Răng khôn mọc lệch luôn là vấn đề nan giải, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc răng hàm mà còn gây ra tình trạng đau nhức. Vậy nên với những trường hợp răng khôn mọc lệch, chúng ta bắt buộc phải loại bỏ để hạn chế tối đa các ảnh hưởng mà chúng gây ra. Vậy nhổ răng khôn gây tê hay mê là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn lời giải đáp chính xác nhất về câu hỏi thắc mắc này.
Lợi ích của việc gây tê và gây mê khi nhổ răng khôn
Răng khôn là chiếc răng số 8 cũng là chiếc răng hàm mọc cuối cùng. Chúng chỉ xuất hiện ở người trưởng thành trong giai đoạn từ 16 – 30 tuổi. Do là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn” nên chúng khi mọc không có đủ không gian, những chiếc răng này thường mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây ra cảm giác đau nhức, vô cùng khó chịu.
Việc loại bỏ răng khôn có thể tác động đến các dây thần kinh, đặc biệt là những chiếc răng khôn mọc ngang, mọc chìm. Những chiếc răng này khi loại bỏ cần phải thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cũng vì điều này mà khi nhổ răng chúng ta phải sử dụng tới thuốc gây mê hoặc gây tê.
Lợi ích của việc nhổ răng khôn gây tê hay mê là để giảm bớt cơn đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau khi thuốc tê, thuốc mê đã có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ răng khôn một cách nhanh chóng và giúp bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn. Bên cạnh đó, nhổ răng khôn gây mê, tê sẽ hạn chế được một số hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra sau khi nhổ.
Khi nào nhổ răng khôn cần gây tê, gây mê?
Nhổ răng thực chất là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, nhưng với răng khôn và răng hàm thì kỹ thuật này phức tạp hơn một chút. Thường thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau vì bác sĩ đã gây tê cục bộ tại vị trí răng cần nhổ. Nhưng với một vài trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ cần gây mê để đảm bảo việc thực hiện được diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Cụ thể:
Trường hợp cần gây tê khi nhổ răng khôn
Phần lớn các bệnh nhân khỏe mạnh, không có vấn đề về huyết áp, tim mạch khi nhổ răng khôn sẽ được gây tê. Bác sĩ chuyên khoa sẽ bôi hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào chỗ răng cần nhổ và đợi trong vài phút để thuốc tê phát huy tác dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình nhổ răng khôn. Lúc này bệnh nhân vẫn đang còn tỉnh và có thể biết hết mọi việc đang diễn ra, chỉ là cảm giác đau trong lúc thực hiện đã được giảm đi rất nhiều hoặc không còn cảm nhận được.
Trường hợp cần gây mê khi nhổ răng khôn
Tuy việc nhổ răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân sẽ được xem xét gây mê để đảm bảo việc nhổ răng khôn diễn ra hiệu quả, an toàn hơn. Cụ thể:
- Bệnh nhân có tâm lý lo sợ, thần kinh không ổn định và thường xuyên cảm thấy căng thẳng,… trường hợp này cần được gây mê khi nhổ để đảm bảo bệnh nhân không có phản ứng tiêu cực nào trong quá trình loại bỏ răng.
- Các bệnh nhân bị dị ứng hay có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê thì cần phải thực hiện bằng phương pháp gây mê. Đây cũng là phương pháp duy nhất giúp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, đau nhức hay làm ảnh hưởng tới các thao tác khi nhổ răng khôn.
- Bên cạnh đó, với những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch phức tạp cần phải thực hiện gây mê để tránh ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Bởi khi gây mê người bệnh sẽ không biết được quá trình nhổ răng như thế nào, từ đó tránh bị ám ảnh tâm lý.
- Ngoài ra những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, suy thận,… đều được bác sĩ chỉ định gây mê. Đồng thời, việc nhổ răng cũng được tiến hành một cách cẩn thận để hạn chế xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Nhổ răng khôn gây tê hay gây mê an toàn hơn
Nhổ răng khôn gây tê hay mê tốt hơn là thắc mắc của không ít người bệnh. Trên thực tế, cả hai phương pháp nhổ răng gây mê và gây tê đều không ảnh hưởng tới sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật nha khoa. Bên cạnh đó, việc gây tê hay gây mê sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, căn cứ vào độ khó, bệnh nền hay tình hình của bệnh nhân để đưa ra quyết định.
Tham khảo:
Sau khi tiến hành gây mê, gây tê, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau đớn, khó chịu, thay vào đó là cảm giác thoải mái hơn. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các thao tác loại bỏ răng một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Với các trường hợp gây mê, chúng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc giảm đau và hạn chế ám ảnh cho người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó tác dụng của thuốc cũng lâu hơn, phải mất một vài giờ sau khi thực hiện bạn mới có thể tỉnh lại. Nhưng nó sẽ cho hiệu quả tốt với các trường hợp cần nhổ nhiều răng cùng lúc.
Mặc dù vậy bạn vẫn cần cân nhắc lựa chọn việc nhổ răng gây tê hay gây mê. Bởi vì sau khi gây tê, bệnh nhân có thể hoàn toàn tỉnh táo và ra về ngay sau khi nhổ răng. Ngược lại với kỹ thuật gây mê, bạn cần có thời gian để hồi sức và chờ cho thuốc mê hết tác dụng. Đồng thời, kỹ thuật này cũng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, vững chuyên môn và kinh nghiệm tốt để đảm bảo việc thực hiện gây mê diễn ra an toàn, hiệu quả.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn gây tê hay gây mê xong các cơn đau sẽ có thể tìm đến khi thuốc hết tác dụng. Để đảm bảo việc chăm sóc cũng như hạn chế các biến chứng tốt nhất, các bạn nên chú ý một số điều cơ bản trong việc chăm sóc răng khôn sau nhổ như sau:
Sau khi nhổ răng khôn gây tê hay mê có thể sử dụng thuốc giảm đau hỗ trợ
Để giúp bệnh nhân có thể phục hồi nhanh chóng sau khi nhổ răng cấm, các bạn cần khoảng 1 – 2 ngày sau đó để ổn định. Trong thời gian này, các cơn đau kèm tình trạng sưng lợi, sốt cao có thể xuất hiện ở một số trường hợp.
Do đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình sinh hoạt. Trường hợp có những dấu hiệu bất thường như sưng hàm, đau nhức liên tục không khỏi hoặc sốt quá cao hãy tới bệnh viện để tái khám, kiểm tra lại.
Chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng
Việc ăn uống sau khi nhổ răng số 8 cần hết sức lưu ý vì điều này ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình vết thương có nhanh lành hay không. Để quá trình phục hồi nướu, các mô xương hàm diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn lỏng, chứa nhiều canxi.
Bên cạnh đó, hạn chế hoàn toàn các thực phẩm dai, cứng và hoa quả nhiều axit như cam, quýt, chanh,… Bạn cũng nên hạn chế dung nạp các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thường sau khi nhổ răng khôn, vết khâu nướu rất nhạy cảm nên cần phải hạn chế đồ ăn quá nóng, quá lạnh để tránh tác động tới vết thương.
Ngoài ra, đồ uống có cồn hay các chất kích thích như thuốc lá nên hạn chế sử dụng trong 3 – 4 ngày sau nhổ răng. Được biết, trong thuốc lá có chứa chất làm co mạch ngoại vi, khiến rối loạn chức năng tế bào, làm giảm nồng độ oxy trong mô nên có thể làm chậm quá trình liền thương.
Sau nhổ răng khôn gây tê hay mê cần có chế độ sinh hoạt khoa học
Vết thương có nhanh lành hay không sẽ phụ thuộc một phần vào chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của người bệnh. Các bác sĩ khuyên rằng, trong lúc nằm nghỉ ngơi bệnh nhân nên kê cao gối để hạn chế các cơn đau. Khi giao tiếp, chỉ nên cười đùa và nói chuyện nhẹ nhàng và tuân thủ nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của các bác sĩ nha khoa trong vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Những ngày đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân không nên hoạt động mạnh, đặc biệt là chơi thể thao hay tập gym, đá bóng. Bởi điều này dễ làm tác động tới vết thương và khiến nó chảy máu trở lại gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi.
Nhìn chung, việc nhổ răng khôn gây tê hay mê không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc lại bỏ răng cần được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Ngoài ra, chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau nhổ cũng cần được quan tâm và thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
Đọc thêm: