Men răng: Cấu tạo, vai trò và các bệnh lý thường gặp không nên chủ quan

Men răng được đánh giá là cấu trúc vững chắc nhất của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, đem lại cho bạn nụ cười tự tin. Tuy nhiên, dưới những tác động từ bên ngoài hoặc vi khuẩn trong khoang miệng, bộ phần này có thể bị suy yếu, gây ra tổn thương nghiêm trọng.

Men răng là gì? Thông tin chi tiết

Men răng là một phần vô cùng quan trọng của răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung. Cùng với phần ngà răng, lớp phủ chứa canxi bao kín chân răng, tủy, đây là một trong bốn mô lớn cấu tạo nên răng.

Men răng là một phần vô cùng quan trọng của răng miệng
Men răng là một phần vô cùng quan trọng của răng miệng

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là phần chắc khỏe nhất cơ thể. Trên thực tế, lớp phủ tự nhiên của răng này có hàm lượng khoáng tự nhiên “khổng lồ”, đạt 5 điểm trên thang độ cứng Mohs – mức độ cứng hơn cả bạc và thép.

Chính điều đó đã giúp tạo nên lớp bảo vệ đặc biệt, giúp răng sáng khỏe. Tuy nhiên, dưới tấn công của vi khuẩn, thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng sai cách, các bệnh lý liên quan hoàn toàn có thể xuất hiện, gây tổn hại tới sức khỏe.

Mặc dù có độ khoáng lớn với độ cứng vượt trội, nhưng cấu trúc này lại không có khả năng tái tạo. Do thành phần không có tế bào sống nên một khi bị tổn thương, chúng hoàn toàn không có có cách nào khôi phục lại như ban đầu.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Cấu tạo của men răng

Thành phần cấu tạo nên men răng gồm những tinh thể canxi phốt phát dài mảnh, được sắp xếp nằm sát cạnh nhau. Bên cạnh đó, lớp phủ này của răng còn chứa tới 96% muối khoáng, còn lại là nước, vật liệu hữu cơ.

Khả năng chống lại sự bào mòn acid, kiềm và nhiệt độ được cấu thành nhờ vào hai chất là Canxi và Fluor. Trong đó, Fluor là một hợp chất dinh dưỡng hỗ trợ tái khoáng, tạo ra lớp phủ bề mặt vững chắc, thúc đẩy quá trình canxi hóa răng.

Màu sắc bình thường của men răng có thể khác nhau, trải dài từ vàng nhạt tới xám trắng, nửa trong suốt. Trên thực tế, màu sắc của răng phụ thuộc rất nhiều vào màu ngà răng, vật liệu bên dưới. Chính vì vậy, răng bẩm sinh của mỗi cá nhân thường không giống nhau. Điều này có thể xảy ra ngay ở các răng ở vị trí khác nhau, những chiếc không có ngà răng nằm dưới men sẽ có sắc xanh nhiều hơn.

Vai trò của men răng

Men răng có vai trò như một lớp phủ bên ngoài, bảo vệ cấu tạo, phần mềm bên trong răng. Lớp men này tuy mỏng, có độ chắc cao nhưng lại tương đối dẻo dai và khó bị tác động nhất trong cơ thể. Vai trò chính của lớp bảo vệ này chính là:

Men răng có vai trò như một lớp phủ bên ngoài bảo vệ răng
Men răng có vai trò như một lớp phủ bên ngoài bảo vệ răng
  • Bảo vệ răng cùng mô mềm bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Giúp duy trì động tác nhai, cắn, gặm trong thời gian dài mà không bị bào mòn, với điều kiện được chăm sóc đúng cách.
  • Lớp men răng chắc khỏe sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, lớp mủ trắng sáng, nụ cười tự tin.
  • Trong quá trình sinh hoạt, răng sẽ không tránh khỏi nguy cơ tiếp xúc với những tác nhân gây bào mòn. Khi đó, lớp ngoài răng này sẽ có nhiệm vụ bảo vệ răng, chống lại sự ăn mòn, ngăn ngừa tình trạng đau buốt, sâu răng…

Những bệnh lý men răng phổ biến

Mặc dù có đồng thời tính vững chắc và dẻo dai nhưng men răng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc từ chủ quan như:

  • Acid trong thức ăn.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách.
  • Lạm dụng thuốc có chứa tetracyclin cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Thực đơn hằng ngày chứa nhiều fluor vượt mức an toàn.
  • Tẩy trắng răng sai kỹ thuật hoặc liều lượng thuốc dẫn tới đổi men răng, gây tác dụng phụ làm hỏng, bào mòn.
  • Thiếu sản men răng do di truyền.
  • Khi men răng yếu, sẽ không thể phục hồi như ban đầu, gây ra một số bệnh lý nha khoa ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Hỏng men răng

Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng thuốc hoặc tiến hành điều trị nha khoa sai cách có thể dẫn tới nguy cơ hỏng men răng. Người bệnh hoàn toàn có thể nhận diện tình trạng này thông qua một số triệu chứng phổ biến như:

  • Răng xuất hiện đốm trắng đục: Do vi khuẩn tác động, dư thừa fluor hoặc các mảng bám hình thành ngày một nhiều làm đảo lộn các chất có trong men răng sẽ dẫn tới xuất hiện các đốm trắng đục trên bề mặt răng.
  • Răng bị ê buốt: Khi men răng bị tổn thương, bào mòn sẽ làm lộ ra ngà răng. Khi ăn uống đồ lạnh sẽ kích thích phần này, gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức âm ỉ.
  • Vỡ răng khi ăn đồ cứng: Nếu bạn ăn đồ cứng và thấy hiện tượng bong tróc hoặc thậm chí mẻ răng, rất có thể lớp men răng đã bị bào mòn, trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.

Thiếu sản men răng

Thiếu sản men răng là bệnh lý cảnh báo men răng yếu và có thể ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng, giảm khả năng nhai. Trên thực tế, tình trạng này được chia thành 2 dạng chính là thiếu sản men răng di truyền và do tác động từ môi trường bên ngoài.

Thiếu sản men răng là bệnh lý cảnh báo men răng yếu và có thể ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng
Thiếu sản men răng là bệnh lý cảnh báo men răng yếu và có thể ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng
  • Khi bệnh thiếu sản men răng khởi phát sẽ dẫn tới một số triệu chứng như:
  • Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm với kích thước khác nhau.
  • Các đốm bất thường trên răng sẽ có màu vàng nhạt sau đó dần chuyển sang nâu, phân bố khắp bề mặt răng.
  • Thiếu sản men răng bẩm sinh do di truyền sẽ ảnh hưởng tới răng sữa của trẻ, gây mủn răng và giảm diện tích bề mặt tới gần sát lợi.
  • Ở người trưởng thành, thiểu sản răng có thể làm mòn cổ răng, tụt nướu, mẻ răng, mất thẩm mỹ.
  • Người bệnh cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ lạnh, các cơn đau diễn ra với tần suất dày đặc và kéo dài.
  • Không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, men răng yếu dẫn tới thiểu sản sẽ làm lộ ngà răng, khiến người mắc bị tụt lợi, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí mất răng…

Men răng xấu gây sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, chủ yếu xảy ra khi lớp men răng bị tổn thương, đặc trưng bởi các lỗ hổng hình thành trên bề mặt hoặc thân răng. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh khởi phát chính là vi khuẩn hoặc thức ăn thừa đọng lại kẽ răng.

Ban đầu, sâu răng thường không gây cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, theo thời gian trên thân răng xuất hiện các lỗ đen và có xu hướng ngày càng gia tăng diện tích. Lâu dần, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào trong tủy, khiến toàn bộ bề mặt của răng ngả màu nâu, đen hoặc trắng ngà, đau nhức kéo dài. Thức ăn thường xuyên mắc vào các lỗ rỗng.

