Ê buốt răng sau khi trám nguyên nhân là gì? Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này

Sau khi trám răng, nhiều người thường bị ê buốt, khó chịu. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ê buốt cũng như tình trạng sức khỏe của răng mà bạn có thể áp dụng những cách xử lý sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi trám

Trám răng là kỹ thuật dùng những vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. không chỉ giúp nâng cao thẩm mỹ, trám răng còn giúp cải thiện chức năng nhai. 

Nhiều người cho biết, họ thường bị ê răng sau khi trám. Hiện tượng này khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  •  Răng sâu chưa được xử lý: Người có răng sâu là đối tượng trám răng khá nhiều. Việc nạo bỏ sạch sẽ những mô răng bị sâu trước khi thực hiện trám răng là điều rất quan trọng. Vậy nên nếu bác sĩ không xử lý kỹ việc này sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại và phát triển, gây đau nhức sau khi trám.
  • Tủy răng bị viêm: Răng sâu cũng kèm theo tình trạng viêm tủy răng. Nếu bác sĩ không nhận ra tủy răng bị viêm và xử lý kịp thời sẽ khiến sau khi trám răng bị ê buốt, đau nhức. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến xương và gây áp xe răng.
Viêm tủy răng gây ê buốt răng sau khi trám
Viêm tủy răng gây ê buốt răng sau khi trám
  • Dây thần kinh bị kích thích: Ê buốt sau khi trám răng còn do dây thần kinh bị kích thích. Cụ thể là do miếng trám không được xử lý tốt gây chèn ép, tạo ra lực làm dịch ngà của răng di chuyển. Nó sẽ tác động lên dây thần kinh bên trong răng gây đau buốt, ê nhức.
  • Phản ứng vật vật liệu trám răng: Nguyên nhân này sẽ khó kiểm soát được vì cả bác sĩ và người trám răng đều không rõ điều này. Ngoài ra, một số cơ sở sử dụng chất liệu trám răng kém chất lượng cũng có thể gây ê răng.
  • Miếng trám bị hở: Răng bị ê nhức sau khi trám có thể là do miếng trám bị hở. Cụ thể là khi trám, bác sĩ chiếu đèn laser để đông cứng miếng trám, nhưng nếu không cẩn thận có thể làm đổ trám và không đủ nên vết răng hàn bị hở. Điều này sẽ khiến răng đau và ê buốt hơn.

Ngoài ra, nếu bạn không chăm sóc răng kỹ, ăn những thực phẩm quá cứng, thực phẩm có tính axit mạnh, lười chải răng cũng sẽ làm răng dễ bị ê buốt.

Bị ê răng sau khi trám răng có nguy hiểm không?

Mới trám răng xong bị ê buốt là vấn đề bình thường vì lúc này miếng trám chưa ổn định và chưa thích nghi với răng. Lúc này khi gặp phải những tác động bên ngoài sẽ tạo điều kiện để răng đau nhức, ê buốt. Sau 3 – 4 ngày, vết trám sẽ cứng cáp hơn và sự đau nhức, ê buốt sẽ không còn.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

XEM THÊM

Ê buốt răng kéo dài có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm về răng
Ê buốt răng kéo dài có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm về răng

Tuy nhiên nếu sau một thời gian dài mà răng vẫn ê nhức thì có thể vết trám đã gặp vấn đề. Nguyên nhân là do miếng trám bị sứt mẻ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ê buốt. Ngoài ra, những cơn đau nhức do nướu, chân răng hoặc lợi gây ra. Lúc này bạn có thể sẽ bị viêm nướu, đau răng, khó khăn trong ăn uống, nghiêm trọng có thể bị viêm nha chu, viêm tủy răng, tổn thương mô răng và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiêu hóa,…

Cách xử lý ê buốt răng sau khi trám hiệu quả và an toàn

Bạn có thể xử lý nhanh tình trạng ê buốt răng sau khi trám bằng những cách dưới đây:

Trị ê răng tại nhà

Ê buốt răng có thể xử lý tại nhà bằng những biện pháp đơn giản như:

  • Dùng nước muối sinh lý để giúp ức chế hoạt động của virus và hạn chế răng ê buốt bằng cách súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Dùng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh để giảm các giác ê buốt, đau nhức ở răng vừa trám.
  • Giã tỏi hoặc gừng rồi đắp lên răng bị ê buốt để giảm đau, giảm nhức.
  • Dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Tỏi trị bệnh tại nhà khá hiệu quả
Tỏi trị ê buốt răng khá hiệu quả

Chữa ê răng sau khi trám tại cơ sở y tế

Nếu những cách tại nhà không giúp bạn hết ê buốt sau khi trám thì bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín về nha khoa để được bác sĩ kiểm tra. Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân khiến trám răng bị đau nhức và đưa ra phương pháp phù hợp.

  • Nếu miếng trám răng bị hở và tủy viêm chưa được xử lý thì bác sĩ sẽ chụp X quang để kiểm tra chính xác tình trạng viêm nhiễm. Sau đó tháo miếng trám cũ và điều trị tủy, trám răng lại từ đầu.
  • Nếu do vật liệu kém, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ và thay bằng vật liệu có chất lượng tốt hơn, đảm bảo vừa khít và không dẫn nhiệt gây ê buốt.
  • Nếu do bệnh về nha chu thì sẽ kiểm tra tổng quát và điều trị dứt điểm nguyên nhân đau nhức, trám răng lại từ đầu.

Chữa ê răng sau khi trám ở đâu tốt?

Để tránh gặp phải tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám, ngay từ đầu bạn nên lựa chọn những cơ sở khám chữa răng uy tín, chất lượng cao. Ngoài ra, nếu đau nhức răng sau khi trám bạn cần đến những địa chỉ uy tín để được xử lý. Ví dụ như:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương ở thủ đô Hà Nội.
  • Khoa Răng của Bệnh viện Quân đội 108 ở Hà Nội.
  • Nha Khoa Vidental – Trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Khoa Răng của Bệnh viện Đà Nẵng.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương ở HCM.
  • Khoa Răng của Bệnh viện Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh.

Chế độ ăn uống khi trám răng để tránh bị ê buốt răng

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả trám răng. Để tránh ê buốt răng, người bệnh nên chú ý bổ sung những thực phẩm sau:

  • Ăn những thức ăn có độ mềm, dễ nuốt như cháo súp. Ăn rau củ quả luộc nhừ, hạn chế ăn đồ chiên xào.
  • Ăn trái cây có tính mát, dễ nhai. Có thể dùng nước ép rau củ quả để tạo cảm giác lạ miệng, dễ uống.
  • Uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho răng và cơ thể.
  • Thịt nên xay nhỏ để dễ ăn hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm đau nhức, ê buốt răng
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm đau nhức, ê buốt răng

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm sau vì nó không tốt cho răng miệng, đặc biệt là khi vừa trám xong.

  • Đồ ăn quá cứng và dai, gây nhiều áp lực lên răng.
  • Thực phẩm có hạt và xương có thể gây sứt mẻ miếng trám.
  • Đồ ăn quá lạnh hoặc quá lạnh cũng không tốt cho người mới trám răng.
  • Thức ăn ngọt, nhiều đường.

Lưu ý: Sau khi trám răng, trong vòng 2 giờ, bạn không nên ăn gì để giúp cố định miếng trám.

Phòng ngừa ê buốt răng sau khi trám hiệu quả

Để tránh đau nhức, ê buốt răng sau khi thực hiện trám, bạn nên chú ý:

  • Thực hiện chà răng nhẹ nhàng trên răng và nướu để không gây tổn thương.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn cũng như những vi khuẩn gây viêm nhiễm, có hại cho răng.
  • Súc miệng sau khi ăn những thực phẩm chứa nhiều axit để không làm mòn men răng.
  • Thực hiện ăn uống nghỉ ngơi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sau khi trám.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn để giảm đau.
  • Nếu có hiện tượng bất thường thì nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để khám lại.

Trám răng là kỹ thuật được nhiều người sử dụng gần đây. Tỷ lệ người bị ê buốt răng sau khi trám cũng không phải là ít. Bạn có thể xử lý được tình trạng này nếu áp dụng đúng phương pháp. Điều quan trọng là cần thực hiện tại những địa chỉ uy tín để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật lúc: 7:00 Chiều , 03/06/2021

Tin liên quan

Ê răng sau khi cạo vôi: Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Rất nhiều người sau khi cạo vôi răng gặp phải tình trạng răng bị ê buốt. Đây là hiện tượng không quá nguy hiểm và có thể xử lý được...

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Đau răng nổi hạch ở cổ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn khiến người bệnh...

6 thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng

Đau nhức răng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bởi vậy, việc thăm khám nha...

Đau nhức răng về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đau nhức răng về đêm khiến không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Bởi vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn...

Đau răng dẫn đến đau đầu nguy hiểm hay không? Khắc phục ra sao?

Đau răng dẫn đến đau đầu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có nguy...

Đau răng khi nhai thức ăn vì sao khởi phát? Khắc phục thế nào?

Đau răng khi nhai thức ăn không chỉ cản trở quá trình ăn uống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *