Mất răng toàn hàm – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Mất răng toàn hàm gây nhiều vấn đề như suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng, tiêu xương hàm, khiến người bị mất răng trông già hơn so với tuổi thật… Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, ngày nay có rất nhiều phương pháp phục hồi răng toàn hàm, giúp người bệnh khắc phục hiệu quả các vấn đề trên.

1. Nguyên nhân dẫn đến mất răng toàn hàm

Những nguyên phổ biến gây mất răng toàn bộ hàm bao gồm:

1.1. Viêm nha chu kéo dài

Viêm nha chu (viêm lợi) là tình trạng tổ chức quanh răng (nướu, men răng, dây chằng và xương ổ răng) bị nhiễm trùng. Lúc này, nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu viêm, túi nha chu được thành lập khiến răng dần bị lung lay và cuối cùng là mất răng.

Hình ảnh trước và sau điều trị mất răng toàn hàm do viêm nha chu

1.2. Sâu răng, nhiễm trùng chóp chân răng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng là vệ sinh răng miệng kém trong thời gian dài. Mảng bám và các vụn thức ăn thừa tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ăn mòn men răng sau đó lan dần đến tủy răng, phá vỡ toàn bộ cấu trúc răng.

1.3. Chấn thương vùng đầu mặt cổ

Chấn thương vùng đầu, mặt hay cổ có thể làm tổn thương thực thể đối với răng, nướu, xương ổ răng (xương giữ ổ răng), hoặc mô mềm của miệng, bao gồm cả môi và lưỡi. Riêng tổn thương ở răng có thể mức độ nhẹ: sứt mẻ các lớp răng bên ngoài (men và ngà răng) cho đến mức độ nặng: gãy dọc, chéo hoặc ngang của răng hoặc gãy toàn bộ chân răng, dẫn đến mất răng.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

1.4. Tuổi tác

Tương tự các bộ phận khác, răng cũng sẽ dần lão hóa theo thời gian. Ngoài ra, do có cấu tạo và bản chất giống xương nên tình trạng loãng xương, thiếu canxi ở người lớn tuổi cũng là yếu tố khiến người lớn tuổi dễ bị mất răng.

Tuổi già là điều mọi người thường sợ khi nghĩ đến. Thế nhưng, tuổi trẻ mà có khuôn mặt già nua lại còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn già đi nhanh chóng như stress, bệnh tật,…trong số đó MẤT RĂNG…

2. Tác hại của việc mất răng toàn hàm

Mất răng toàn hàm để lại rất nhiều hệ quả tiêu cực như:

2.1. Suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng

Để răng có thể cắn, xé và nghiền nát thức ăn hiệu quả cần có sự phối hợp giữa hàm trên và hàm dưới. Vì thế, nếu mất 1 hoặc đồng thời cả 2 răng, chức năng ăn nhai sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến không thể nghiền nhỏ thức ăn.

2.2. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Răng miệng là tuyến đầu của hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn giúp cho việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Khi bị suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng do mất răng toàn hàm, các bộ phận khác của hệ tiêu hóa bắt buộc phải “làm việc” nhiều hơn. Hậu quả là hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện nhiều bệnh lý như táo bón, viêm loét dạ dày, thủng đường ruột…

2.3. Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm (bệnh tiêu xương ổ răng) mô tả tình trạng suy giảm mật độ, chiều cao, thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng. Tình trạng này thường gặp ở những người bị mất răng lâu năm.

Mật độ tiêu xương hàm tăng lên như thế nào qua từng năm?

Quá trình ăn nhai tạo lực tác động lên chân răng, từ đó kích thích các mô xương và duy trì mật độ xương hàm qua từng năm. Khi bị mất răng, lực tác động lên xương hàm không còn, lúc này quá trình tiêu xương sẽ diễn ra:

  • Trong khoảng 12 tháng đầu tiên sau khi mất răng 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến.
  • Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
  • Theo thời gian, mức độ tiêu xương sẽ không ngừng lại mà ngày càng trầm trọng hơn.

Tiêu xương hàm là một trong những biến chứng thường gặp sau khi mất răng khiến cho việc phục hồi sau này trở nên khó khăn hơn. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ gương mặt. Vậy sau khi nhổ răng…

Ở những bệnh nhân mất răng toàn hàm, tiêu xương hàm gây ra rất nhiều hệ quả tiêu cực:

  • Khiến nướu răng bị thu nhỏ lại, làm má bị hóp vào trong và da mặt bị trũng xuống, khiến bệnh nhân trông già hơn so với tuổi thật.
  • Làm các răng ở hàm đối diện bị xô lệch, nghiêng vẹo mất thẩm mỹ.
  • Gây cản trở cho khi thực hiện các phương pháp phục hồi răng.
Quá trình tiêu xương hàm
Tình trạng tiêu xương hàm không chỉ khiến má hóp vào, da mặt trùng xuống gây lão hóa, mà còn làm răng đối diện bị xô lệch, nghiêng vẹo ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai

2.4. Phát âm kém chính xác

Nhóm răng cửa (bao gồm răng số 1 và răng số 2) có nhiệm vụ giúp phát âm được tròn vành, rõ chữ. Khi bị mất răng toàn bộ hàm, việc phát âm chính xác lúc này cũng trở nên khó khăn hơn, lâu dần hình thành nên thói quen nói ngọng.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

  • Trồng răng hàm có đau không? Cách giảm đau khi trồng răng hàm
  • Trồng răng sứ vĩnh viễn | Những lưu ý khi trồng răng sứ vĩnh viễn bạn nên biết
  • Ưu điểm của hàm tháo lắp 1 răng là gì? Hàm tháo lắp 1 răng gồm những loại nào?
  • Trồng răng ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ trồng răng uy tín, chất lượng

2.5. Những hậu quả khác

Bên cạnh những hậu quả trên, mất răng toàn hàm còn kéo theo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do người bệnh không thể thưởng thức những món ăn yêu thích của mình. Điều này khiến cơ thể bệnh nhân suy yếu và tinh thần ngày càng mệt mỏi, không thể tập trung làm việc.

Mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm khiến người bệnh không thể thưởng thức những món ăn yêu thích
Mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm khiến người bệnh không thể thưởng thức những món ăn yêu thích

Ngoài ra về lâu dài, bệnh nhân bị mất răng còn đối mặt với nhiều vấn đề như đau đầu, đau mỏi vai gáy,…

2. Tổng hợp 3 giải pháp cho người mất răng toàn hàm

Có 3 phương pháp phổ biến giúp phục hồi răng toàn hàm, bao gồm:

3.1. Dùng hàm tháo lắp cổ điển

Hàm tháo lắp toàn hàm cấu tạo gồm 2 bộ phận: các răng giả và nền hàm được thiết kế gần giống phần nướu thật. Đây là phương pháp phục hình răng phổ biến và tiết kiệm nhất hiện nay.

Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp cơ bản để phục hồi răng bị mất

Ưu điểm của hàm tháo lắp cổ điển:

  • Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh.
  • Thời gian chờ đợi nhận hàm giả ngắn, chỉ cần 1 tuần là hoàn thành.
  • Chi phí vừa phải, khoảng 15 triệu/hàm.
  • Không yêu cầu người bệnh phải có mật độ xương hàm tốt.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp.
  • Gây tiêu xương hàm nhanh chóng do áp lực từ hàm giả tạo ra.
  • Làm giảm khẩu vị do thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng.
  • Lỏng lẻo, dễ rơi rớt khi ăn uống và cử động nên gây cản trở lớn với sinh hoạt hàng ngày.
  • Chỉ thích hợp với hàm trên do khả năng chịu lực kém.

3.2. Dùng hàm phủ trên Implant

Nhằm khắc phục tình trạng lỏng lẻo của hàm giả tháo lắp, phương pháp hàm phủ trên Implant đã ra đời. Phương pháp này sử dụng những khoá cài liên kết với Implant để giữ hàm tháo lắp sẽ được giữ vững chắc trên nền hàm hơn. Có 2 loại khoá cài phổ biến:

  • Khoá cài bằng bi: Mỗi Implant trong xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài có hình bi và ăn khớp với một ổ chứa trên hàm giả.
  • Khoá cài bằng thanh bar: Hàm phủ sẽ gắn khít sát lên trên thanh nối bằng kim loại (được gắn với 2-5 Implant) và được giữ chặt tại chỗ bằng các khóa cài.
Hàm phủ trên Implant
Hàm phủ trên Implant chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp

Ưu điểm của hàm phủ trên Implant:

  • Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
  • Thẩm mỹ hơn so với hàm tháo lắp cổ điển do sử dụng nhiều nướu giả hơn.
  • Tăng độ chắc chắn cho hàm giả tháo lắp, nhờ đó sức nhai cũng được cải thiện.
  • Thích hợp với những bệnh nhân tiêu xương nhiều hoặc người quá lớn tuổi.

Nhược điểm:

  • Giảm cảm giác ngon miệng bởi sự cản trở của nền hàm nên thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc.
  • Phải kiểm tra và thay các khoá cài thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần).
  • Chi phí cao nếu phải sử dụng nhiều Implant.

3.3. Phục hình toàn hàm ProArch/All-on-X

Một trong những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay là cấy ghép Implant và phục hình cố định trên Implant. Những phục hình này được nâng đỡ trên các trụ Implant – được xem như một chân răng nhân tạo có chức năng và những yêu cầu về chăm sóc vệ sinh (như chải răng, dùng chỉ nha khoa hằng ngày) tương tự như răng tự nhiên. Nhờ sự phát triển của công nghệ, phục hồi răng toàn hàm ngày nay chỉ cần sử dụng từ 4 – 6 trụ Implant thay vì 8 – 12 trụ như xưa.

Phương pháp cấy ghép Implant phục hồi mất răng toàn hàm
Thực tế phục hồi răng toàn hàm bằng cấy ghép Implant ngày nay không cần sử dụng quá nhiều trụ Implant nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Ưu điểm của ProArch/All-on-X:

  • Răng hoàn thiện tự nhiên và tinh tế.
  • Có ngay răng tạm trong ngày để sử dụng.
  • Thay thế hàm tháo lắp, trả lại sự tự do khi ăn uống và giao tiếp.
  • Hạn chế tối ưu các bước phẫu thuật xâm lấn phức tạp như nâng xoang hay ghép xương nếu phục hồi sớm ngay khi sau mất răng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao, phụ thuộc vào thương hiệu Implant và độ phức tạp của thành phẩm.
Cập nhật lúc: 8:26 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

Giá Trồng Răng Implant Bao Nhiêu Tiền? [Cập Nhật Mới Nhất]

Giá trồng răng Implant tương đối cao, thậm chí còn là lý do khiến nhiều người chưa quyết định thực hiện dịch vụ này. Tuy nhiên, xét về những lợi...

Bọc Răng Sứ Cho Răng Khểnh: Nên hay không? Quy trình và cách chăm sóc

Bọc răng sứ cho răng khểnh có được không là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc khi có răng khểnh. Vậy khi cải thiện thẩm mỹ cho hàm...

Top 14 Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Tình trạng nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu cho người bệnh, vì vậy bất kỳ ai cũng mong muốn nhanh chóng cải thiện căn bệnh này. Trong đó sử...

Giới thiệu tổng quan về Nền tảng Booking Smile

Booking Smile là một nền tảng trực tuyến được thiết kế với mục tiêu kết nối các phòng khám nha khoa, bác sĩ, và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm...

Buổi lễ ký hợp hợp tác giữa Booking Smile và Nha Khoa Vidental

Nha khoa Quốc tế ViDental chính là đơn vị nha khoa đầu tiên mà Booking Smile chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu dấu mốc quan trọng...

10+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant tại Hà Nội Tốt và Uy Tín Nhất

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ cao cùng với sự hỗ trợ của máy móc...