Một hàm răng hoàn hảo sẽ có 32 chiếc, tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ số lượng răng đó. Lý do bởi răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi chúng ta đã trưởng thành, và có thể mọc bất kỳ lúc nào, không theo quy tắc. Do đó, răng khôn thường không có chỗ nằm ngay ngắn trên hàm răng, chúng thường mọc lệch, xiên vẹo dẫn đến hiện tượng đau răng khôn mà chúng ta vẫn thường thấy.
Răng khôn là gì?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, răng nằm trong cùng của hàm răng và cũng là răng mọc muộn nhất. Chính vì lẽ đó, răng khôn luôn gây ra phiền toái cho rất nhiều người. Răng khôn mọc trong giai đoạn từ 18-25 tuổi, lúc này đa phần cấu trúc răng đã cứng cáp và ổn định. Khi răng khôn mọc lên đa phần thường không còn đủ chỗ, dẫn đến việc mọc lệch, mọc nghiêng, mọc trồi lên lợi,.. là điều không tránh khỏi.
Chúng ta không thể biết được khi nào răng khôn mọc cho đến khi xuất hiện hiện tượng đau nhức và sưng tấy lợi phía trong hàm. Khi phát hiện ra, đa phần cơn đau đã rất khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống rất nhiều.
Các vấn đề liên quan đến mọc răng khôn
Răng khôn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi chúng đa phần gây đau đớn, bực bội khi chúng mọc. Răng khôn mọc muộn do đâu? Lý giải tại sao mọc răng khôn lại đau:
Răng khôn mọc muộn do đâu?
Trong quá trình phát triển răng, khi còn bé, răng sữa chỉ mọc 20 chiếc, do đó chỉ có 20 chiếc răng vĩnh viễn mọc đúng vào vị trí răng sữa trước đó. Còn 12 chiếc còn lại sẽ mọc ở những khoảng trống trong hàm. Răng khôn cũng nằm ở số 12 răng còn lại.
Ngoài ra, khi con người lớn lên, cấu trúc xương hàm sẽ to và dài ra, để cân đối với cơ thể, do đó, răng sẽ mọc lên cho đến khi nào lấp đầy chỗ trống trong răng hàm. Hiện nay, vẫn chưa có lời giải thích cụ thể nào cho việc răng khôn mọc chậm trễ. Tuy nhiên, răng khôn mọc muộn thường mọc không đúng vị trí gây viêm đau.
Tại sao mọc răng khôn lại đau?
Như đã nhắc đến ở trên, việc răng khôn mọc muộn khiến cho chúng không còn đủ chỗ trong hàm răng do sự lấp đầy của các răng khác từ trước đó. Dẫn đến, khi mầm răng trồi lên sẽ bị lệch hoặc xô nghiêng sang các bên khác, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến mọc răng khôn đau, bởi còn do cấu trúc của xương hàm. Nếu nhìn vào phim chụp X-quang, chúng ta dễ dàng quan sát thấy, phía sâu bên trong hàm răng thường hạ thấp hơn theo chiều nghiêng, do đó, khi răng khôn mọc lên đa phần sẽ không mọc theo phương thẳng đứng mà chếch nghiêng khiến răng khôn thường bị mọc lệch.
Dấu hiệu mọc răng khôn ở người trưởng thành
Triệu chứng đau răng khôn thường bị nhầm lẫn do nghĩ rằng đang mắc phải một số bệnh lý đơn giản về răng miệng. Vậy dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết mình có đang mọc răng khôn hay không?
Một vài biểu hiện khi mọc răng khôn:
- Nuốt nước bọt bị đau: Nhiều người lầm tưởng mình bị đau họng, hoặc mắc bệnh lý đơn giản, nhưng cũng rất có thể là biểu hiện răng khôn bắt đầu mọc
- Phần lợi dần tách ra để mầm răng trồi lên khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm viêm lợi.
- Đau buốt răng hàm, sưng tấy lợi làm giảm khả năng ăn nhai và dẫn đến nuốt nước bọt bị đau.
- Cơn đau nhức dữ dội, lan nhanh và mạnh đến các vùng thái dương thì rất có thể bạn đang mọc răng khôn.
- Nổi hạch ở cổ và gây sưng má.
Biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc lệch
Tưởng chừng việc mọc lệch của răng khôn là bình thường, nhưng thực tế có những trường hợp, nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới các cấu trúc răng miệng khác. Nguy cơ mắc bệnh răng miệng là rất cao:
- Viêm tủy: Răng khôn mọc lệch thường va chạm đến răng cửa gây xô vẹo, tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào các kẽ răng tiến sâu vào phần tủy răng gây viêm tủy. Khi bị viêm tuỷ, nếu không sớm xử lý sẽ gây nên áp xe chân răng, các mụn mủ ở dưới lợi chứa vi khuẩn gây bệnh khiến bạn đau đớn, ăn không ngon ngủ không yên.
- Viêm lợi trùm: Đây là bệnh lý rất nhiều người mắc phải khi mọc răng khôn. Do phần lợi sâu, bao trùm kín vùng răng khôn không cho răng thoát ra ngoài, khiến răng bị mắc kẹt và không thể chồi lên khỏi lợi. Điều này, tương tự như quá trình mọc răng sữa ở trẻ nhỏ.
- Viêm nhiễm răng khôn: Răng khôn nằm ở vị trí rất khó để vệ sinh. Sau quá trình ăn nhai, các mảng bám còn sót lại ở răng lâu dần tích tụ lại gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tai – mũi – họng.
Đau răng khôn khắc phục như thế nào?
Răng khôn bị đau nếu không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe, cơn đau sẽ kéo dài và liên tục lặp lại về sau khiến người bệnh rất khó chịu.
Nhổ răng khôn nên hay không nên?
Chúng ta đều biết, nếu răng khôn mọc thẳng tại vị trí bình thường, không ảnh hưởng đến các răng xung quanh thì chúng ta không cần để tâm đến nó. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch gây đau đớn liên tục thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế đề được nghe bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Đa phần khi răng khôn mọc lên gây sưng đau, và làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì lời khuyên của bác sĩ là nên nhổ chúng đi. Vì thực chất răng khôn nằm ở sâu bên trong cung hàm, hơn hết dù không có răng khôn thì chúng ta vẫn xử lý tốt thức ăn.
Khi răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng và đâm vào các răng bên cạnh gây đau nhức, viêm tấy, chúng ta cần loại bỏ ngay răng khôn để tránh vi khuẩn lây lan nhanh dẫn đến tình trạng răng miệng trở nặng hơn. Kiểm tra và chụp X-quang để biết chính xác vị trí răng khôn và đưa ra hướng điều trị là cách tốt nhất để trị dứt điểm được tình trạng mọc răng khôn bị đau.
Giảm đau răng khôn tại nhà
Nếu răng khôn mọc thẳng và mọc bình thường nhưng vẫn gây tình trạng đau ê buốt do quá trình nứt và nhú chồi răng do đó, đôi khi bạn sẽ thấy đau buốt khó chịu, hoặc sưng tấy thậm chí là sốt nhẹ. Không sao chúng ta có thể xử lý bằng các cách sau:
- Vệ sinh răng miệng: Dù có mọc răng khôn hay không thì vệ sinh răng miệng hằng ngày là cách duy nhất để bảo vệ hàm răng của bạn khỏi những vi khuẩn có hại. Đánh răng bằng bàn chải cọ mềm sẽ giúp đánh sâu vào từng các kẽ răng, loại bỏ vi khuẩn còn bám lại lâu trên răng. Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa cũng là biện pháp hữu ích nhằm giảm tình trạng viêm sưng tấy răng lợi.
- Dùng nước muối loãng: Súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn cũng đem lại hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh về răng miệng rất đơn giản mà hiệu quả.
- Đinh hương: Trong đinh hương có chứa các chất có khả năng gây tê cực mạnh. Do vậy, sử dụng đinh hương là một phương thuốc dân gian hữu ích để giảm tình trạng đau nhức do mọc răng khôn. Đinh hương có thể sử dụng để hãm trà hoặc chiết lấy tinh chất sau đó hoà cùng nước ấm để súc miệng mỗi ngày sau bữa ăn giúp giảm cơn đau tức thì.
- Tỏi: Tỏi tuy nhỏ nhưng rất có “võ” do những lợi ích mà nó mang lại, chỉ cần ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, mùi tỏi khá nồng và thường gây khó chịu với mọi người xung quanh, do đó sau khi ăn tỏi chúng ta nên vệ sinh lại răng miệng thật kỹ càng.
- Lá bạc hà: Cũng giống như lá trà xanh hay lá trầu không là những loại lá chứa nhiều tính kháng khuẩn cao. Lá bạc hà có tác dụng giúp giảm viêm tiêu sưng hiệu quả. Hơn nữa, đây là những loại lá lành tính và có tính mát giúp cơ thể dễ chịu hơn với các cơn đau nhức. Sử dụng 4-5 lá bạc hà pha cùng nước ấm sau đó súc miệng liên tục nhiều ngày liền để đạt kết quả tốt nhất.
- Tinh bột nghệ: Nghệ được biết đến với rất nhiều công dụng và là dược liệu để chữa bệnh như dạ dày, giảm thâm, mờ sẹo. Tinh bột nghệ cũng được sử dụng nhiều để giảm tình trạng sưng đau ê buốt răng. Chúng ta chỉ cần lấy một chút tinh bột nghệ để đắp trực tiếp lên vùng sưng đau hoặc pha cùng một chút nước ấm để súc miệng mỗi ngày. Bạn sẽ cảm nhận được sự dễ chịu ngay sau khi sử dụng.
Đau răng khôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt. Việc xử lý răng khôn cũng rất phức tạp và đau đớn, do đó, để hạn chế tình trạng đau khi mọc răng khôn, chúng ta cần hết sức lưu ý trong vệ sinh răng miệng mỗi ngày và đến ngay cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám và nhổ răng khi cần thiết.
Gợi ý cho bạn: