Trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến sự thay đổi thể chất lẫn tinh thần, nướu và răng không ngoại lệ. Ê buốt răng khi mang thai là hiện tượng phổ biến của các bà bầu. Bệnh lý này có những biểu hiện như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Những thông tin trong bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời giải đáp tất cả những thắc mắc trên cho bạn.
Hiện tượng ê buốt răng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu không phải hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng bệnh lý này ở các bà bầu. Trong số đó, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong khi mang thai là nguyên nhân chính.
Khi bị ê buốt răng, bà bầu sẽ cảm thấy đau phần chân răng, tức phần nướu ôm xung quanh răng. Trong nhiều trường hợp, chân răng có thể bị chảy máu khi có sự tác động của bàn chải khi đánh răng, thực phẩm cứng, giòn,…
Nguyên nhân ê buốt răng khi mang thai
Ê buốt chân răng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành. Một số nguyên do phổ biến dẫn tới hiện tượng ê buốt răng của các bà bầu như sau:
Do bệnh lý về răng gây ê buốt răng cho bà bầu
Một số bệnh lý có liên quan đến răng có thể gây ra tình trạng ê buốt răng khi mang thai. Cụ thể:
Bệnh sâu răng
Trong 3 tháng đầu khi mang thai, phụ nữ ốm nghén nên hay buồn nôn và nôn. Chính điều này làm khiến cho môi trường pH ở trong miệng bị xáo trộn, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh dẫn tới các bệnh lý răng miệng.
Bên cạnh đó, các thay đổi sinh lý khác bao gồm thay đổi chế độ ăn, thường ăn bữa phụ cũng tác động không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Những thức ăn dễ nuốt cho bà bầu như đồ ngọt, các loại nước uống có gas có thể giúp phụ nữ giảm cảm giác buồn nôn nhưng lại tăng nguy cơ sâu răng.
Mòn răng
Khi mang thai, do ợ nóng, ợ chua thường gặp, các acid từ dạ dày tiếp xúc với men răng, ngà răng khiến cho lớp bảo vệ men răng bị ăn mòn. Bà bầu bị ê buốt răng cửa, răng hàm thì rất có thể bị mòn.
Quá trình răng mòn khá chậm, khiến cho phụ nữ mang thai không để ý nên khó hồi phục nhanh chóng. Cho đến khi lộ chân răng thì cảm giác ê buốt mới khó chịu, đặc biệt khi dùng nước đá.
Viêm nướu và nha chu
Tỷ lệ bà bầu thường bị viêm nướu, khu trú rất phổ biến. Ê buốt răng khi mang thai do viêm nha chu, viêm nướu thường bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ hai, tăng dần đến tháng thứ 8 thai kỳ. Nguyên nhân sâu xa là do tác động của những thay đổi trong miễn dịch trong quá trình mang thai, khiến cho răng của thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng bán phần hoặc toàn thân.
Các nguyên nhân khác khiến ê buốt răng khi mang thai
Ngoài ra, 1 số nguyên nhân khác gây ê buốt răng ở mẹ bầu có thể kể đến như:
Rối loạn hormone
Sự tăng giảm hormone estrogen và progesterone trong quá trình mang thai khiến cho phụ nữ đau nướu, sưng. Những vấn đề này càng ngày càng phát triển lớn hơn trong suốt chu trình thai kỳ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây cảm giác ê buốt và đau răng mỗi khi sinh hoạt, ăn uống.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Xu hướng sử dụng đồ ngọt, uống sữa nhiều nhằm tăng cường dưỡng chất cho thai nhi cùng với việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng. Ê buốt răng khi mang thai lúc này chỉ là một trong những biểu hiện của các bệnh lý trên.
Thiếu hụt canxi
Nhu cầu canxi đối với các bà bầu trong quá trình mang thai là rất cao. Cùng với đó, canxi cũng rất cần thiết để răng miệng trở nên chắc khỏe. Cơ thể thai phụ không được cung cấp đầy đủ canxi làm cho men răng bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng ê buốt.
