Đau răng khi nhai thức ăn: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này do các bệnh lý nha khoa gây nên. Chính vì vậy, nếu không áp dụng cách điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu?

Hiện tượng đau răng khi nhai thức ăn cứng hay đau răng khi nhai thịt có thể do răng bị yếu ở tuổi già hoặc do một số nguyên nhân bệnh lý gây ra. Cụ thể:

Do tuổi già

Đau răng khi nhai cũng thường xuất hiện ở người cao tuổi do cơ thể bị lão hóa. Quá trình lão hóa có thể gây ra những biến đổi ở răng như mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, ngà răng dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút, dễ bị đau nhức,…

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau khi ăn uống. Tình trạng bệnh lý này thường diễn ra âm thầm, khi có dấu hiệu sưng đau bệnh có thể đã ở giai đoạn nặng, cần can thiệp nha khoa.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý sâu răng, viêm tủy là do vệ sinh răng miệng kém, men răng yếu, ăn nhiều thực phẩm gây hại cho men răng như đường, axit,…

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

  • [Tổng hợp] Tất tần tật các cách chữa đau răng hiệu quả được áp dụng nhiều nhất
  • Top 10 thuốc trị sâu răng tốt nhất dành cho người Việt
  • Toàn bộ cách trị sâu răng cho bé cha mẹ không thể bỏ qua
  • Top 14 thuốc trị sâu răng cho bé đang được tin dùng hiện nay

Chấn thương vào răng

Khi răng bị tác động mạnh như bị tai nạn khiến răng bị gãy, vỡ hoặc nứt,… sẽ khiến cho ngà răng cũng như tủy răng dễ bị lộ ra ngoài. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt nhất là khi nhai thức ăn. Ngoài ra, khi ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài còn dễ tích tụ vi khuẩn gây ra bệnh nha chu nguy hiểm.

Bệnh về nướu và các mô xung quanh răng

Nếu mắc các bệnh về nướu và các mô mềm xung quanh răng bạn chỉ cần tác động nhẹ cũng cảm thấy bị đau nhức, ê buốt. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý này là viêm nướu nhẹ, sưng đỏ. Lâu dần tại vị trí sưng đau sẽ xuất hiện ổ mủ và có thể chảy máu ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển nặng và lây lan sang các vị trí xung quanh.

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Do viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh khiến chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh do bị nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm thoái hóa khớp, trật khớp do mắc tai nạn, va đập mạnh hoặc hậu quả do khi nhổ răng số 7, 8,… Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng khởi phát do một số thói quen như xấu như nghiến răng, ăn một bên, ngủ một bên,…

Bệnh viêm khớp thái dương hàm nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng giãn khớp, trật khớp, dính khớp, thủng đĩa khớp,… Nguy hiểm hơn bệnh lý còn làm phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp, khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Tẩy trắng răng quá mức

Răng bị ố vàng sẽ gây mất thẩm mỹ và làm bạn trở nên tự ti hơn khi giao tiếp. Do đó nhiều người lựa chọn tẩy răng để giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên tẩy răng quá nhiều lần hoặc thực hiện sai cách sẽ mất đi các lớp bảo vệ, răng trở nên yếu dần đi. Bên cạnh đó, men răng bị bào mòn dễ để lộ các ngà răng và tủy ra ngoài khiến bệnh nhân bị đau và ê buốt khi ăn các thức ăn lạnh, mặn,…

Đau răng khi nhai do phục hình, chỉnh nha sai kỹ thuật

Bất kể các phương pháp phục hình hay chỉnh nha nào thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể gây ra tình trạng đau đớn cho bệnh nhân. Do đó, sau khi thực hiện các phương pháp này, nếu tình trạng đau nhức bất thường hoặc kéo dài hơn 2 ngày cần đến nha khoa thăm khám lại. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và giải quyết kịp thời một số biến chứng có thể xảy ra để ăn uống được tốt hơn cũng như đảm bảo chất lượng răng.

Đau răng hàm khi nhai thức ăn do mọc răng khôn

Một trong những nguyên nhân khiến răng đau dữ dội không thể bỏ qua là tình trạng mọc răng khôn. Thời điểm mọc răng thường từ độ tuổi 17 cho tới 25. Khi đó xương hàm đã ngừng phát triển do đó rất dễ mọc ngầm, mọc lệch. Hoặc có một số trường hợp gặp phải tình trạng lợi trùm răng khôn do răng không thể mọc lên và gây đau nhức khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là hàm sưng lên, đỏ và đau nhức, khó mở miệng và có thể kèm sốt cao. Nếu không xử lý tình trạng này kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây viêm nhiễm, thậm chí gây ra u nang xương hàm.

Do mòn răng

Mòn răng tuy không phải là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên cảm giác ê nhức, đau buốt răng nhưng cũng góp phần làm tổn thương đến cấu trúc của răng. Tình trạng này do sự tấn công của acid trong thức ăn và đồ uống khiến men răng mất dần đi. Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày nếu acid dịch vị bị trào ngược cũng khến men răng nhanh chóng bị bào mòn.

Khi men răng mòn đi, ngà răng bị lộ ra ngoài và dễ bị kích thích bởi thức ăn nóng lạnh hoặc vi khuẩn tấn công gây ra đau nhức.

Cách điều trị tình trạng đau răng khi nhai thức ăn

Để giảm đau nhức răng khi nhai, người bệnh có thể điều trị theo một số cách sau:

Giảm đau răng khi nhai thức ăn bằng mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian trị đau răng rất đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng đau nhẹ, các bệnh lý nha chu chưa phát triển mạnh và gây biến chứng nguy hiểm.

Một số cách giảm đau nhức răng tại nhà được dân gian sử dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

Dùng đá lạnh

Để giảm đau nhức răng, nhất là khi có dấu hiệu sưng đau bạn có thể sử dụng đá lạnh để giảm đau. Cách thực hiện: Lấy một cục đá nhỏ cọ xát vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm giảm cảm cảm giác sưng đau nhanh chóng.

Chườm đá giúp giảm nhanh cơn đau nhức tại nhà

Lưu ý: 

  • Đá có thể gây ra bỏng lạnh trên da, do đó trong quá trình chườm bạn cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh để đá quá lâu tại 1 vị trí.
  • Đá lạnh chỉ có tác dụng làm giảm cơn sưng đau tức thời, do đó nếu tình trạng bệnh nặng người bệnh cần thực hiện các cách điều trị khác.

Dùng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm cũng là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để giảm sưng đau răng khi nhai, đau răng khi ăn đồ lạnh. Cách thực hiện:

  • Pha 1 chai nước muối với nước ấm ở nồng độ vừa phải.
  • Sau đó dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ngủ dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Muối có tính sát trùng, kháng viêm và khử khuẩn nên có thể loại sạch bỏ vi khuẩn gây bệnh và làm giảm triệu chứng các bệnh về răng miệng.

Sử dụng tỏi

Tỏi là nguyên liệu luôn có sẵn trong nhà bếp, vì vậy nếu giảm đau răng bằng cách này thì rất tiện dụng. Cách thực hiện: Lấy 1 củ tỏi, đem lột bỏ vỏ ngoài rồi nhai trực tiếp hoặc giã nát để chườm vào vị trí răng đau.

Trong tỏi có chứa các tinh chất giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nặng. Đặc biệt thành phần allicin có trong nguyên liệu này còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra sâu răng.

Lưu ý: Tỏi có mùi đặc trưng, do đó bạn cần đánh răng hoặc ăn kẹo cao su không đường để làm giảm mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, nếu bạn không chịu được mùi tỏi có thể áp dụng các mẹo giảm đau răng tại nhà khác.

Cách chữa đau răng khi nhai tại nha khoa

Trường hợp sử dụng mẹo dân gian không suy giảm hoặc nghi đau răng do bệnh lý nha khoa người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Khi đó bác sĩ tiến hành các bước thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sau khi xác định được nguyên nhân gây đau, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị như sau:

Trị đau răng do sâu răng

  • Trường hợp mới khởi phát: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, làm sạch vùng răng bị sâu rồi thực hiện trám bít các lỗ sâu trên răng.
  • Trường hợp sâu nặng đến ngà răng: Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét sạch các ổ sâu, rồi thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ để tránh lây lan sang các răng bên cạnh.
  • Trường hợp răng sâu đến tủy: Bác sĩ thực hiện điều trị tủy, sau đó vệ sinh răng sạch sẽ và tiến hành hàn lại để tránh ổ sâu phát triển lại.
  • Trường hợp răng sâu có dấu hiệu mất răng: Đây là tình trạng bệnh nặng nhất, biện pháp điều trị dứt điểm tốt nhất là nhổ bỏ và trồng răng mới. Vì không nhổ bỏ, tình trạng sâu sẽ lây lan sang các răng bên cạnh và có thể khởi phát một số bệnh nha chu khác.
Nếu đau răng do sâu răng người bệnh cần đến nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời

 Trị đau răng do bệnh liên quan đến nha chu

Trường hợp đau răng do bệnh lý liên quan đến nha chu, bác sĩ sẽ phải sử dụng thủ thuật dẫn lưu để loại bỏ mủ ra bên ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện sát trùng, xử lý vết thương tại khu vực bị áp xe để loại bỏ triệt để mầm bệnh tránh cho chúng lây sang vị trí xung quanh.

Nếu trường hợp bệnh nặng, đã có dấu hiệu biến chứng bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng. Do đó, trong trường hợp chưa cần thiết dùng thuốc bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị khác.

Trị đau răng do bị nứt răng, gãy răng

Nếu đau răng do răng bị nứt, gãy bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bọc mão răng mới. Đây là phương pháp giúp thay thế cấu trúc răng đã bị mất, đồng thời bảo vệ răng tránh khỏi các tổn thương.

Trong một số trường hợp tình trạng nứt gãy nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhổ bỏ răng cũ và phục hình răng bằng cách trồng răng sứ, cấy Implant hoặc dùng hàm tháo lắp. Các phương pháp này không chỉ khôi phục bề ngoài còn giúp răng chắc khỏe hơn và đảm bảo chức năng ăn nhai ở mức cao.

Gửi câu hỏi tư vấn

Khắc phục tình trạng đau răng sau khi phục hình

Cố một số trường hợp bệnh nhân sau khi trồng răng hoặc niềng răng thẩm mỹ gặp phải tình trạng đau nhức, tê buốt chân răng. Để khắc phục tình trạng này bác sĩ sẽ kiểm tra lại toàn bộ khoang miệng và tiến hành điều trị biến chứng có thể xảy ra.

Trong một số trường hợp nếu bệnh nhân đau quá mức chịu đựng sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số thuốc giảm đau ít tác dụng phụ như: aspirin, meloxicam, diclofenac, ibuprofen, paracetamol,… Các loại thuốc giảm đau này thuộc vào nhóm thuốc Tây y an toàn nhất, tuy nhiên vẫn có thể gây ra tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ chỉ định.

Khi bị đau răng người bệnh có thể uống thuốc theo chỉ định để giảm nhanh triệu chứng bệnh

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức răng sau chỉnh nha tốt nhất bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện. Có như vậy mới đảm bảo ca chỉnh nha thành công, không gây biến chứng cho sức khỏe răng miệng và tiết kiệm chi phí.

Biện pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả

Cách phòng ngừa tình trạng đau, ê răng khi nhai thức ăn bạn cần ghi nhớ:

  • Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, mỗi ngày bạn cần phải đánh răng 2 lần với kem đánh răng có chứa fluoride. Sau đó kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại sạch mảng bám và ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh.
  • Cần từ bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng tới răng miệng như sử dụng rượu bia, cà phê, đồ ngọt, tinh bột, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…
  • Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho răng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Một trong những cách ngăn ngừa đau nhức răng khi nhai tốt nhất là nên đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng thường xuyên. Có như vậy mới giúp bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý về răng miệng trước khi chúng diễn tiến nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm.

Đau răng khi nhai thức ăn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần có giải pháp khắc phục kịp thời.

Nha Chu Tán – Thảo dược trị DỨT ĐIỂM đau răng, răng buốt chỉ sau 7 ngày

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

Nha Chu Tán là một trong những bài thuốc trị dứt điểm đau răng do sâu răng, viêm lợi, vô cùng nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo, được lấy cảm hứng từ bài thuốc người dân tộc Lự Lai Châu. Sau nhiều ngày tháng nghiên cứu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công và chuyển gia sang Chúng tôi.

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 vị thảo dược tự nhiên, có dược tính cao như bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… tất cả đều có tác dụng bảo vệ, điều trị sâu răng, viêm loét miệng, viêm nha chu…

Dựa trên thế mạnh vốn của mình, các chuyên gia bổ sung thêm các thành phần thảo dược mới để gia tăng công dụng hiệu quả như: rễ cây mật gấu có tác dụng chống viêm; hương nhu hun khói giảm đau, chống viêm, chữa hôi miệng, khử mùi; nhân trung bạch có tác dụng thanh nhiệt ,cầm máu, khử ứ…

Điều đặc biệt hơn nữa, tất cả các thảo dược trong bài thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và lựa chọn kỹ lưỡng từ các vườn dược liệu chuyên canh của Thuốc dân tộc, đạt chuẩn GACP – WHO nên đảm bảo an toàn toàn, lành tính. Đây chính là ưu điểm vượt trội của sản phẩm Nha Chu Tán so với các bài thuốc khác trên thị trường.

Với cơ chế thẩm thấu vào bề mặt niêm mạc răng, các hoạt chất đi thẳng đến ổ viêm giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, làm liền các tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, tái tạo tủy răng và sinh kháng thể chống lại vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng. Không những thế, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn triệt để tác nhân gây bệnh, chữa viêm chân răng, ngứa chân răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt lợi, điều trị hôi miệng.

Một liệu trình sử dụng gồm 2 bộ sản phẩm là chai súc miệng và hộp cao bôi dùng tối thiểu trong 7 ngày. Thuốc bôi có tác dụng can thiệp trực tiếp vào ổ viêm, đẩy lùi cảm giác đau rát, căng tức và nhanh chóng tái tạo tổn thương. Trong khi đó, nước súc miệng giúp rửa trôi cặn bám, vi khuẩn trong khoang miệng, cản trở quá trình bám vào chân răng, kẽ răng.

Bằng việc kết hợp sử dụng đồng thời thuốc bôi và nước súc miệng chủ trị theo phác đồ Đình Chỉ (Kháng viêm, giảm đau) – Tấn công (Gia tăng tác động làm giảm triệu chứng). 

Đây cũng có thể xem là một cơ chế tác động kép, vừa điều trị, vừa hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình mà người Việt nào cũng đang gặp phải. Cũng là điểm khác biệt khiến Nha Chu Tán được tin dùng giữa vô vàn loại sản phẩm chữa bệnh răng miệng khác hiện nay.

  • Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 5 tuổi, người cao tuổi, người có cơ thể suy nhược, người dùng nhiều thuốc tây không khỏi, phụ nữ sau sinh…
  • Trường hợp áp dụng: Điều trị toàn diện các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng, răng lung lay, viêm nha chu, viêm lợi, nhiệt miệng, loét miệng, nấm lưỡi…

Người bệnh có thể an tâm tuyệt đối sử dụng bài thuốc vì bài thuốc có thành phần dược liệu bổ nên dùng trong thời gian dài không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, sử dụng sản phẩm nước súc miệng Nha Chu Tán mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát, khử mùi, làm sạch mảng bám, cao răng. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline: 0963 526 780.

Hoặc bạn có thể LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7:

Thông tin liên hệ:

 Chúng tôi –

  • Website:
  • Facebook:
  • Zalo: Chúng tôi
  • Hotline: 0963 526 780

NHIỀU NGƯỜI CŨNG QUAN TÂM ĐẾN

Cập nhật lúc: 12:02 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

Chia sẻ các chữa nhiệt miệng bằng cà tím tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng cà tím là một trong những phương pháp đang được nhiều người truyền tai nhau, vừa dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí lại...

Bật mí cách trồng răng implant giá rẻ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng

Implant là giải pháp phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn, đây là phương pháp tốt nhất và có chi phí cao nhất so với cầu răng...

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh: Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là tình trạng khá nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều...

Bị đau răng có nên ăn thịt gà không? Những điều cần lưu ý

Bị đau răng có ăn thịt gà được không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ kiêng cữ một số loại thực phẩm có thể giảm...

Top 5 Thuốc Trị Nấm Lưỡi Của Nhật Bản Được Săn Đón Tại Việt Nam

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng chuẩn theo hướng dẫn từ nha sĩ, người bị nấm lưỡi nên...