Trồng răng sứ không có chân răng và những điều cần chú ý

Nếu bạn rơi vào trường hợp bị mất răng và không còn chân răng, bạn cần phải tìm phương án thay thế răng càng nhanh càng tốt. Thậm chí, chỉ cần có một chiếc răng bị mất cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như răng mọc lệch hay xương hàm bị thoái hóa. Vậy trồng răng sứ không có chân răng như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé! 

Nguyên nhân gây mất chân răng

Có một số lý do tại sao bạn có thể bị mất răng khi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị mất và không thể phục hồi là do viêm nha chu. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: 

  • Do tai nạn.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm. 
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Mắc một số bệnh lý như: Nang bướu xương hàm, ung thư hàm mặt và xương hàm. Xương hàm giữ cho từng chiếc răng được cố định, đó là lý do tại sao xương này không được tiếp xúc với vi khuẩn vì nhiễm trùng có thể gây tổn thương và có khả năng là mất chân răng hoặc mất răng.
  • Viêm nướu: Sự tích tụ của vi khuẩn mảng bám, có thể gây kích ứng nướu. Đây có thể là khởi đầu của bệnh nướu răng, tình trạng đỏ và sưng lên khiến bạn chảy máu khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nếu điều này không được điều trị, nó có thể phát triển sang giai đoạn thứ hai không thể phục hồi là viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.
  • Do bẩm sinh không có răng hoặc chân răng ngay từ khi còn bé. 

Hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của mất chân răng là tính thẩm mỹ. Cách bạn nhìn ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, và hậu quả tâm lý khiến bạn e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người. 

Khi mất răng hoặc mất chân răng sẽ làm tiêu xương ổ răng từ chiều rộng bên ngoài đến chiều cao và cuối cùng là thể tích xương. Chiều rộng của xương giảm 25% trong năm đầu tiên sau khi mất răng và chiều cao tổng thể giảm 4 mm trong vài năm tiếp theo.

Khi xương mất chiều rộng, nó sẽ mất đi chiều cao và mô nướu cũng giảm dần. Khả năng nhai và nói có thể bị suy giảm. Thực phẩm không được nghiền nát sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Sau khi xương ổ răng mất đi, xương hàm cũng bắt đầu tiêu lại. Khoảng cách từ mũi đến cằm giảm dần, khiến một phần ba của khuôn mặt dưới bị sụp xuống một phần. Cằm xoay về phía trước và lên trên, má bị hóp vào. Vậy có những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng nào thường được sử dụng?

Các phương pháp trồng răng khi không còn chân răng

1. Trồng răng khi không còn chân răng bằng phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng cố định, thay thế vĩnh viễn những chiếc răng bị mất bằng những chiếc răng giả. Cầu răng được gắn vào răng ở hai bên khe hở. Chúng được cố định tại chỗ và là một giải pháp răng giả thay thế.

Cầu răng sứ có thể giúp khôi phục nụ cười và không làm bạn cảm thấy mất tự tin. Việc lấp đầy khoảng trống do mất răng để lại cũng rất quan trọng vì nếu khoảng trống không được lấp đầy, các răng xung quanh có thể nghiêng vào khoảng trống và làm thay đổi tư thế nhai. 

Cầu răng sứ có thể tồn tại trong nhiều năm nếu chúng được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chúng có thể bị hỏng, thường là do răng tự nhiên bên cạnh bị sâu hoặc do men răng quá mỏng. Đặc biệt, nếu răng số 7 bị mất sẽ không thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ, do răng số 8 (răng khôn) không thể mài làm trụ cầu.  

Sau một thời gian dài sử dụng (sau 7 – 10 năm) phương pháp này sẽ làm phần nướu bị hõm xuống, khiến răng bị lung lay và lúc này bạn nên đến nha khoa để thay cầu răng mới.

Trồng răng sứ không có chân răng có tốt không?

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

2. Trồng răng mất chân bằng cách dùng hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp được thiết kế có phần mô nướu và răng giả để gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu được làm từ những hợp chất đặc biệt sao cho giống với nướu thật nhất. Phần răng cần thay thế thì được làm từ sứ hoặc kim loại, tất cả các thành phần đều an toàn với sức khỏe.

Hàm giả tháo lắp là một trong số những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng được nhiều người lựa chọn do có chi phí thấp và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng phục hồi một phần chức năng nhai và thẩm mỹ, mà không có hiệu quả quá lớn về lâu dài. 

Hàm giả khó thay thế được chân răng đã mất nên không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Việc vệ sinh hàm giả cũng rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Nếu bạn vệ sinh không kỹ sẽ gây hôi miệng và dẫn tới bệnh sâu răng. Một điều lưu ý là hàm giả dễ bị rơi rớt trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Chúng chỉ có tuổi thọ từ 3 – 5 năm.

CHỈ CÒN CHÂN RĂNG CÓ BỌC ĐƯỢC RĂNG SỨ KHÔNG? - Phòng Khám Nha Khoa Thu Trang

3. Trồng răng sứ không có chân răng bằng cấy ghép Implant

Khác với hai phương pháp trên, cấy ghép Implant là phương án lựa chọn tốt nhất khi mất chân răng. Các bác sĩ sẽ đặt một trụ Titan trực tiếp vào xương hàm của bạn, đóng vai trò như một chân răng nhân tạo để kích thích xương hàm phát triển. 

Khi Implant được đặt đúng vị trí và hợp nhất với xương, một mảnh kết nối gọi là trụ cầu, được đặt lên trên Implant để nâng đỡ mão răng. Cấy Implant chắc chắn có thể mang lại sức nhai và lực cắn giống như răng tự nhiên. Chúng không chỉ ổn định hơn so với các loại răng giả truyền thống mà còn giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. 

Cấy ghép Implant là lựa chọn thay thế răng duy nhất giúp bảo vệ và kích thích sự phát triển của xương hàm. Điều này có thể giúp giữ lại nụ cười tự nhiên nhất cho bạn. Tuổi thọ răng Implant cũng sử dụng được lâu dài lên tới 25 năm, có trường hợp sử dụng được trọn đời.

Cập nhật lúc: 8:26 Sáng , 19/06/2023

Tin liên quan

Giá Trồng Răng Implant Bao Nhiêu Tiền? [Cập Nhật Mới Nhất]

Giá trồng răng Implant tương đối cao, thậm chí còn là lý do khiến nhiều người chưa quyết định thực hiện dịch vụ này. Tuy nhiên, xét về những lợi...

Bọc Răng Sứ Cho Răng Khểnh: Nên hay không? Quy trình và cách chăm sóc

Bọc răng sứ cho răng khểnh có được không là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc khi có răng khểnh. Vậy khi cải thiện thẩm mỹ cho hàm...

Top 14 Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Tình trạng nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu cho người bệnh, vì vậy bất kỳ ai cũng mong muốn nhanh chóng cải thiện căn bệnh này. Trong đó sử...

Giới thiệu tổng quan về Nền tảng Booking Smile

Booking Smile là một nền tảng trực tuyến được thiết kế với mục tiêu kết nối các phòng khám nha khoa, bác sĩ, và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm...

Buổi lễ ký hợp hợp tác giữa Booking Smile và Nha Khoa Vidental

Nha khoa Quốc tế ViDental chính là đơn vị nha khoa đầu tiên mà Booking Smile chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu dấu mốc quan trọng...

10+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant tại Hà Nội Tốt và Uy Tín Nhất

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ cao cùng với sự hỗ trợ của máy móc...