Trồng răng sứ thẩm mỹ: Một số thắc mắc cần giải đáp

Trồng răng sứ không chỉ khắc phục được nhiều khiếm khuyết trên răng mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt. Với quy trình phục hình răng một cách đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng có được những chiếc răng khỏe đẹp.

Trồng răng sứ là gì?

Trồng răng sứ là một sản phẩm công nghệ cao được áp dụng phổ biến trong nha khoa. Phương pháp này sẽ được chỉ định cho các trường hợp bị mất răng hay răng có khiếm khuyết cần phải phục hình lại.

Răng sứ có những đặc tính sinh học tương đương với răng thật. Bởi vậy mà nó được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu trong các trường hợp người bệnh cần thay thế hoặc phục hình cho chiếc răng đã hư hỏng hoặc mất.

Phương pháp cầu răng sứ thẩm mỹ
Phương pháp cầu răng sứ thẩm mỹ

Tùy theo nhu cầu và cả tình trạng răng miệng mà bác sĩ có thể tư vấn người bệnh lựa chọn 1 trong 2 phương pháp trồng răng sứ thẩm mỹ là cầu răng sứ và Implant. Mỗi kỹ thuật này đều có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt.

Trồng răng sứ có tốt không?

Tình trạng mất răng hay hư hỏng răn trầm trọng không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Điều này có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh lý về răng miệng, yếu tố tuổi tác, chấn thương do tai nạn hay khi luyện tập thể thao.

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...

Nếu không nhanh chóng phục hồi lại chiếc răng đã mất hay hư hỏng, một số hệ lụy nghiêm trọng mà người bệnh có thể phái đối mặt là:

  • Các răng nằm ở vị trí xung quanh chiếc răng đã mất dễ bị xô lệch dẫn đến tình trạng khớp cắn bị lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn, nhai.
  • Xương hàm bị tiêu dần do không còn lực tác động của chân răng.
  • Thường xuyên xuất hiện tình trạng đau đầu, đau khớp thái dương hàm.
  • Ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố thẩm mỹ trên gương mặt.
  • Khó khăn khi phát âm, thậm chí là không cồn chuẩn xác.
Mất răng do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều cần khắc phục ngay
Mất răng do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều cần khắc phục ngay

Theo các chuyên gia, trồng răng sứ thẩm mỹ có thể khắc phục được hầu hết những vấn đề trền. Cụ thể, phương pháp này giúp phục hình lại chiếc răng đã mất, lấp đầy khoảng trống tại vị trí mất răng, phục hồi lại tính thẩm mỹ đồng thời đảm bảo chức năng ăn, nhai cho răng.

Như vậy chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc trồng răng sứ có tốt không hay có nên trồng răng sứ không.

Các phương pháp trồng răng sứ

Hai phương pháp trồng răng sứ được áp dụng phổ biến hiện nay là làm cầu răng và cấy ghép implant.

Trồng răng sứ thẩm mỹ bằng kỹ thuật làm cầu răng

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định giúp khôi phục lại phần thân răng thật đã mất bằng cách mượn lực nâng đỡ của các răng thật nằm ở vị trí kế cận. Kỹ thuật phục hình răng này đã được ra đời khá lâu. Có thể nói, đây là một bước cải tiến của phương pháp bọc răng sứ để phù hợp hơn cho những trường hợp mất một hoặc nhiều răng hay trường hợp răng khấp khểnh.

Các bước bắc cầu răng sứ cũng tương tự với kỹ thuật bọc răng sứ. Cụ thể là phải mài nhỏ lớp cùi răng thật đến mức độ phù hợp để có thể chụp mão sứ lên trên. Tuy nhiên, bọc răng sứ lại chỉ áp dụng được cho trường hợp người bệnh vẫn còn mô răng. Trong khi đó, phương pháp cầu răng lại cần phải mài cả hai chiếc răng khỏe mạnh ở hai bên răng bị mất.

Cụ thể, kỹ thuật làm cầu răng sứ như sau:

  • Mài nhỏ hai răng thật bên cạnh răng bị mất để làm răng trụ.
  • Chế tác một dãy nhiều răng sứ dính liền nhau, trong đó có cả mão răng dành cho hai chiếc răng đã được mài cùi trước đó và răng giả ở giữa.
  • Tiến hành bắc cầu răng sứ để phục hình lại chiếc răng đã mất.
Bắc cầu răng sứ bắt buộc phải mài răng
Bắc cầu răng sứ bắt buộc phải mài răng

Ưu điểm:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ do có độ sáng bóng và màu sắc như răng thật.
  • Khả năng ăn nhai được khôi phục tốt hơn với độ bền, độ chịu hiệu quả hơn so với chiếc răng thật đã mất, nhất là khi bạn sử dụng chất liệu sứ tốt.
  • Quy trình thực hiện tương đối đơn giản nên, bạn không phải tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Trung bình, chỉ cần tới phòng khám khoảng 2 – 3 lần là bạn đã có một bộ răng hoàn chỉnh.
  • Cầu răng sứ có hạn sử dụng lên tới khoảng chục năm, nếu như bạn biết cách bảo quản và tay nghề của bác sĩ thực hiện tốt.

Nhược điểm:

  • Mặc dù có thể phục hồi hiệu quả lại chiếc răng đã mất, tuy nhiên phương pháp cầu răng sứ lại tồn tại khá nhiều nhược điểm như:
  • Vì bắt buộc phải có răng để làm trụ, bởi vậy nên phương pháp cầu răng sứ chỉ có thể áp dụng cho trường hợp người bệnh chỉ mất 1 răng hoặc một vài răng. Đang chú ý, kỹ thuật này cũng không chỉ định cho tình trạng mất răng số 7 và mất răng toàn hàm.
  • Phải mài 2 chiếc răng thật để làm trụ răng. Điều này có nghĩa là chiếc khỏe mạnh của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, không còn hình dáng nguyên vẹn.
  • Cầu răng dài có thể khiến những chiếc răng bị mài nhỏ chịu áp lực khá lớn trong thời gian dài.
  • Phương pháp cầu răng sứ phục hình răng đã mất không thể ngăn chặn được nguy cơ tiêu xương.
  • Không mang lại hiệu quả phục hình răng lâu dài do theo thời gian răng sẽ có kẽ hở, bị nghiêng hoặc xô lệch.
  • Sau một thời gian sử dụng, cầu răng sứ không còn được tự nhiên nữa do để khoảng trống giữa lợi và răng giả đồng thời cũng dễ bị gãy.
  • Cầu răng sứ chỉ có thể khôi phục chức năng ăn nhai khoảng 60 – 70%.
  • Cần phải thay thế cầu răng sứ mới sau khi nó đã hết hạn sử dụng. Lúc này, chi phí có thể sẽ tăng lên rất nhiều.

Trồng răng sứ thẩm mỹ bằng cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng sứ thẩm mỹ phù hợp với mọi trường hợp mất răng, dù là mất răng riêng lẻ hay toàn hàm. Đây chính là công nghệ cấy ghép răng mới nhất, hiện đại nhất giúp phục hồi toàn diện cả chân răng và thân răng.

Bên cạnh đó, kỹ thuật implant cũng được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn, tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đảm bảo và duy trì vĩnh viễn chức năng ăn nhai của răng. Đáng chú ý, với implant, người bệnh không cần mài răng khỏe mạnh như cầu răng sứ, qua đó giúp ngăn tình trạng tình trạng tiêu xương, lệch hàm.

Kỹ thuật cấy ghép răng Inplant
Kỹ thuật cấy ghép răng Inplant

Để có thể duy trì được vĩnh viễn, trụ Implant sẽ được bác sĩ cấy sâu vào bên trong xương hàm tại vị trí mất răng. Chiếc trụ này sẽ đóng vai trò như một chân răng thật, phía trên được phục hình răng sứ đem lại tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai không thua kém gì răng thật.

Ưu điểm:

  • Răng Implant trông rất tự nhiên, không bị thay đổi hình dạng, cấu trúc theo thời gian. Rất khó để người khác nhận thấy đó là chiếc răng giả được gắn lên để thay thế cho chiếc răng đã mất.
  • Khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai, giúp bạn có thể nghiền nát thức ăn hiệu quả như chiếc răng thật.
  • Ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm do mất răng.
  • Nhờ thay thế trọn vẹn chân và cả thân răng nên trồng răng sứ bằng phương pháp implant giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Bởi vậy, hai hàm răng có thể vận động một cách hài hòa, tự nhiên mà không gây đau hoặc mỏi.
  • Trồng răng Implant có thể tồn tại vĩnh viễn nếu như bác sĩ thực hiện có tay nghề giỏi, loại chân răng sử dụng có chất liệu tốt và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nhược điểm: Nhược điểm duy nhất của phương pháp cấy ghép implant chính là vấn đề chi phí. Thông thường, giá tiền thực hiện kỹ thuật phục hình răng này cao hơn rất nhiều so với bắc cầu răng sứ. Còn nếu so sánh về mặt chất lượng thì chắc chắn implant chính là phương pháp tốt nhất mà bạn nên lựa chọn.

Trồng răng sứ bao nhiêu tiền?

Ngoài yếu tố chất lượng, trồng răng sứ bao nhiêu tiền cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Vấn đề này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phương pháp mà bạn lựa chọn.

Theo khảo sát, mức giá trồng răng sứ hiện nay đang giao động trong khoảng:

  • Trồng răng bằng cầu răng sứ: 2.000.000 – 2.500.000 đồng/chiếc (Răng sứ chất liệu titan).
  • Trồng răng Implant: Chi phí trồng răng Implant có rất nhiều mức giám trong đó rẻ nhất là khoảng 10.000.000 và đắt nhất là 37.000.000 đồng, thậm chí là hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào dòng trụ và mão răng mà bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, trong trường hợp bị tiêu xương, thì cần phải chịu thêm chi phí cấy ghép xương với mức giá khoảng 2.000.000 – 10.000.000 đồng.
Cấy ghép Implant có chất lượng tốt hơn nên giá thành cũng cao hơn
Cấy ghép Implant có chất lượng tốt hơn nên giá thành cũng cao hơn

Trồng răng sứ ở đâu tại Hà Nội?

Trồng răng sứ ở đâu tại Hà Nội? Một số tiêu chí cho bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa phù hợp, hiệu quả là:

  • Địa chỉ nha khoa đã được cấp giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế.
  • Áp dụng các công nghệ phục hình răng hiện đại, tiên tiến và hiệu quả.
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ phục hình răng có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.
  • Sở hữu hệ thống phòng khám nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chi phí các dịch vụ luôn được niêm yết rõ ràng, kể cả trồng răng sứ thẩm mỹ.
  • Cơ sở nha khoa đưa ra những chính sách bảo hành tốt nhất cho phía khách hàng.
  • Địa chỉ nha khoa trồng răng sứ nhận được sự đánh giá cao của nhiều khách hàng.

Dựa vào những tiêu chí trên, một số địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội mà bạn nên lựa chọn là:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hàng Bông, Hoàn Kiếm – 024.3928.5172).
  • Khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai (nhà A7, BV Bạch Mai, Đống Đa – 0869.587.728).
  • Khoa răng hàm mặt bệnh viện Đại Học Y (Đống Đa, Hà Nội – 1900.6422).

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ

Hiệu quả của phương pháp trồng răng sứ cũng phụ thuộc khá nhiều vào các chăm sóc răng miệng. Một số lưu ý dành cho bạn là:

  • Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày bằng loại bàn chải có lông mềm. Chú ý, chải răng nhẹ nhàng để không tác động xấu tới chiếc răng mới phục hình.
Bàn chải lông mềm là sự lựa chọn tốt cho bạn
Bàn chải lông mềm là sự lựa chọn tốt cho bạn
  • Tập thói quen dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để lấy sạch các mảng bám thức ăn bên trong khoang miệng. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nha chu hay viêm nướu.
  • Chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng sau khi vừa trồng răng sứ. Bởi trong thời gian này, răng của bạn vẫn còn khá yếu và chưa ổn định. Nếu ăn đồ quá cứng thì sẽ chắc chắn sẽ làm cho răng sứ dễ nứt, vỡ, lung lay.
  • Hạn chế ăn đường và chất béo bởi đây đều là những tác nhân giúp vi khuẩn có hại phát triển mạnh trong khoang miệng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, cua, tôm hay rau xanh để giúp cho răng chắc khỏe hơn.
  • Tái khám răng định kỳ theo đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng răng miệng. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường xảy ra, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ ngay, tuyệt đối không tự khắc phục tại nhà.

Như vậy có thể thấy, trồng răng sứ là kỹ thuật phục hình răng có hiệu quả cao, vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chức năng ăn nhai. Bởi vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng hoặc răng có khiếm khuyết không thể khắc phục được thì nên tham khảo áp dụng phương pháp này.

Cập nhật lúc: 12:00 Chiều , 26/05/2021

Tin liên quan

Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì? Có hiệu quả không?

Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp hiệu quả để giúp bạn khắc phục được một số các khiếm khuyết trên răng, chẳng hạn như răng thưa, mọc không...

Niềng răng là gì? Có mấy loại? Thực hiện theo quy trình nào?

Niềng răng được xem là một trong những kỹ thuật chỉnh nha an toàn và đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Đây thực sự đã trở thành cứu cánh...

Ê buốt răng do đâu? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả không ngờ

Ê buốt răng có thể khởi phát do nhiều lý do. Bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh...

Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa an toàn cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến sự thay đổi thể chất lẫn tinh thần, nướu và răng không...

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng phổ biến bên cạnh cảm giác đau nhức, khó chịu. Tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như...

Răng ê buốt sau khi bọc sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nhiều người thắc mắc răng ê buốt sau khi bọc sứ bao lâu thì hết? Theo các nha sĩ cũng như kinh nghiệm của nhiều người làm dịch vụ thẩm...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *