Ê buốt răng có thể khởi phát do nhiều lý do. Bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, sâu răng. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua những thông tin hữu ích về các cách nhận biết và khắc phục hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.
Ê buốt răng là gì?
Tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Thực tế, răng bị ê buốt thường thuộc nhóm nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Đây là tên gọi của hiện tượng quá cảm ngà khi gặp tác động nhiệt hoặc một số yếu tố từ bên ngoài.
Khi ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều acid sẽ khiến bạn có cảm giác ê buốt răng. Tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài không lâu, chỉ khởi phát theo từng cơn. Nếu răng đau nhức, ê buốt kéo dài, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nha khoa nguy hiểm.
Ê buốt răng là bệnh gì? Top 8 nguyên nhân ê buốt răng cần lưu ý
Ê buốt răng rất dễ khởi phát do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguy hiểm hơn, đây tình trạng này có thể xuất phát từ các tổn thương do bệnh lý nha khoa gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân bị ê buốt răng phổ biến mà bạn không nên bỏ qua.
Ê buốt răng do chấn thương
Cấu trúc của răng khá phức tạp gồm nhiều lớp khác nhau. Trong đó, lớp ngoài cùng được gọi là men răng. Đây là bộ phận có độ cứng ổn định và xếp vào nhóm cao nhất trong cơ thể. Sau đó là một lớp mô khoáng hóa mềm và xốp hơn được gọi là ngà răng. Những ống ngà siêu nhỏ mang theo tế bào tạo cảm giác chính là những yếu tố hàng đầu quyết định tới cảm giác của răng. Cuối cùng là phần tủy răng chứa đựng mạch máu nuôi dưỡng và dây thần kinh cho răng.
Chính vì vậy, dưới tác động vật lý, áp lực mạnh sẽ khiến cho lớp men bị tổn thương, lộ ra ngà răng. Khi đó nhiệt độ và các yếu tố gây kích thích sẽ tác động trực tiếp tới phần này cùng với hệ thống thần kinh tủy răng, khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức kéo dài.
Răng bị ê buốt do cao răng
Thức ăn thừa còn sót lại sau khi vệ sinh răng cùng với vi khuẩn chính là những nguyên nhân chính hình thành nên mảng bám (cao răng). Nếu cao răng tích tụ lâu ngày có thể làm mòn men răng. Do thành phần không chứa các tế bào tự tái tạo nên không có khả năng khôi phục như ban đầu. Khi đã mất đi lớp bảo vệ, các cấu trúc bên trong sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Bên cạnh đó, không ít trường hợp đau răng ê buốt sau khi lấy cao răng. Trên thực tế, quá trình làm sạch mảng bám bằng khí cụ nha khoa có khả năng gây tác động tới các đối tượng có răng nhạy cảm. Việc tác động lực trong thời gian nhất định có thể khiến bạn cảm thấy ê răng từ 1 – 3 tiếng sau đó, kèm theo chảy máu kẽ răng trong lúc điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng phụ không đáng lo ngại.
Đau răng ê buốt do sâu răng
Sâu răng là căn bệnh nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng vi khuẩn gây tổn thương mô cứng của răng, suy giảm diện tích phần thân do quá trình phá hủy khoáng hóa. Từ đó tạo thành mảng bám và các lỗ nhỏ có màu đen. Sâu răng nghiêm trọng có thể lây lan sang các răng bên cạnh và ăn sâu vào tủy, gây viêm, chết tủy, dẫn tới cảm giác đau nhức dữ dội.
Bên cạnh đó, thói quen ăn ngọt sẽ vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn chuyển hóa, sinh sôi và tiếp tục gây bệnh ở bề mặt răng.
Ê buốt răng sau khi trám
Để khắc phục các lỗ sâu trên bề mặt răng, nha sĩ sẽ tiến hành phương pháp trám răng. Đây là kỹ thuật điều trị khá phổ biến và đơn giản, trong đó bác sĩ sử dụng một lớp vật liệu nhân tạo gần giống men răng lấp đầy khoảng trống do vi khuẩn gây ra. Thực trạng ê buốt răng có thể xảy ra trước, trong và sau khi trám răng, do một số nguyên nhân như:
- Ê buốt răng sau khi trám do tay nghề nha sĩ
- Bị ê răng sau khi trám do vết trám hở
- Vết sâu chưa được nạo sạch, tạo môi trường cho vi khuẩn tiếp tục sinh trưởng.
- Viêm tủy không được điều trị triệt để.
- Áp lực nén ép vật liệu vào hốc răng sâu gần xoang hàm làm chuyển dịch ngà trong ống, gây cảm giác ê buốt.
- Để làm khô và cố định vật liệu bên trong hốc sâu, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn laser. Tuy nhiên nếu chiếu quá lâu hoặc cường độ quá mạnh có thể tạo ra cảm giác ê răng nhẹ trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân bị ê buốt răng do tụt nướu
Phần nướu là cấu trúc mô mềm bên dưới phần chân răng, có màu hồng nhạt bao bọc quanh xung quanh nhằm bảo vệ dây thần kinh của răng. Dưới sự tác động của tuổi tác hoặc các bệnh lý nha khoa, phần mô nướu sẽ bị mòn, tụt nướu và gây lộ nhiều phần thân răng. Khi đó, răng sẽ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài hơn.
Tẩy trắng răng gây ê buốt
Màu sắc răng của mỗi cá nhân thường khác nhau. Nếu thói quen sống không khoa học, thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm có chất tạo màu sẽ gây ra tình trạng xỉn men răng, giảm tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, các biện pháp tẩy trắng răng cấp tốc đã trở thành sự lựa chọn được nhiều người ưa chuộng. Phổ biến nhất có thể kể đến kỹ thuật chiếu laser và sử dụng máng.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào màu sắc răng bẩm sinh, thói quen vệ sinh và sự phù hợp của kỹ thuật tẩy trắng. Không ít trường hợp gặp phải tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng.
Đối với phương pháp tẩy răng dùng máng, mỗi người sẽ ngậm một máng bằng nhựa plastic mềm, có chứa chất gel tẩy trắng, được thiết kế riêng. Tuy nhiên, việc đeo dụng cụ trong thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt khi thuốc tác dụng và hiệu quả thường không lâu dài.
Còn phương pháp tẩy trắng sử dụng ánh sáng laser đòi hỏi chi phí cao hơn, đem lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 lần áp dụng mà không thay đổi cấu trúc men răng hay ngà răng. Tuy nhiên nếu thời gian chiếu đèn quá lâu hoặc lượng thuốc sử dụng vượt mức an toàn vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ê răng,
Chải răng quá mạnh có thể gây ê buốt răng
Vệ sinh răng đúng cách là thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng lại bị không ít người bỏ qua. Để làm sạch toàn diện răng miệng và mảng bám, bạn cần chọn loại bàn chải phù hợp, chải đều từ ngoài vào trong, không quên những khu vực bị khuất như răng hàm.
Tuy nhiên, nếu bạn chải răng quá mạnh, thậm chí gây chảy máu nướu, đặc biệt là sau khi tẩy trắng răng, điều trị sâu hoặc viêm tủy sẽ gây ra cảm giác ê buốt bất thường.
Tật nghiến răng
Thói quen nghiến răng trong thời gian dài khi ngủ có thể làm bào mòn lớp men răng. Một số trường hợp sẽ vô tình nghiến răng như phản xạ có ý thức khi tâm lý căng thẳng. Điều này đã làm cho phần ngà răng dễ bị tổn thương hơn bình thường. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân dẫn tới rối loạn thái dương hàm, lệch khớp cắn và thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
Cách khắc phục ê buốt răng
Tình trạng răng ê buốt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên chủ động tới thăm khám nha sĩ để được xác định rõ nguồn gốc cơn đau và qua đó đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Điều trị ê nhức răng bằng y học hiện đại
Đối với các trường hợp ê buốt răng do bệnh lý nha khoa, bạn không nên chủ quan hoặc tự ý mua thuốc uống. Để tránh tác dụng phụ và biến chứng, cách tốt nhất là đến thăm khám nha khoa kịp thời.
- Ê buốt răng do va đập: Dựa vào mức độ tổn thương bề mặt răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khôi phục phù hợp, đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ, thường là cầu răng sứ hoặc trám lỗ hổng. Trường hợp không thể bảo tồn răng, bạn buộc phải tiến hành trồng răng mới sớm nhất có thể để tránh tình trạng tụt lợi.
- Đau răng ê buốt do trám răng: Nếu trám răng xong bị ê buốt kéo dài, rất có thể vết trám bị hở, hoặc tủy viêm chưa được loại bỏ hết, tạo ra khoảng trống cho vi khuẩn sinh sôi. Khi đó, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vật liệu trám cũ, điều trị triệt để và lấp các lỗ hổng bằng vật liệu mới.
- Đau răng ê buốt do tẩy trắng răng: Trường hợp ê răng sau khi tẩy trắng, bạn nên thông báo tới nha sĩ để giảm liều lượng thuốc, giãn khoảng cách giữa các đợt hoặc thời gian chiếu laser lại.
Mẹo dân gian giảm ê buốt răng
Những phương pháp sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên thường phù hợp với đối tượng mắc ê răng do tác dụng phụ của quá trình điều trị nha khoa, không có nhiều biến chứng đáng lo ngại.
- Lá trà xanh: Bên trong lá trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Ngoài ra axit tannic cũng làm giảm cảm giác đau nhức. Bạn có thể sử dụng nước lá trà xanh hoặc nhai một vài lá và ngậm trong 5 phút. Lặp lại thói quen này hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh chóng.
- Gừng tươi làm giảm ê buốt răng: Gừng có đặc tính ấm, vị cay nồng giúp kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn và giảm cảm giác đau nhức. Bạn có thể đập nhỏ gừng và ngậm trực tiếp vào vùng bị đau hoặc dùng để hãm trà với mật ong.
- Bài thuốc giảm ê buốt từ nghệ: Thành phần của nghệ chứa hàm lượng hợp chất curcumin dồi dào có tác dụng giảm cơn ê buốt của răng. Bạn có thể thoa trực tiếp tinh bột nghệ lên răng hoặc trộn hỗn hợp gồm 1 thìa bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt. Sau đó thoa lên nướu và để im trong khoảng từ 3 – 5 phút, súc miệng lại với nước ấm.
Đông y giảm đau nhức
Thay vì lạm dụng các sản phẩm giảm đau tiềm ẩn tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo những bài thuốc an toàn tới từ y học cổ truyền.
- Bài 1: Sử dụng ngưu bàng tử, hạ khô thảo, bạc hà, kim ngân hoa, bồ công anh, gai bồ kết sắc với 400ml nước. Sử dụng ngày 2 lần sáng tối, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài 2: Đối với các trường hợp ê buốt răng có kèm theo dấu hiệu viêm nướu, viêm nha chu hoặc mùi hôi miệng, bạn nên kết hợp các thảo dược như sinh địa, sa sâm, kỷ tử, huyền sâm, kim ngân hoa, ngọc trúc, thăng ma, bạch thược. Đem những nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 500ml nước, chia đều ngày 2 lần uống.
Địa chỉ thăm khám đau răng ê buốt
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, sự xuất hiện của các cơn đau có thể xuất phát từ những sai sót trong quá trình điều trị. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ này, bạn cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn cơ sở khám chữa:
- Nha Khoa Quốc Tế Á Châu: Phòng khám nha khoa Quốc Tế Á Châu quy tụ rất nhiều nha sĩ hàng đầu, được đào tạo chuyên sâu với cơ sở vật chất tiên tiến nhất hiện nay. Khi đến với phòng khám bạn sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc chất lượng cao với bảng giá công khai, minh bạch cùng nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội: Nơi đây là đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế, đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo nhiều cán bộ nha khoa. Bệnh viện được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại cùng nhiều chuyên khoa giúp bạn khắc phục toàn diện nguyên nhân gây ê buốt răng.
- Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp: Đến nay, phòng khám đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Nhờ không ngừng cập nhật các giải pháp mới, công nghệ tiên tiến với những bác sĩ có tay nghề cao, nơi đây đảm bảo cung cấp tới khách hàng những dịch vụ nha khoa tốt nhất hiện nay.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Thông thường, ê buốt răng thường không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể tái phát bất cứ khi nào. Chính vì vậy, độc giả không nên bỏ qua những lời khuyên bổ ích giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng như:
- Đánh răng nhẹ nhàng, toàn diện với loại bàn chải phù hợp ngày từ 2 – 3 lần.
- Sau khi đánh răng, bạn có thể sử dụng tiếp nước súc miệng có thành phần thảo dược để loại bỏ triệt để vi khuẩn còn sót lại.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, acid có nguy cơ bào mòn men răng.
- Kiểm soát thói quen nghiến răng, nếu bạn bị tình trạng này trong khi ngủ, nên tới thăm khám nha sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
- Lựa chọn cơ sở y tế phù hợp để điều trị nhằm tránh nguy cơ biến chứng sau này.
Ê buốt răng là vấn đề phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Tùy theo mức độ đau nhức, thời gian biểu hiện, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế, đồng thời duy trì lối sống khoa học.