Ảnh hưởng của răng khôn
Răng khôn mọc trong khi mang thai là điều không hề tốt cho các bà bầu. Mọc răng khôn khiến đau chân răng dữ dội và cần phải mổ để lấy răng nếu không sẽ không thể sinh hoạt bình thường.
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Bệnh lý về răng miệng chắc chắn có liên quan không nhiều thì ít tới thói quen vệ sinh răng miệng. Một số bà bầu nhạy cảm với mùi, vị của kem đánh răng, ốm nghén nên lười đánh răng khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển.
Ê buốt răng trong khi mang thai có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng của ê buốt răng khi mang thai đầu tiên phải kể tới đó là cảm giác ăn không ngon, ngủ cũng không yên của các mẹ. Đặc biệt, nếu cơn đau răng cùng lúc với ốm nghén thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần của bà bầu. Dẫn tới những dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, khó chịu,… lâu dần gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Theo Tạp chí Journal of Periodontology thì ê buốt răng khi mang thai có sự liên quan nhất định tới hiện tượng đẻ non hay thai nhi thiếu cân. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những phụ nữ khi mang bầu không chữa trị ê buốt răng đúng cách, có nguy cơ sinh sớm cao.
Các nhà khoa học thống kê được rằng, 25% phụ nữ bị mắc bệnh lý răng miệng được điều tra đẻ non trước tuần thứ 35 của thai kỳ. Do đó, ê buốt răng khi mang thai là dấu hiệu tương đối nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi nên tốt nhất cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Cách chữa ê buốt răng khi mang thai hiệu quả
Để chữa ê buốt răng khi mang thai hiệu quả, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Đến nha sĩ để trị ê buốt răng an toàn
Cách trị ê buốt răng cho bà bầu đầu tiên phải kể tới đó là đi khám nha sĩ. Bằng cách này, phụ nữ mang thai có thể biết mình bị đau ê buốt răng ở mức độ nào. Nếu ê buốt răng nhẹ thì chỉ cần uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu ê buốt là do bị sâu răng, bị nha chu thì cần phải chữa trị ngay lập tức. Chỉ có đi khám nha sĩ, bà bầu mới có thể biết được tình trạng của mình.
Chữa ê buốt răng bằng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau ê buốt răng được bán tại các quầy thuốc rất nhiều. Tuy nhiên, nếu đau ê buốt răng lâu ngày chưa khỏi thì dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, không thể điều trị tận gốc.
- Paracetamol/Acetaminophen: Đây là loại thuốc giảm đau hạ sốt khá phổ biến. Thai phụ khi ê buốt răng có thể sử dụng thuốc để giảm trong 4-6 tiếng. Lưu ý, chỉ nên sử dụng 500 – 1000 mg/ lần, dùng liều tiếp theo cách liều đầu 4 tiếng, không uống quá 4000 mg trong ngày.
- Nhóm thuốc NSAIDs: Nhóm thuốc gồm có những loại như: Ibuprofen, Dilcofenac, Meloxicam, Celecoxib,… Bà bầu dùng thuốc NSAIDs từ 5-10mg/kg/lần, tối đa là 400mg/lần. Sau khoảng 6-8 tiếng có thể uống liều tiếp theo.
- Nhóm thuốc gây tê tại chỗ: Các loại thuốc gây tê tại chỗ như: lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine,… thường có ở dạng gel, dịch, xịt, rất dễ sử dụng. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng khăn sạch để thấm khô vùng niêm mạc, sau đó cho thuốc chân răng bằng tăm bông. Ưu điểm của các thuốc này là tác dụng tức thì, gây tê tại chỗ trong vòng 30s đến 2 phút.
Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên lạm dụng thuốc Tây chữa bệnh vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi. Vậy nên bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trên.
Cách trị ê buốt răng cho bà bầu bằng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian giúp chữa ê buốt răng cho mẹ bầu bao gồm:
- Tỏi: Tỏi là một gia vị đã quá quen thuộc để chữa đau nhức răng. Trong tỏi chứa allicin – một tác nhân có tính kháng sinh giúp tấn công các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng răng để làm dịu cơn đau ê buốt răng hiệu quả. Bà bầu có thể nhai tỏi hoặc nghiền ép tỏi để uống. Ngày lặp lại 2 đến 3 lần cơn đau ê buốt răng khi mang thai sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Hành tây: Có cơ chế hoạt động như tỏi, hành tây có tác dụng chữa ê buốt răng cho bà bầu cực kỳ hiệu quả. Các chị em có thể thái lát mỏng hành tây và đặt vào vị trí răng ê. Cách khác dễ dàng hơn là ép nước hành tây, sau đó dùng bông thấm và giữ từ 1 đến 2 phút. Một ngày làm vậy từ 2 đến 3 lần sẽ giúp răng giảm cảm giác đau.
- Lá ổi non: Không chỉ có tác dụng đặc biệt hiệu quả đối với chữa trị táo bón, lá ổn non còn giúp giảm đau răng mà ít ai ngờ tới. Phụ nữ mang thai bị ê buốt răng nhai lá ổi non trong 5, 10 phút một ngày và súc miệng sẽ giảm cơn đau đáng kể.
- Rau bina: Còn có tên gọi khác là cải bó xôi, rau bina là một loại thực phẩm giúp cho phụ nữ mang thai những dưỡng chất như canxi, acid folic. Hơn nữa, loại rau này còn có đặc tính giảm đau nhanh chóng nên các bà bầu có thể dùng để giảm đau. Dùng rau bina để trị ê buốt răng khi mang thai tương đối đơn giản. Thai phụ sau khi rửa sạch rau, nhai rau trực tiếp tại vị trí mà răng ê buốt, sâu răng. Ngoài ra, bình thường trong các bữa ăn, bà bầu cũng có thể nấu, chế biến các món ăn từ nguyên liệu rau xanh này để tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Bạc hà: Hẳn là nhiều người đã biết, rất nhiều loại nước súc miệng có chứa thành phần lá bạc hà. Thành phần có trong bạc hà chủ yếu là menthol, một chất tạo cảm giác cực kỳ mát lạnh, có thể ức chế phản ứng của các cơn đau, ê buốt răng miệng.
XEM THÊM
Phụ nữ mang thai nhai lá bạc hà trực tiếp hoặc nấu nước uống, súc miệng đều rất tốt. Nước lá bạc hà sẽ giúp diệt khuẩn, sát trùng để bà bầu có cảm giác thoải mái hơn, không bị ê buốt răng nhiều nữa.
Khám ê buốt răng ở đâu?
Bà bầu có thể tìm đến một trong 4 địa chỉ nha khoa uy tín dưới đây để điều trị đau ê buốt răng:
Bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM
Đây là bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam. Bệnh viện Thống Nhất ở thành phố mang tên Bác có đội ngũ nhân viên y tế, kỹ thuật viên lâu năm kinh nghiệm có thể giúp bà bầu thoát khỏi nỗi lo lắng ê buốt răng.
Chi phí khám nha ở đây được công khai, minh bạch chỉ từ 80.000 VNĐ cho một lần khám chuyên khoa.
Nha khoa Viet Smile
Nha khoa Viet Smile là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý răng miệng như ê buốt chân răng khi mang thai nổi tiếng. Đây là sự lựa chọn không chỉ của khách hàng trong nước mà còn quốc tế.
Từ bác sĩ đến nhân viên tại nha khoa Viet Smile vô cùng chuyên nghiệp và tâm huyết. Hệ thống trang thiết bị khám, điều trị răng tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Chi phí khám và điều trị ở đây tương đối cao so với các cơ sở nha khoa nhà nước. Tuy nhiên, các chị em có thể an tâm với chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ.
Răng hàm mặt trung ương Hà Nội
Đây là địa chỉ hàng đầu về nha khoa tại Hà Nội, chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,… Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm giúp điều trị những bệnh lý răng nướu hiệu quả mà giảm tác động tới mẹ và thai nhi trong bụng.
Chi phí khám chữa răng tại bệnh viện hợp lý nên là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân.
Nha khoa Kim
Một trong những địa chỉ nha khoa tư mà các bà bầu có thể tham khảo đó là Nha khoa Kim. Hiện nay, thương hiệu nha khoa này đã có các chi nhánh trải dọc từ Bắc vào Nam rất thuận tiện cho việc đi lại.
Nha khoa Kim được trang bị những trang thiết bị máy móc, phòng khám điều trị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn y tế của Bộ Y tế Việt Nam. Với hơn 150 nha sĩ có trình độ giỏi, kinh nghiệm tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo răng hàm mặt danh tiếng trong và ngoài nước, nha khoa Kim là một địa chỉ chữa ê buốt răng khi mang thai hiệu quả.
Chi phí khám và điều trị răng miệng ở đây tương đối cao so với thị trường. Tuy nhiên, thai phụ có thể được trải nghiệm dịch vụ chu đáo, tận tình, thoải mái nhất.
Chế độ ăn uống để chữa ê buốt răng khi mang thai
Khi ê buốt răng, thai phụ cần phải đặc biệt chú ý đến việc ăn uống để tránh ê buốt răng, vừa phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng.
- Bổ sung vitamin D: Các thực phẩm chứa vitamin D giúp cơ thể của bà bầu hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Đây là “con đường gián tiếp” tăng cường sự chắc khỏe cho răng miệng và bảo vệ nướu tốt hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D vừa tốt cho răng vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như: cá ngừ, cá thu, cá hồi, nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc, gan bò, phô mai,…
- Hạn chế thực phẩm gây nhạy cảm cho răng: Phụ nữ mang thai không nên ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh gây tổn hại đến men răng. Những món ăn, hoa quả có vị chua cũng nên hạn chế bớt nếu khiến răng ê buốt, ngay cả khi đang ốm nghén.
- Giảm lượng đường tiêu thụ: Giảm đường cùng đồng nghĩa với việc phòng ngừa vi khuẩn tấn công khoang miệng. Phụ nữ bị ê buốt răng khi mang thai thèm ăn đồ ngọt nhưng cũng đừng lạm dụng. Thay vì ăn nhiều thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường tinh luyện thì bà bầu có thể sử dụng đường tự nhiên có từ rau quả như: dứa, dưa hấu, dưa vàng,…
Những lưu ý cần thiết khi bị ê buốt răng khi mang thai
Điều trị nha khoa thôi chưa đủ, phụ nữ mang thai nên biết cách chăm sóc để giảm ê buốt răng tại nhà. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bà bầu chữa răng ê buốt tại nhà an toàn và hiệu quả hơn:
- Mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên đánh răng ít nhất 2 lần, 30 phút sau khi ăn. Nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm vì nướu trong quá trình mang thai dễ bị tổn thương hơn so với bình thường.
- Đặc biệt, đối với phụ nữ bị ốm nghén thì sau mỗi lần nôn cần súc miệng lại với nước sạch, nước muối để giảm acid ở trong miệng. Nếu bà bầu cảm thấy buồn nôn mỗi lúc đánh răng thì có thể chải răng nhẹ nhàng và súc miệng lại với dung dịch vệ sinh răng miệng phù hợp.
- Có chế độ ăn uống đủ chất, phù hợp với tình trạng sức khỏe để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
- Nên đi khám ngay nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chăm sóc răng miệng khỏe mạnh không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Phụ nữ bị ê buốt răng khi mang thai cần được đi khám, điều trị hoặc có phương án chữa kịp thời tại nhà để hạn chế những rủi ro không mong muốn.
ĐỌC NHIỀU