Có nên thực hiện niềng răng không nhổ răng? Quy trình thực hiện

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp tối ưu để phục hình lại hàm răng. Tuy nhiên, nhiều người trước khi thực hiện dịch vụ còn lo ngại về vấn đề phải nhổ răng. Theo tư vấn của chuyên gia, trong một vài trường hợp, bạn có thể niềng răng không nhổ răng. Vậy đó là những trường hợp nào, hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết.

Tại sao cần phải nhổ răng trước khi niềng?

Niềng răng là một phương pháp nha khoa giúp điều chỉnh hàm răng về đúng vị trí. Hiện nay, có rất nhiều cách để niềng răng như: Dùng mắc cài, dùng dây cung hay dùng khay niềng. Thông thường, thời gian niềng răng lý tưởng là từ 1 đến 2 năm tuỳ theo tình trạng, một vài trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể lên tới 3 năm.

Nhổ răng trước khi niềng để tạo ra khoảng cách thích hợp cho các răng di chuyển
Nhổ răng trước khi niềng để tạo ra khoảng cách thích hợp cho các răng di chuyển

Để niềng răng được chính xác và thẩm mỹ hơn, bạn có thể phải nhổ bỏ răng thừa trên khung hàm và đó cũng là lý do khiến nhiều người “chùn bước” trước quyết định niềng răng. Mặc dù vậy, nhổ răng không bắt buộc và nó chỉ được xem là một cuộc tiểu phẫu nhỏ giúp bạn lấy lại hàm răng chắc đẹp nhanh chóng hơn. Mục đích chính của việc nhổ răng trước khi niềng đó là tạo ra khoảng cách thích hợp cho các răng di chuyển.

Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 1 hoặc nhiều răng cùng lúc. Phần lớn các răng bị nhổ bỏ đều là răng số 8 (hay còn gọi là răng khôn) – chiếc răng không quyết định đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Để trả lời cho câu hỏi nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không, chúng tôi chắc chắn một điều là không. Bởi vì trước khi quyết định nhổ răng cho bệnh nhân, các bác sĩ đã phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Hơn nữa, những chiếc răng chỉ định nhổ bỏ đều là những răng ở vị trí ít quan trọng trên cung hàm, vì vậy nó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân.

Nha khoa ViDental là thương hiệu nha khoa được thành lập với định vị “Hướng tới trở thành thương hiệu nhà khoa TOÀN CẦU – Tiên phong trong áp dụng hệ thống 45 quy chuẩn Quốc Tế trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng”...

Trường hợp niềng răng không bắt buộc nhổ răng

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề niềng răng có cần nhổ răng không. Như đã nói phía trên, tuỳ vào từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định có hay không nhổ răng. Những trường hợp niềng răng không cần nhổ đó là:

  • Đối tượng trẻ em: Đối tượng này vẫn đang trong giai đoạn phát triển răng và xương hàm, vì thế việc nắn chỉnh răng sẽ tương đối dễ dàng, không bắt buộc phải nhổ. Lúc này, phương pháp thay thế cho nhổ răng đó là mài kẽ răng hoặc nong hàm.
Trẻ em niềng răng không bắt buộc phải nhổ răng
Trẻ em niềng răng không bắt buộc phải nhổ răng
  • Người có vòm hàm rộng và răng thưa: Đối với trường hợp răng thưa sẽ có đủ diện tích cần thiết cho các răng di chuyển, không cần thiết phải nhổ bỏ răng.
  • Người bị thiếu hoặc mất răng: Vì những vấn đề khách quan như tai nạn, sâu răng,… mà bệnh nhân bị thiếu răng. Trường hợp này niềng răng sẽ làm dịch chuyển các răng về chỗ ổ răng đã mất, nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai cho hàm.
  • Người có vòm răng cụp: Trường hợp này xảy ra ở bệnh nhân có cung răng hẹp hơn cung hàm, niềng răng sẽ có tác dụng kéo cung răng ra ngoài để cân đối lại với cung hàm.

Trường hợp nên nhổ răng trước khi niềng

Bên cạnh đó, trong các trường hợp sau, bệnh nhân bắt buộc phải nhổ răng trước khi thực hiện chỉnh nha:

  • Người bị móm: Biểu hiện của răng móm đó là hàm bên dưới nhô ra phía ngoài so với hàm bên trên, khiến lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, nếu nhìn từ góc nghiêng, người bị móm có khuôn mặt bị gãy, mất cân đối.
  • Người bị hô: Hay còn gọi là răng vẩu. Tình trạng lệch khớp này tương đối phổ biến, rất dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
  • Răng mọc chen chúc, lệch lạc: Đây có thể là tình trạng răng mọc không đồng đều, mọc nghiêng, mọc ngầm, mọc lệch ra ngoài hoặc vào trong,… Trường hợp này bắt buộc phải nhổ đề lấy diện tích trống cho các răng di chuyển.

Tham khảo:

Cần chụp X-quang và lên phác đồ cụ thể trước khi quyết định có nhổ răng để niềng hay không
Cần chụp X-quang và lên phác đồ cụ thể trước khi quyết định có nhổ răng để niềng hay không

Vậy nên nhổ những răng nào trước khi niềng? Sau khi chụp X-quang và phân tích cụ thể, các bác sĩ mới có thể quyết định chính xác nên nhổ răng nào. Trong đa số các trường hợp, răng được nhổ là những răng sau đây:

  • Răng số 4: Răng số 4 là chiếc răng nằm chính giữa trên khung hàm, diện tích không quá nhỏ và cũng không quá to, có thể tạo đủ khoảng trống. Chức năng của răng cũng không quá đặc biệt, nên đây là sự lựa chọn đầu tiên trong đa số trường hợp.
  • Răng số 5: Chiếc răng này cũng tương tự như răng số 4, vai trò không quá quan trọng và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Răng số 8: Ở hầu hết trường hợp, răng số 8 mọc sẽ bị xô lệch hay mọc ngầm, mọc kẹt,… gây đau buốt, bởi vì nó là chiếc răng mọc sau cùng khi nướu đã phát triển hết. Chiếc răng này mọc lên bất thường cũng có thể làm ảnh hưởng đến những răng lân cận, vì vậy, nhổ bỏ nó sẽ được “một công đôi việc”.

Niềng răng không nhổ răng có đảm bảo được hiệu quả không?

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về quy trình niềng răng không nhổ răng. Hơn nữa, việc niềng răng không nhổ cũng còn đem lại một số lợi ích cụ thể khác, như:

  • Bảo toàn được răng thật, đạt hiệu quả cao.
  • Bệnh nhân không cần chịu đựng cảm giác đau đớn khi nhổ răng.
  • Không gây tác động tiêu cực đến các dây thần kinh.
  • Hạn chế tối đa việc nhiễm trùng do vết thương hở.
  • Đối với trẻ em, khi xương hàm chưa phát triển đầy đủ, nhổ răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vì vậy không nhổ răng khi niềng là sự lựa chọn hợp lý.

Quy trình niềng răng không nhổ răng diễn ra như thế nào?

Thông thường, một quy trình niềng răng không nhổ răng sẽ diễn ra theo 6 bước sau đây:

  • Bước 1 – Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát: Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong mọi dịch vụ nha khoa nói chung. Các nha sĩ sẽ chụp X-quang bao quát hàm răng, kết hợp kiểm tra răng thực tế, từ đó có đánh giá trực tiếp tình trạng răng miệng.
  • Bước 2 – Tư vấn lựa chọn gói dịch vụ niềng răng phù hợp: Có rất nhiều hình thức niềng răng như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt bằng khay niềng. Các bác sĩ dựa vào tình hình thực tế để tư vấn các gói dịch vụ phù hợp.
  • Bước 3 – Lên phác đồ điều trị chi tiết và lấy dấu răng: Sau khi chọn được hình thức niềng răng phù hợp, bác sĩ sẽ phải tiến hành thiết kế phác đồ điều trị và lấy dấu răng. Từ đó, bệnh nhân có thể chủ động hơn trong quá trình đeo niềng.
  • Bước 4 – Vệ sinh và xử lý các vấn đề răng miệng nếu có: Vệ sinh răng miệng cẩn thận để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn trong lúc tiến hành dịch vụ. Đồng thời, nếu tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn không được tốt (bị sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…) các bác sĩ cũng cần xử lý trước khi niềng.
  • Bước 5 – Đeo khí cụ niềng lên răng: Hay cụ thể là gắn mắc cài hoặc khay cài lên răng. Đối với khay cài, bạn sẽ phải đến nha khoa 2 tuần/lần để đổi khay. Còn đối với niềng răng mắc cài, thời gian tái khám thông thường là 1 tháng. Thời gian đeo niềng sẽ phụ thuộc vào tình hình răng miệng, kéo dài từ 12 – 36 tháng.
  • Bước 6 – Tháo niềng răng và sử dụng hàm duy trì: Sau khi hàm răng đã về vị trí chuẩn, bạn sẽ đến nhà khoa để tháo niềng. Mặc dù vậy, lúc này bạn cũng nên sử dụng hàm duy trì để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Bạn không nhất thiết phải đeo hàm duy trì 24/24, mà chỉ cần sử dụng chủ yếu vào lúc đi ngủ hoặc ở nhà. Thời gian sử dụng niềng duy trì trong khoảng 6 tháng.
Một quy trình chỉnh nha thông thường
Một quy trình chỉnh nha thông thường

Cách chăm sóc răng miệng trong quá trình đeo niềng

Trước và trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên lựa chọn những nha khoa lớn, uy tín và chất lượng để thực hiện dịch vụ.
  • Thời gian niềng răng tuỳ thuộc theo chỉ định của bác sĩ, chính vì vậy, không được tự ý tháo niềng, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
  • Trong suốt thời gian niềng răng, bạn cần tới thăm khám thường xuyên để kiểm tra mức độ di chuyển và hướng di chuyển của hàm răng. Nếu có vấn đề cũng được giải quyết nhanh chóng hơn.
  • Thời gian đầu khi mới đeo niềng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu và đau nhức. Trong trường hợp không thể chịu đựng được những cơn đau dồn dập, bạn hãy xin đơn thuốc kháng sinh giảm đau để sử dụng. Cơn đau thường sẽ giảm dần trong vài ngày, tuy nhiên, nếu cơn đau không dứt, hãy đến nha khoa kiểm tra lại.
  • Một số bệnh nhân trong thời gian đầu của quá trình niềng răng sẽ bị ảnh hưởng đến giọng nói hoặc các vấn đề khác trong việc phát âm.
  • Khi niềng răng tuyệt đối tránh cắn móng tay, ăn đồ ăn cứng vì rất dễ làm mẻ hoặc vỡ răng, thậm chí là phá vỡ dây cung của nẹp (đối với niềng mắc cài).
  • Trong những ngày đầu khi niềng răng, bệnh nhân nên sử dụng những loại thức ăn mềm, mỏng, tránh đồ ăn dính và nhiều đường. Tuyệt đối tránh nhai kẹo cao su hay các loại bánh kẹo có nhiều mảnh vụn. Tránh đồ uống có ga, có cồn như nước ngọt, rượu, bia.
  • Các loại thực phẩm nên thường xuyên sử dụng là: Thực phẩm làm từ sữa, sản phẩm từ trứng, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, rau củ quả, thịt heo hoặc thịt gia cầm.

Điều quan trọng trong khi niềng răng đó là phải vệ sinh đúng cách. Sau mỗi bữa ăn bạn nên sử dụng nước súc miệng, máy tăm nước và chỉ nha khoa loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại. Đặc biệt, đánh răng từ 2-3 lần/ngày theo cách sau:

Cách chải răng đúng khi đeo niềng
Cách chải răng đúng khi đeo niềng
  • Nên sử dụng những loại bàn chải có lông mềm, sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (bằng hạt đậu).
  • Đặt bàn chải ở góc nghiêng 45 độ, chải nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn trên bề mặt răng (theo chiều kim đồng hồ).
  • Chải sạch tất cả các mặt: Mặt ngoài, mặt nhai và mặt lưỡi.
  • Mỗi lần chải răng phải kéo dài ít nhất 3 phút, chải một cách nhẹ nhàng, tránh làm bung sút mắc cài hoặc gây tình trạng ê răng.
  • Mỗi lần sử dụng các thực phẩm chứa axit (chanh, cam, quýt,…) thì hạn chế đánh răng ngay lập tức. Bởi vì lúc này men răng đang yếu do tác động của axit, nếu đánh răng luôn sẽ gây tổn hại cho men răng.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho vấn đề niềng răng không nhổ răng có đảm bảo hiệu quả không. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn và đã đưa ra được quyết định hợp lý để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.

Xem ngay:

Cập nhật lúc: 9:00 Sáng , 21/08/2021

Tin liên quan

Niềng răng móm – Những điều cần biết trước khi thực hiện

Răng móm là tình trạng răng bị lệch khớp cắn rất phổ biến, chúng khiến nhiều người cảm thấy tự tin vì khuôn mặt thiếu cân đối, không được tự...

Nhổ răng khôn mọc lệch nên hay không, những điều bạn cần lưu ý

Nhổ răng khôn mọc lệch thường được bác sĩ chỉ định trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề với chiếc răng “tai hại” này. Vậy quy...

Nhổ răng khôn hàm dưới nên hay không, bạn cần lưu ý điều gì?

Nhổ răng khôn hàm dưới có nên hay không, trong trường hợp nào cần thực hiện là những vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu. Trên thực...

Quá trình niềng răng tiêu chuẩn diễn ra như thế nào?

Niềng răng chỉnh nha là một phương pháp nha khoa giúp cải thiện hàm răng đều đặn, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành dịch vụ, chắc chắn...

Niềng răng thay đổi khuôn mặt không? Mức độ thay đổi ra sao?

Tính đến hiện tại, niềng răng là phương pháp hữu hiệu nhất để đem lại nụ cười tự tin và quyến rũ. Mặc dù vậy, trước khi thực hiện dịch...

Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Những lưu ý khi niềng răng móm

Răng móm là tình trạng răng hàm dưới chìa ra nhiều hơn so với răng hàm trên khiến gương mặt trở nên mất cân đối. Điều này gây ảnh hưởng...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *