Đau răng khi nhai thức ăn vì sao khởi phát? Khắc phục thế nào?

Đau răng khi nhai thức ăn không chỉ cản trở quá trình ăn uống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy bạn cần nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này để có thể chủ động bảo vệ mình trong mọi tình huống.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau răng khi nhai thức ăn

Đau nhức răng khi nhai thức ăn có thể biểu hiện ở nhiều mức độ. Đôi khi đây chỉ là một cảm giác thoáng qua hoặc kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơn đau răng khởi phát khi ăn nhai hay ngay cả lúc bình trường, trong đó phổ biến nhất là:

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng ê răng nhai khi nhai. Đây chính là bệnh lý răng miệng cực kỳ phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Sâu răng trong thời gian đầu sẽ không gây đau. Bạn chỉ phát hiện bệnh lý này thông qua các đốm đen bất thường trên bề mặt răng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu này sẽ ăn sâu vào tủy răng, tạo nên các cơn đau nhức, ê buốt răng thường xuyên, nhất là khi nhai thức ăn.

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...
Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng khi nhai thức ăn
Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng khi nhai thức ăn

Chấn thương răng

Khi răng bị chấn thương gây nứt, vỡ, mẻ và thậm chí là bị gãy thì chắc chắn bạn sẽ có cảm giác đau răng khi nhai thức ăn cứng, chua hay lạnh. Bởi lúc này, phần ngà răng – bộ phận nhạy cảm nhất trên răng đã bị lộ ra ngoài, không còn được bảo vệ bởi lớp men răng.

Đáng chú ý, các chấn thương răng nếu không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn cũng một số tác nhân gây hại khác có thể xâm nhập được vào tủy răng. Lúc này, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng, viêm tủy và thậm chí là nhiễm trùng máu.

Mòn men răng quá mức

Theo thời gian, răng của con người sẽ bị mòn đi do ma sát khi ăn nhai. Như vậy, tuổi càng cao cũng đồng nghĩa với việc răng bị mài mòn càng nhiều.

Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố đẩy nhanh quá trình mài mòn răng, chủ yếu đến từ thói quen chăm sóc răng miệng của bạn. Những hành động như đánh răng quá nhiều lần mỗi ngày, chải răng theo chiều ngang, tật nghiến răng hay dùng răng cắn vật cứng là cực kỳ không tốt. Bởi chúng sẽ làm tăng lực ma sát, vậy nên răng cũng bị mài mòn nhanh hơn.

Các vị trí mà răng dễ bị mài mòn nhất là chính là khu vực cổ răng và mặt nhai của răng. Biểu hiện dễ nhận thấy là răng bị biến dạng thành hình chén hoặc miệng núi lửa, ngà răng có màu vàng hay răng trở nên nhẵn hơn, không còn các khe nữa.

Răng nhai bị mòn quá mức sẽ gây cảm giác đau răng khi nhai thịt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Tình trạng này cần được khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh về lợi hoặc các mô xung quanh răng

Lợi răng khi bị bệnh sẽ sưng phồng, có màu tím hoặc đỏ thẫm. Đặc biệt bộ phần này còn rất dễ chảy máu khi bị tác động bởi việc ăn uống, chải răng hay dùng chỉ nha khoa… Một số trường hợp viêm lợi còn có thể hình thành các ổ mủ ở giữa răng và nướu.

Khá nhiều người có cảm giác đau răng khi bị viêm lợi, đặc biệt là lúc nhai thức ăn
Khá nhiều người có cảm giác đau răng khi bị viêm lợi, đặc biệt là lúc nhai thức ăn

Viêm lợi nếu không được điều trị thì theo thời gian, các mô bên dưới răng cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới chứng viêm nha chu, tụt lợi, tiêu xương ổ răng. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là răng bị yếu dần, lung lay và rụng đi.

Răng của người bị viêm lợi sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Cụ thể là chúng rất dễ bị đau nhức, ê buốt khi nhai thức ăn. Bên cạnh đó, sự suy giảm kích thước của mô lợi có thể làm lộ chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây sâu răng, viêm tủy.

Như vậy có thể thấy, hiện tượng đau răng khi nhai thức ăn trong bất cứ trường hợp nào đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa đó là:

  • Chăm sóc răng miệng không thường xuyên và đúng cách.
  • Chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Cách chữa đau răng khi nhai thức ăn

Dù khởi phát do nguyên nhân nào thì tình trạng đau răng khi nhai thức ăn cũng được khắc phục sớm. Theo các chuyên gia răng miệng, cơn đau răng chỉ khỏi dứt điểm khi bạn được điều trị theo một lộ trình cụ thể tại bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số mẹo dân gian giúp giảm cảm giác đau răng tức thì tại nhà.

Mẹo dân gian giảm đau răng khi nhai thức ăn cứng

Một số mẹo đơn giản ngay tại nhà giúp bạn đẩy lùi tình trạng đau nhức răng khi nhai thức ăn bao gồm:

Súc miệng nước muối giảm ê răng khi nhai

Muối biển chính là vị thuốc thần kỳ giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch của con người. Đáng chú ý, nguyên liệu này khi được dùng để súc miệng sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng đau răng, viêm lợi. Bởi các thành phần chứa trong muối sở hữu đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng.

XEM THÊM

Súc miệng nước muối giúp giảm đau răng tức thì
Súc miệng nước muối giúp giảm đau răng tức thì

Các nhà khoa học còn phát hiện ra một điều hết sức thú vị về muối biển. Cụ thể là trong muối có tới hơn 60 loại chất khoáng có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Pha 1 muỗng cà phê muối biển vào 1 cốc nước ấm rồi khuấy đều.
  • Sử dụng nước muối để ngậm và súc miệng trong khoảng 3 – 5 phút, ngày thực hiện 3,4 lần là được.

Dùng túi trà bạc hà giảm đau răng

Bạc hà sở hữu đặc tính mát và có tác dụng gây tê cực mạnh. Ngoài ra, loại lá cây này còn chứa chất tanin, đây là một chất kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu nghiệm. Do đó, người ta thường sử dụng túi trà bạc hà để ngậm nhằm làm dịu cảm giác đau, kích ứng do viêm nhiễm tại các bộ phận trong khoang miệng, đặc biệt là răng và lợi.

Cách thực hiện:

  • Cho túi trà bạc hà đã sử dụng vào ngăn đông của tủ lạnh.
  • Khi túi trà bạc hà đã lạnh thì hãy ngậm nó bên phía chiếc răng bị đau để giảm cảm giác khó chịu.
  • Áp dụng cách trên khoảng 3,4 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.

Ngậm hành tây giảm đau răng

Hành tây có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt. Bởi vậy nếu sử dụng nguyên liệu này đúng cách, các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe cho răng miệng sẽ bị loại bỏ hiệu quả.

Hành tây sở hữu đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt nên có thể giúp bạn thuyên giảm triệu chứng đau răng
Hành tây sở hữu đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt nên có thể giúp bạn thuyên giảm triệu chứng đau răng

Hành tây sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn dùng để ngậm trực tiếp. Bởi nguyên liệu này có chứa hợp chất lưu huỳnh, khi chất này tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo thành axit sunfuric giúp gây tê và giảm đau răng, lợi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa củ hành tây rồi đem đi rửa sạch, thái lát.
  • Ngậm và nhai hành tây trong miệng cho tới khi mùi nồng của nguyên liệu này biến mất hoàn toàn.
  • Tiếp tục nhai thêm một vài lát khác cho đến khi cảm giác đau răng đã thuyên giảm đáng kể.

Giảm đau răng tức thì bằng cách chườm khăn lạnh

Chườm đá được đánh giá là cách giảm đau răng đơn giản nhất nhưng hiệu đạt hiệu quả cực cao. Nhất là khi cơn đau răng kèm theo triệu chứng sưng má. Hơi lạnh tỏa ra từ đá sẽ giúp gây tê tại chỗ, ngăn ngừa dây thần kinh truyền tín hiệu đau tới não bộ.

Cách thực hiện:

  • Cho một bát đá viên nhỏ vào túi vải.
  • Áp tủi đá lên vùng má bên phía răng bị đau trong 20 phút. Nếu cảm thấy quá lạnh thì bạn hãy nghỉ 1,2 phút rồi chườm tiếp.
  • Lặp lại các trên nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 1,2 tiếng.

Điều trị đau răng khi nhai thức ăn tại nha khoa

Việc tới bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để điều trị đau nhức răng khi nhai là cần thiết. Bởi chỉ tại đây, các nguyên nhân khiến răng bị đau mới được khắc phục một cách triệt để, an toàn và nhanh chóng nhất.

Muốn khắc phục triệt để tình trạng đau răng khi nhai thức ăn, bạn cần tới phòng khám nha khoa
Muốn khắc phục triệt để tình trạng đau răng khi nhai thức ăn, bạn cần tới phòng khám nha khoa

Dựa vào nguyên nhân gây đau răng khi nhai cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nha sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng tại nhà.

Một số phương pháp điều trị đau răng tại nha khoa được áp dụng đối với từng nguyên nhân là:

Đau răng do sâu răng, viêm tủy

Trong trường hợp sâu răng chưa lây lan đến tủy thì phương pháp điều trị khá dễ dàng. Cụ thể là bác sĩ chỉ cần loại bỏ các lỗ sâu bằng kỹ thuật trám răng.

Ngược lại, khi vết sâu đã lây tới vùng tủy răng thì bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm bước điều trị tủy. Quá trình điều trị tủy chính là rút tủy răng, bao gồm những công đoạn cơ bản sau:

  • Loại bỏ sạch tủy răng, kể cả các dây thần kinh cũng như mạch máu bên trong răng.
  • Vệ sinh, sát khuẩn khu vực bên trong của răng sau đó hàn lại bằng vật liệu trơ.

Đau răng khi nhai thức ăn cứng do mắc bệnh về nướu

Phương pháp khắc phục cơn đau răng do bệnh về nướu khá đơn giản và nhanh chóng. Cụ thể, tùy vào mức độ bệnh mà bạn có thể được chỉ định một trong những cách điều trị như lấy cao răng, rạch áp xe răng, hút mủ và đánh bóng bề mặt răng.

Tại phòng khám nha khoa, mọi nguyên nhân gây đau răng đều được bác sĩ khắc phục triệt để
Tại phòng khám nha khoa, mọi nguyên nhân gây đau răng đều được bác sĩ khắc phục triệt để

Ê răng khi nhai do chấn thương

Tùy vào tình trạng sứt, mẻ hay tổn thương khác trên rằng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Răng chỉ bị sứt, mẻ nhẹ: Trám răng.
  • Răng bị mẻ nhiều hoặc gãy: Bọc răng sứ thẩm mỹ.
  • Trường hợp răng bị thương tổn nặng, không thể phục hình: Nhỏ bỏ răng và trồng răng giả tháo lắp hoặc cấy ghép Implant.

Chữa đau răng khi nhai thức ăn ở đâu tại Hà Nội?

Chữa đau răng ở đâu là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Bởi đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc bệnh có được điều trị nhanh chóng, dứt điểm hay không.

Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên chọn các địa chỉ nha khoa sở hữu các đặc điểm như sau:

  • Có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực nha khoa được Sở Y tế cấp phép.
  • Có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về răng miệng từ đơn giản đến phức tạp.
  • Máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thăm khám và điều trị các bệnh về răng miệng được trang bị đầy đủ, hiện đại.
  • Phòng khám nha khoa sạch sẽ, tuân thủ quy định về phòng chống dịch bệnh covid 19.
  • Địa chỉ nha khoa nhận được nhiều phản hồi tốc từ khách hàng, giới truyền thông.
Người bệnh nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được chữa trị đau nhức răng
Người bệnh nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được chữa trị đau nhức răng

Như vậy, một số địa chỉ nha khoa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên mà bạn nên lựa chọn để điều trị đau răng khi nhai thức ăn là:

  • Vidental Care ( Trung tâm tâm Nha khoa điều trị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam).
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội – Địa chỉ điều trị các bệnh lý về răng miệng nổi tiếng nhất miền Bắc.
  • Khoa Răng Hàm Mặt trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Chế độ ăn uống cho người bị đau răng khi nhai thức ăn

Khi bị đau răng khi nhai, một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác khó chịu cho bạn. Bên cạnh đó, điều này cũng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh, nhờ đó mà cơn đau răng cũng nhanh chóng biến mất.

Thực phẩm mà người bị đau răng khi ăn nhai nên ăn:

  • Đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, chẳng hạn như các món hầm, súp, cháo.
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi hay vitamin D tốt cho sức khỏe răng miệng như cá, trứng, phô mai, sữa chua,…
  • Hoa quả, rau xanh chứa nhiều chất xơ như cà rốt, rau diếp cá, bưởi, cam, chanh, hạnh đào,….

Thực phẩm nên kiêng khi bị đau răng khi nhai:

  • Đồ ăn vặt gồm bánh kẹo, mứt, bánh quy,… có chứa rất nhiều đường, dễ bị dắt vào răng làm cơn đau nhức răng trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế tinh bột, nhất là đồ nếp.
  • Các loại thực phẩm có đặc tính cay, nóng hoặc quá chua dễ làm kích ứng niêm mạc miệng.
  • Đồ ăn quá dai hoặc cứng khiến răng phải dùng lực mạnh để nhai.
  • Đồ uống có gas, chứa cồn luôn không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Một số thực phẩm cần kiêng khi bị đau răng
Một số thực phẩm cần kiêng khi bị đau răng

Biện pháp phòng tránh đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả

Bạn có thể ngăn ngừa tốt chứng đau răng khi nhai thông qua những biện pháp đơn giản như sau:

  • Đánh răng sạch sẽ ít nhất hai lần mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Tuyệt đối không đánh răng quá lâu hay dùng lực mạnh khi chải răng. Điều này sẽ khiến lớp men răng nhanh bị mài mòn hơn.
  • Đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi ăn các thực phẩm nhiều đường như kẹo, mứt, bánh ngọt… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các đồ ăn này để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
  • Uống nhiều nước lọc để cơ thể có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn chính để loại bỏ hiệu quả các các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ tại địa chỉ nha khoa uy tín trung bình 6 tháng một lần.
  • Chú ý đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi tham gia chơi các môn thể thao cần vận động mạnh.
  • Sử dụng máng chống nghiến nếu như bạn đang có tật nghiến răng.

Đau răng khi nhai thức ăn dù khởi phát từ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Bởi vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy tới phòng khám nha khoa để được tư vấn và điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng nguy hại về sau.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật lúc: 9:00 Sáng , 05/06/2021

Tin liên quan

Đau răng dẫn đến đau đầu nguy hiểm hay không? Khắc phục ra sao?

Đau răng dẫn đến đau đầu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có nguy...

Đau nhức răng về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đau nhức răng về đêm khiến không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Bởi vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn...

Ê buốt răng sau khi trám nguyên nhân là gì? Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này

Sau khi trám răng, nhiều người thường bị ê buốt, khó chịu. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ê buốt cũng như...

Đau răng sưng má: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả

Tình trạng đau răng sưng má cần khắc phục kịp thời để tránh các các biến chứng về sau cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống. Bài viết sau...

Bị ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Ê buốt răng là tình trạng mà nhiều chị em sau khi sinh gặp phải. Việc răng gặp vấn đề sẽ khiến phụ nữ khó ăn uống hơn và việc...

13 bài thuốc chữa đau răng đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Đau răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, tình trạng này còn để lại khá nhiều biến...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *