Mất 4 răng cửa thì trồng răng loại nào tốt nhất? Chi phí bao nhiêu?

Trường hợp mất 1 răng đã gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, nếu mất 4 răng cửa thì mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, không chỉ làm mất thẩm mỹ, suy giảm chức năng ăn nhai và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề khác. Vậy mất 4 răng cửa nên trồng răng loại nào tốt để khôi phục các chức năng và bảo vệ răng miệng về lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé!

1. Mất 4 răng cửa gây ra những tác hại gì?

Sau mất răng, nếu không nhanh chóng phục hình răng giả để thay thế thì những ảnh hưởng tiêu cực sẽ dần xảy ra. Ban đầu có thể chưa quá rõ ràng nhưng về lâu dài thì biến chứng ngày càng nghiêm trọng và việc điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều.

Mất 4 Răng Cửa Thì Nên Trồng Răng Loại Nào Tốt Nhất?

Suy giảm chức năng ăn nhai

Chức năng ăn nhai quan trọng của hàm răng gặp trục trặc khi bị mất 4 răng cửa. Người bị mất răng sẽ không thể cắn xé hay nghiền nhỏ thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, sức khỏe bị suy giảm.

Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa

Khi hàm răng không thể nghiền nát thức ăn thì hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Về lâu dài sẽ gây viêm đau và dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan khác ở đường ruột và dạ dày.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Tiêu xương hàm, lão hóa sớm

Trường hợp mất 4 răng cửa sẽ tạo thành khoảng trống khá lớn trên cung hàm. Khi đó, phần xương hàm bên dưới cũng dần mất đi lực tác động của lực nhai từ chân răng sẽ bị tiêu dần đi. Kéo theo đó là tình trạng tụt lợi, da nhăn nheo, lão hóa sớm.

Xô lệch hàm, sai khớp cắn

Khoảng trống mất răng chưa được lấp đầy theo thời gian sẽ làm các răng xung quanh đổ nghiêng về vị trí mất răng. Răng ở hàm đối diện cũng dần hạ xuống dẫn đến biến chứng sai khớp cắn, gây đau nhức khớp hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…

Các răng xung quanh suy yếu

Khi bị mất 4 răng cửa liên tiếp sẽ khiến lực nhai trên cung hàm bị dồn vào các răng còn lại. Thêm vào đó thì các hiện tượng tiêu xương, xô lệch hàm cũng sẽ khiến các răng mất đi lực nâng đỡ, răng yếu dần dễ bị lỏng lẻo.

Trồng răng cửa hết bao nhiêu tiền? Quy trình như thế nào?

2. Các phương pháp trồng răng khi mất 4 răng cửa

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên trồng răng giả thay thế ngay sau khi mất răng. Các phương pháp phục hình khi bị mất 4 răng cửa sẽ bao gồm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

2.1 Làm hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp cho 4 răng cửa bị mất sẽ được cấu tạo gồm 2 phần là nền hàm (khung hàm) và răng giả phía trên. Nền hàm hay mô nướu giả thường được làm từ nhựa dẻo, có màu hồng nhạt tương tự nướu. Răng giả bên trên là chất liệu sứ, được cố định trên trên khung hàm.

Ưu điểm của phương pháp này là được thực hiện nhanh chóng, đơn giản mà không cần phải can thiệp vào răng thật hay thực hiện phẫu thuật. Đây là kỹ thuật trồng răng có chi phí thấp nhất hiện nay.

Tuy nhiên, hàm tháo lắp có khá nhiều hạn chế như sau:

  • Không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm và những biến dạng ở khuôn mặt.
  • Sau một thời gian sử dụng thì hàm giả sẽ bị lỏng lẻo và tuột ra khi nói chuyện hoặc ăn uống.
  • Chỉ cải thiện được một phần chức năng ăn nhai, lực nhai yếu nên không ăn được đồ ăn cứng và dai.
  • Hàm giả phải được tháo ra để vệ sinh thường xuyên, đúng cách sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ khá bất tiện.
  • Nền hàm không khít hoàn toàn với nướu nên dễ gây hôi miệng, thiếu thẩm mỹ.
  • Tuổi thọ ngắn chỉ từ 3 – 5 năm.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

  • Trồng răng bắc cầu là gì? Có nên không?
  • Chi phí trồng răng bắc cầu bao nhiêu tiền? Có an toàn không?
  • Cầu răng sứ là gì? Cầu răng sứ có bền không? Có tốt không?
  • Cầu răng là gì? Ưu điểm của phương pháp cầu răng như thế nào?

2.2 Trồng 4 răng cửa bằng cầu răng sứ

Khác với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định. Phục hình 4 răng cửa bị mất liền kề nhau bằng một dải răng sứ gắn lên 2 răng thật kế cận còn khỏe mạnh. Trước đó thì 2 chiếc răng này sẽ phải răng với một tỷ lệ nhất định, nhiệm vụ của nó là làm cầu nối cho những chiếc răng sứ giả thay thế.

Nếu so với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ có tính ổn định hơn, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt hơn khá nhiều. Nhưng đây vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng mất 4 răng cửa bởi những hạn chế sau đây:

  • Vì không có chân răng thay thế nên cầu răng sứ không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm.
  • Cầu răng sứ bắt buộc phải mài đi 2 răng thật nên sẽ làm chúng bị tổn thương.
  • Khi xương hàm bị tiêu hõm ở vị trí mất răng sẽ cầu răng không khớp với nướu, tạo cơ hội cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi, viêm nha chu.
  • Khi 1 trong 2 trụ cầu bị hỏng, không thể nâng đỡ cầu răng sứ thì sẽ phải phục hình răng mất bằng một phương pháp khác.
  • Chi phí khá cao nhưng tuổi thọ chỉ được khoảng 7-10 năm.

2.3 Cấy ghép Implant khi mất 4 răng cửa

Trồng 4 răng cửa loại nào tốt sẽ được khuyến khích thực hiện bằng kỹ thuật trồng răng Implant. Đặc biệt có thể điều trị hiệu quả cho các trường hợp đã bị tiêu xương hàm. Để trồng răng Implant khi bị mất 4 răng cửa thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant từ Titanium vào xương hàm tại chính vị trí mất răng. Sau khi trụ răng đã ổn định thì mới gắn khớp nối Abutment và mão răng sứ bên trên.

Nếu trồng răng Implant cho trường hợp đã bị tiêu hõm xương hàm thì trước đó sẽ phải tiến hành ghép xương, nâng xoang. Điều này nhằm đảm bảo xương hàm đủ điều kiện để có thể cấy ghép Implant an toàn, không biến chứng.

Ưu điểm:

  • Khắc phục và ngăn ngừa hoàn toàn được tình trạng tiêu xương, xô lệch hàm hay biến chứng khác do mất răng gây ra.
  • Chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tối ưu nhất, tương tự như một chiếc răng thật.
  • Không phải tác động vào các răng đang khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
  • Tuổi thọ cao lên tới 25 năm, có trường hợp sử dụng được vĩnh viễn.

Hạn chế:

  • Chi phí cao nhất trong các phương pháp niềng răng.

3. Trồng 4 răng cửa giá bao nhiêu tiền?

Với 3 phương pháp trồng răng cửa ở trên thì giá của từng loại có sự chênh lệch khá nhiều. Bạn có thể tham khảo giá của từng phương pháp thông qua các bảng giá dưới đây:

Phục hình tháo nắp

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Nền hàm nhựa cứng thường toàn hàm

1 hàm

1.500.000

Lên răng nhựa cứng thường

1 răng

100.000

Lên răng nhựa cứng ngoại

1 răng

150.000

Đệm lưới

1 hàm

300.000

Nền hàm nhựa dẻo bán phần

1 hàm

2.000.000

Nền hàm nhựa dẻo toàn phần

1 hàm

3.000.000

Hàm khung kim loại thường

1 hàm

3.500.000

 

Răng sứ thẩm mỹ

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Chụp sứ kim loại thường cr – co

1 răng

1.200.000

Chụp sứ titan

1 răng

2.400.000

Chụp toàn sứ KATANA (Nhật) – BH 7 năm

1 răng

4.000.000

Chụp toàn sứ Ceramill (Đức) – BH 7 năm

1 răng

5.000.000

Chụp toàn sứ HT Smile (Đức) BH 7 năm

1 răng

6.500.000

Chụp toàn sứ Emax – BH 10 năm

1 răng

8.000.000

 

Trụ Implant

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Trụ Osstem Hàn Quốc

1 trụ

12.000.000

Trụ Dentium Mỹ

1 trụ

15.000.000

Trụ Straumann Mỹ

1 trụ

25.000.000

All – on 4 (bao gồm hàm)

1 ca

150.000.000 – 200.000.000

All – on 6 (bao gồm hàm)

1 ca

180.000.000 – 230.000.000

Ghép xương + mài xương

1 đơn vị

6.000.000

Nâng xoang kín/hở

1 ca

3.000.000 – 5.000.000

Cập nhật lúc: 7:58 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

MẤT 3 RĂNG CỬA: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG

Mất 3 răng cửa khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, nguy cơ mắc bệnh về răng miệng và biến chứng tiêu xương hàm nguy...

Đau răng dẫn đến đau đầu: Tại sao và những vấn đề tiềm ẩn khác

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như...

Cách giảm nhức khi bé mọc răng hàm bị đau cực hiệu quả

Trẻ em ở độ tuổi mọc răng có thể xuất hiện các cơn đau răng liên tục, nhói lên mà không thấy thuyên giảm. Khi bé chảy nước dãi, cáu...

Ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách chữa

Ê buốt răng sau sinh chủ yếu do tình trạng cơ thể nhạy cảm, thiếu canxi hoặc do các vấn đề răng miệng gây nên. Nhiều cách chữa ê buốt...

Cây lược vàng chữa đau răng hiệu quả không và cách chữa thế nào?

Cây lược vàng được xem là một trong những loại thảo dược quý bởi nó có tác dụng chữa khỏi rất nhiều bệnh, trong đó có đau răng. Tuy nhiên,...

Sâu Răng Số 7 Có Nên Nhổ Không Và Những Lưu Ý Từ Nha Sĩ

Sâu răng số 7 là tình trạng bệnh lý vô cùng dễ gặp với số lượng người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng tại Việt Nam hiện nay....