm vững chắc và khỏe mạnh mới có thể thực hiện được.
Tính đến thời điểm hiện tại, bọc răng sứ và cấy ghép Implant là hai kỹ thuật phục hình răng hiện đại nhất của nha khoa thẩm mỹ. Tùy vào tình trạng xương hàm và răng ở mỗi người, các nha sĩ sẽ tiến hành tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất để thay thế chiếc răng đã mất.
Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề “mất răng cửa phải làm sao”. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn biết được cần phải làm gì để phục hồi chiếc răng đã mất một cách an toàn và hiệu quả.