Nhổ răng số 8 bị sâu là giải pháp mà hầu hết bác sĩ nha khoa tư vấn cho bệnh nhân thực hiện khi gặp phải tình trạng này. Quá trình thực hiện bao gồm các bước cụ thể như thế nào, có nguy hiểm không, cần lưu ý những gì,… ắt hẳn nhiều người chưa biết rõ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về việc nhổ răng khôn bị sâu chi tiết nhất.
Nhổ răng số 8 bị sâu nên hay không? Có nguy hiểm không?
Răng số 8 còn có tên gọi là răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc lên khi chúng ta đã ở độ tuổi trưởng thành. Do vị trí của chúng nằm ở góc trong cùng của hàm, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng thường xuyên sẽ tiềm ẩn rất nhiều vấn đề về răng miệng. Một trong số các vấn đề thường gặp nhất chính là răng số 8 bị sâu.
Bản thân răng khôn không đảm nhiệm chức năng ăn nhai nhưng lại gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng nếu gặp vấn đề. Nếu răng số 8 bị sâu bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các triệu chứng như:
- Đau nhức dữ dội có thể dẫn tới sốt, ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hằng ngày.
- Vi khuẩn phá hủy lớp men răng, xâm nhập vào tủy và có thể lan xuống xương hàm dẫn tới viêm tủy và lây lan sang các răng hàm khỏe mạnh bên cạnh.
- Trong một số trường hợp, răng số 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các răng xung quanh.
Chính vì vậy, trong hầu hết trường hợp, các bác sĩ đều đề xuất phương án nhổ răng số 8 bị sâu để tránh những hậu quả về sau. Việc tiến hành nhổ răng khôn sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả ăn nhai của toàn hàm. Nguyên nhân là do việc nhai và nghiền nát thức ăn do răng hàm đảm nhiệm, răng số 8 hầu như không tham gia vào quá trình này.
Thêm vào đó, với công nghệ ngày một tiến tiến hiện nay, việc nhổ răng số 8 cũng nhanh gọn và đảm bảo an toàn hơn rất nhiều. Một số cơ sở nha khoa còn áp dụng công nghệ nhổ răng không đau, giảm thiểu tối đa đau đớn trong quá trình nhổ cũng như thời gian phục hồi. Chính vì vậy, nhổ răng khôn bị sâu không nguy hiểm như một số người vẫn nghĩ.
Quy trình nhổ răng số 8 bị sâu
Quy trình nhổ răng số 8 hàm dưới bị sâu hoặc nhổ răng số 8 hàm trên bị sâu về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, do vị trí khá đặc biệt nên khi các bước tiến hành sẽ phức tạp hơn một chút, yêu cầu nha sĩ có kỹ năng chuyên môn vững vàng.
Xem ngay:
- Khám tổng quát: Ở bước này, bác sĩ sẽ xác định răng bị sâu, tình trạng sâu răng của bệnh nhân. Đồng thời, kiểm tra tổng quát các vấn đề răng miệng và đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành nhổ răng khôn bị sâu an toàn.
- Chụp X – quang: Sau khi đã thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang toàn hàm để xác định hướng mọc, độ dài của chân răng.
- Làm sạch và gây tê: Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng nha vô trùng tuyệt đối, sau đó làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại khu vực cần nhổ để quá trình nhổ răng không gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Nhổ răng: Khi thuốc gây tê bắt đầu phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn. Trước hết, cần dùng dao để rạch phần nướu để mở rộng phẫu trường và làm cho thân răng lộ ra rõ hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kìm để nhổ răng số 8 ra khỏi xương hàm.
- Khâu vết thương và hoàn tất quá trình nhổ: Sau khi chiếc răng khôn bị sâu đã được nhổ bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết thương, làm sạch và đặt bông cầm máu cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau và dặn dò cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng trong những ngày đầu để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Sau khi đã hoàn tất quá trình nhổ răng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
- Bông để cầm máu cần phải được thay thường xuyên mỗi 30 phút và dừng khi máu đã ngừng chảy.
- Không dùng tay hoặc đồ vật tác động lên vết thương sau nhổ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt nhưng chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ
Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng cấm, bạn có thể sẽ gặp phải một số khó khăn trong ăn uống cùng với những cơn đau và ê buốt nhẹ. Sau đây là một số điều cần lưu ý sau khi đi nhổ răng về:
- Nếu tình trạng đau nhức xảy ra, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng giờ uống, lịch uống được khuyến cáo.
- Sau khi nhổ răng, việc ăn uống chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin như sữa chua, pho mát, rau của quả để hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.
- Nên tránh các thực phẩm cứng, dai, có chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ, đặc biệt kiêng các chất thích và đồ uống có cồn.
- Nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng trong vòng từ 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng là cần thiết nhưng đặc biệt lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến khu vực răng số 8 vừa nhổ.
- Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng viêm, đau nhức dữ dội, bạn nên đến phòng khám để kiểm tra.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình nhổ răng số 8 bị sâu và những điều cần lưu ý. Hy vọng rằng những chia sẻ bên trên của chúng tôi đã giúp ích cho quý vị độc giả trong khi tìm hiểu về vấn đề này.
Tham khảo: