Cầu răng sứ dùng được bao lâu? Thay cầu răng sứ: Quy trình và những lưu ý

Nếu trước đây, cầu răng sứ được đông đảo khách hàng lựa chọn để phục hình răng mất, cải thiện ăn nhai thì hiện nay cấy ghép Implant mới là giải pháp lý tưởng. Đặc biệt, nếu trước đó bạn đã làm cầu răng sứ thì chắc hẳn đã nhận thấy những hạn chế của cầu răng. Khi đó bạn có thể thay cầu răng sứ bằng răng Implant để mang đến sức khỏe răng miệng tốt hơn, chức năng ăn nhai hoàn thiện. 

Cầu răng sứ dùng được bao lâu?

Cầu răng sứ hay bắc cầu răng sứ được chỉ định để phục hình khi mất 1 răng hoặc nhiều răng liền kề. Bác sĩ tiến hành mài 2 răng kế cận răng mất để làm trụ răng, tiếp đó gắn cố định lên trên một dải răng sứ gồm ít nhất 3 mão sứ dính liền. 

Mặc dù cải thiện được thẩm mỹ của hàm răng, khôi phục chức năng ăn nhai nhưng cầu răng sứ có tuổi thọ không cao. Trung bình cầu răng sứ có thể dùng được 7 – 10 năm và trong điều kiện chăm sóc răng miệng tốt. 

Về cơ bản, cầu răng sứ không phục hình được phần chân răng bị mất. Do đó, khi ăn uống sẽ bị dồn lực nhai trên 2 trụ răng, thời gian đầu vẫn khá ổn nhưng sau một thời gian dài sẽ bị quá tải và gây ra nhiều nguy hại cho răng làm trụ.

Làm cầu răng sứ - 7 thắc mắc thường gặp nhất khi | Nha Khoa Tân Định

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...

Những vấn đề gặp phải sau một thời gian dài sử dụng cầu răng

Với một ca phục hình thành công, mài răng đúng kỹ thuật, đúng tỷ lệ sẽ cải thiện được sức khỏe răng miệng đáng kể so với khi mất răng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng thì sẽ bắt đầu xuất hiện một số vấn đề hư hỏng cầu răng sứ. 

1. Cầu răng sứ bị hở chân răng

Mất răng dù làm cầu răng sứ cũng không thể ngăn ngừa được một số biến chứng răng miệng. Lực ăn nhai không kích thích được phần xương hàm bên dưới chân răng bị mất, dần làm tiêu xương hàm và mô nướu trùng xuống. Khi đó sẽ làm hở cầu răng sứ và thức ăn dễ mắc kẹt tại vị trí này gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi.

2. Răng trụ bị yếu đi, lung lay

Các răng trụ phải chịu lực ăn nhai quá lớn về lâu dài sẽ dẫn đến suy yếu, răng lung lay và thậm chí có nguy cơ mất thêm răng. Cùng với đó là những tổn thương ở xương, mô nướu và các tổ chức quanh răng mất sẽ lan dần sang các răng kế cận, tăng nguy cơ gây hại cho các răng toàn hàm. 

3. Tiêu hõm xương hàm

Sau một thời gian mất răng thì phần xương hàm sẽ tiêu biến dần, thường là khoảng sau 3 tháng và sẽ có sự khác biệt ở từng người. Mức độ tiêu xương càng nhiều khi mất răng càng lâu, cùng với đó là các hiện tượng tụt lợi, hóp má, lão hóa sớm. Trường hợp này thì việc phục hình thay thế cầu răng sứ bằng trồng răng Implant sẽ phức tạp hơn rất nhiều vì phải thực hiện ghép xương.

DỊCH VỤ: Trồng Cầu Răng Sứ ~ Nha Khoa Đông Nam®

Có nên thay cầu răng sứ bằng bằng răng Implant không?

Nếu cầu răng sứ xảy ra vấn đề thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Lúc này, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thay thế cầu răng sứ bằng răng Implant sẽ mang lại hiệu quả phục hình lâu dài, ngăn ngừa biến chứng. 

Cấy ghép Implant sẽ được tiến hành bằng cách đặt trụ Implant (chân răng giả) vào trong xương hàm, khi trụ răng đã tích hợp ổn định trong xương thì bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ bên trên để hoàn tất. Với một chiếc răng Implant có cấu tạo tương tự răng thật sẽ khắc phục được các nhược điểm của cầu răng sứ.

Lợi ích khi làm răng Implant thay thế cầu răng bao gồm:

  • Khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt như răng thật, người bệnh ăn uống ngon miệng và không phải kiêng khem bất cứ thứ gì.
  • Làm răng Implant không xâm phạm đến răng thật, bảo tồn răng thật tối đa.
  • Nâng cao tuổi thọ cho các răng làm trụ bằng cách bọc sứ trực tiếp trên răng đó đáp ứng cân bằng lực nhai trên các răng. 
  • Tuổi thọ răng Implant lâu dài, trung bình khoảng 25 năm, thậm chí sử dụng được trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 
  • Đặc biệt ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm do mất răng, các trường hợp tiêu xương cũng có thể làm răng Implant thay thế cầu răng sứ bằng cách ghép xương hàm.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

  • [Chia sẻ thông tin] Chi phí trồng răng hết bao nhiêu tiền
  • Trồng răng giá rẻ có nên không? Những lưu ý khi lựa chọn đơn vị trồng răng
  • Trồng răng ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ trồng răng uy tín, chất lượng
  • Tại sao cần trồng răng cho người già? Có mấy cách trồng răng cho người cao tuổi?

Quy trình thay cầu răng hỏng

Khi thăm khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ hư hỏng của cầu răng cũng như những tổn thương liên quan để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ kiểm tra răng miệng tổng quát và chỉ định chụp X-quang răng để có những đánh giá chính xác nhất. Tùy vào từng trường hợp mà giải pháp xử lý lúc này là khác nhau và bác sĩ sẽ luôn hướng tới bảo tồn răng thật. 

1. Trường hợp răng làm trụ vẫn tốt

Trường hợp răng làm trụ chưa bị hỏng quá nghiêm trọng, vẫn có thể giữ lại thì bác sĩ sẽ tháo bỏ cầu răng và bọc lại răng sứ cho các trụ răng đơn lẻ. Tiếp đó là cấy trụ Implant tại vị trí mất răng, trường hợp này đa phần xương hàm chưa bị tổn thương nhiều nên không cần can thiệp cấy ghép xương. 

Với cầu răng sứ trước đó bác sĩ sẽ bỏ đi chứ không tái sử dụng để phục hình răng, không thể cắt nhịp cầu ở giữa để giữ lại bất kỳ vị trí phục hình nào. Lý do là bởi bề mặt của phục hình sẽ bị nham nhở, khi tiếp xúc với phục hình trên răng Implant sẽ không ổn định, không láng mịn và dễ gây dắt thức ăn, tăng nguy cơ viêm nhiễm rất cao. 

Đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến răng Implant mới được thay thế, dễ gây đau nhức, khó chịu khi sử dụng. Các trường hợp cầu răng trước đó đã bị hở chân răng, bị sâu do quá tải lực thì việc tối ưu cho chịu lực từng răng độc lập là rất quan trọng.

2. Phải nhổ bỏ răng làm trụ cầu

Sau khi tháo cầu răng sứ, nếu trụ răng bị tổn thương nghiêm trọng và không thể bảo tồn thì cần nhổ bỏ để khắc phục. Lúc này kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ phải tiến hành cấy ghép Implant thêm ở vị trí trụ răng mới mất. Có thể tiến hành cấy ghép Implant tức thì ngay khi nhổ răng hoặc chờ khoảng 3 – 4 tháng sau nhổ răng để xương hàm lành lại. 

Cấy ghép Implant tức thì cần xem xét nhiều điều kiện về xương hàm, xương phải tốt, đủ số lượng xương và tần suất mọc không quá dày cũng không quá mỏng. Nếu không sẽ phải tiến hành cấy ghép xương để đảm bảo Implant được giữ vững ổn định. Khi đó sẽ mất thêm chi phí ghép xương khoảng 5-10 triệu đồng. 

Cập nhật lúc: 7:33 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

Nhiệt miệng nổi hạch | Nguyên nhân và những hậu quả khôn lường bạn nên biết

Nhiệt miệng nổi hạch là triệu chứng thường gặp nhưng ít ai biết rằng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm. Trong...

Top  7+ thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả, được dùng phổ biến nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả, được dùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay thì bài viết sau đây sẽ...

Cầu răng sứ là gì? Review làm cầu răng sứ an toàn chuẩn nha khoa

“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Một khuôn răng xinh tươi, đều đặn sẽ là điểm cộng đáng mơ ước giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp....

Thuốc Mofen là gì, liều lượng, cách dùng và tác dụng ra sao?

Thuốc Mofen 400 được sử dụng trong điều trị một số tình trạng đau, bao gồm cả đau bụng kinh và viêm khớp dạng thấp. Vậy thuốc Mofen 400 là...

Cách giảm nhức khi bé mọc răng hàm bị đau cực hiệu quả

Trẻ em ở độ tuổi mọc răng có thể xuất hiện các cơn đau răng liên tục, nhói lên mà không thấy thuyên giảm. Khi bé chảy nước dãi, cáu...

Đau răng dẫn đến đau đầu: Tại sao và những vấn đề tiềm ẩn khác

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như...