Những nguyên nhân khiến men răng kém

Mặc dù có cấu trúc vững vàng với nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi những tác động tiêu cực, tuy nhiên men răng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng xấu thông qua một số yếu tố như:

  • Đánh răng sai cách khiến thức ăn thừa đọng lại, hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Uống ít nước khiến miệng bị khô, đồng thời có thói quen lạm dụng chất kích thích có hại cho răng như cà phê, thuốc lá…
  • Va chạm vật lý ngoài ý muốn khiến ngoại lực tác động vào răng như tai nạn, ngã xe…
  • Men răng yếu do di truyền.
  • Tiến hành điều trị nha khoa, tẩy răng thẩm mỹ nhưng thiếu tính khoa học, dẫn tới tác dụng phụ.

Cách điều trị hỏng men răng hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào những tình trạng thực tế của men răng và mức độ tổn thương, nha sĩ sẽ đưa ra những phác đồ nhằm khắc phục nhanh nhất.

Cách chữa bằng y học hiện đại

Bằng các khí cụ nha khoa và công nghệ hiện đại, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh cụ thể và điều trị nhằm giúp bạn bảo toàn chức năng nhai, tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Men răng yếu cần được điều trị kịp thời
Men răng yếu cần được điều trị kịp thời
  • Bổ sung Fluor: Đối với những trường hợp thiểu sản men răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bổ sung Fluor để cải thiện tình trạng của men răng thông qua hai đường là dùng toàn thân và dùng tại chỗ. Tuy nhiên, cách điều trị này cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định từ chuyên gia để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Trám răng: Trám răng là phương pháp thẩm mỹ răng sử dụng chất liệu thường là composite cực kỳ an toàn và nhanh chóng. Đây là kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong các trường hợp thiếu sản men răng, mòn răng, sâu răng nhằm bù đắp vào phần khuyết thiếu. Ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mảng bám, lỗ sâu và triệt tủy đối với những trường hợp sâu răng đau nhức nặng. Sau đó, việc lấp khoảng trống sẽ được thực hiện. Thông thường sau khi trám, răng có thể đảm bảo chức năng nhai như ban đầu và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, sau một thời gian, vùng bị trám vẫn có thể nứt nếu chất liệu và tay nghề nha sĩ không cao.
  • Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ sử dụng các mão sứ chụp lên các răng thật bị hỏng men răng nghiêm trọng để tránh khỏi những tác động trực tiếp lên răng. Đây là phương pháp có tính thẩm mỹ rất cao, giúp bạn có hàm răng đều đẹp, trắng sáng như ý. Tuy nhiên, việc bào mòn hai răng khỏe mạnh bên cạnh có thể là nguyên nhân khiến nhiều người e ngại. Nếu những thao tác không được tiến hành đúng khoa học có thể gây ra kẽ hở khi chụp mão sứ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Trên thực tế, men răng kém hoặc tổn thương sẽ không thể khôi phục hoàn toàn hoặc tự tái tạo như ban đầu. Chính vì vậy, việc sử dụng mẹo dân gian chỉ đảm bảo tính an toàn, giảm đau nhức tại nhà đối với trường hợp bị nhẹ.

  • Lá bạc hà: Thành phần của lá bạc hà giúp gây tê, giảm đau, diệt khuẩn, khử mùi hôi miệng nên bạn có thể hãm lấy nước uống hằng ngày hoặc đun sắc đặc dùng để súc miệng.
  • Lá trầu không: Sử dụng lá trầu không giã nhỏ cùng 1 nhúm muối và 1 chén rượu trắng, sau đó đắp lên vùng sâu răng giúp kháng viêm, giảm đau, gây tê nhẹ.
  • Rễ cây lá lốt: Trong rễ lá lốt chứa tinh dầu và chất ancaloit giúp diệt khuẩn, kháng viêm, loại bỏ những cơn đau nhức. Bạn chỉ cần dùng một ít rễ, giã nhỏ với muối. Hòa nước cốt trong khoảng 20ml nước ấm và chấm vào vùng răng sâu.

Cách chữa bằng Đông y

Đối với các trường hợp đau răng do men răng bị tổn thương nhưng không muốn sử dụng thuốc Tây có thể tham khảo những cách chữa hay từ Đông y.

  • Bài 1: Sử dụng rễ cây tế tân đã rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô, thạch cao dạng bột ngâm chung cùng với 100ml rượu trắng. Sau khoảng 20 ngày có thể lấy một ít để súc miệng mỗi ngày giúp điều trị sâu răng.
  • Bài 2: Kết hợp cây lá lốt và vỏ thân cây sao đen đem rửa sạch, sắc thật đặc và ngậm khi răng đang đau nhức sẽ đem lại cảm giác dễ chịu ngay từ lần đầu sử dụng.

Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe răng miệng

Men răng không có khả năng phục hồi nên những tổn thương do yếu men răng gây ra sẽ tác động trực tiếp tới răng, kèm theo nguy cơ tái phát cao do lớp màng bảo vệ đã bị phá vỡ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn củng cố lớp phủ này của răng.

  • Làm sạch thường xuyên từ 2 – 3 lần mỗi ngày với các kem đánh răng được nha sĩ khuyên dùng, tránh không dùng lực quá mạnh để làm tổn thương các cấu trúc xung quanh răng.
  • Hạn chế những thực phẩm có hại cho men răng như giàu acid, nhiều đường, chất tạo màu làm xỉn men răng…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng tính nhạy cảm của răng.
  • Men răng của một số cá nhân có thể không đủ độ sáng và trắng như ý. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu tẩy trắng răng thẩm mỹ, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng tới tay nghề của nha sĩ và máy móc, tránh tác dụng phụ.
  • Thăm khám nha sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của răng.
  • Trường hợp trong gia đình có các thành viên từng bị thiếu sản men răng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để bổ sung dưỡng chất phù hợp nhất cho một men răng chắc khỏe.

Khám chữa men răng xấu ở đâu tốt nhất?

Công nghệ, tay nghề chuyên môn có thể trở thành những yếu tố giúp bạn khắc phục tổn thương men răng hoặc ngược lại. Để tránh tiền mất tật mang, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:

  • Nha Khoa Quốc Tế Á Châu: Đây là hệ thống phòng khám nha khoa tư nhân được xếp hạng mức độ uy tín hàng đầu tại Hà Nội nhờ đội ngũ bác sĩ vững kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu, dịch vụ khám răng miễn phí tại với hệ thống máy móc chuẩn Quốc tế. Các dịch vụ điều trị men răng tại đây luôn được công khai, minh bạch với nhiều chính sách ưu đãi.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội: Nơi đây là đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế, đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học vào cung cấp đào tạo nhiều nha sĩ, cán bộ răng hàm mặt hàng đầu trong tương lai. Bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại đây sẽ được xét nghiệm chuyên sâu, hoàn thiện răng với dụng cụ, máy móc hiện đại.
  • Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội quy tụ rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu cả nước chuyên ngành răng hàm mặt, cùng với trang thiết bị, vật tư, thiết bị hỗ trợ hiện đại. Tuy nhiên, bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp để tránh phải chờ đợi quá lâu.

Tìm hiểu rõ vai trò và bệnh lý men răng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trên hành trình bảo vệ sức khỏe răng miệng. Để sở hữu hàm răng khỏe đẹp như ý, bạn cần xây dựng thói quen vệ sinh khoa học và thăm khám nha sĩ thường xuyên.

Cập nhật lúc: 9:00 Chiều , 23/05/2021

Tin liên quan

Lấy cao răng là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về lấy cao răng

Chăm sóc răng miệng là vấn đề thiết yếu. Nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, răng sẽ gặp nhiều tổn thương, gây mất thẩm mỹ cũng...

Đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng phổ biến và thường xảy ra bất chợt thường do một số bệnh răng miệng thường gặp. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều...

Nhổ răng sữa cho bé: Cách thực hiện đúng và một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý

Việc thay răng là phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bên cạnh việc thay răng tự nhiên, nhiều cha mẹ cũng lựa chọn cách chủ...

Sún răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ hàm răng cho trẻ

Sún răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ từ 1 - 3 tuổi. Căn bệnh này thường bị nhiều phụ huynh chủ quan, dẫn tới những ảnh...

Áp xe răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Áp xe răng là một tình trạng tổn thương cấu trúc xung quanh răng vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người mắc...

Ê buốt răng do đâu? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả không ngờ

Ê buốt răng có thể khởi phát do nhiều lý do. Bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *