Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, đa phần sức khỏe của các mẹ bầu đều bị ảnh hưởng rất lớn. Những thay đổi dễ nhận thấy nhất là đau lưng, chân tay bị phù nề, và các mẹ thường bị đau răng do cơ thể thay đổi. Vậy bà bầu bị đau răng do nguyên nhân nào và phương pháp điều trị dứt điểm sẽ được chuyên trang chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu bị đau răng?
Phụ nữ đang mang thai thường thay đổi một lượng lớn hoocmon, chúng sẽ khiến cơ thể người phụ nữ có sức đề kháng kém hơn trước. Điều này, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Bà bầu đau răng có thể xảy ra do trước khi mang thai mẹ bầu đã mắc một số vấn đề về răng miệng mà mẹ bầu không biết, như viêm lợi, viêm nha chu, mọc răng khôn,… Đến khi phát hiện có thai, chị em phụ nữ sẽ không thể tác động nhiều vào răng miệng, dẫn đến hiện tượng bị đau răng khi mang thai.
Trong quá trình mang thai, mẹ cần nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai, việc mẹ bầu ăn nhiều bữa, uống sữa trước khi ngủ, thích ăn đồ chua, hoặc đồ ngọt do hiện tượng nghén khiến các mảm báng trên răng ngày một nhiều, lâu dần sẽ bị chúng tấn công và khiến mắc các bệnh về răng miệng.
Hơn nữa, quá trình mang thai là sự trao đổi chất, bé hấp thụ canxi và máu từ cơ thể mẹ, do đó, nếu mẹ bị thiếu canxi cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng có bầu bị đau răng.
Đau răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và em bé
Đau răng có thể tác động vào cả mẹ và bé trong bụng mẹ bởi lúc này mọi sự sống của bé đều gắn liền với mẹ, do đó khi mang thai bị đau răng sẽ rất khổ sở:
Ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu
Đau răng là biểu hiện đau nhức, ê buốt răng liên tục, khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi và đau đơn. Đặc biệt, với các mẹ bầu tình trạng này sẽ làm việc mang thai càng trở nên nặng nhọc và vất vả hơn. Đau nhức khiến chị em phụ nữ không muốn ăn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ, rất nhiều mẹ thay đổi tính nết và thường xuyên cáu gắt, hoặc trở nên nhạy cảm hơn sau khi mang thai do thay đổi hoocmon trong cơ thể. Vì điều đó, nếu mẹ bầu bị đau răng khi mang thai, gây khó chịu dẫn đến nổi nóng.
Hơn nữa, khi mang thai việc điều trị răng miệng cũng trở nên khó khăn, bởi làm răng cần rất nhiều thủ thuật nếu mắc các bệnh về răng miệng đa phần các bác sĩ sẽ phải sử dụng thuốc gây tê. Điều này có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của em bé trong bụng.
Ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi
Là bào thai yếu ớt trong bụng mẹ, nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con yêu của bạn.
Mẹ bầu đau răng làm tăng khả năng sinh non ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trường hợp đau răng khi mang thai 3 tháng đầu, đây cũng là điều rất ít mẹ nghĩ tới. Nguyên nhân là bởi mẹ bầu bị các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, mọc răng khôn,… sẽ làm tăng khả năng vi khuẩn từ miệng tấn công vào bào thai, khiến nồng độ sinh lý trong dịch ối tăng lên.
Bà bầu đau răng phải làm sao? Cách điều trị dứt điểm
Đau răng là vấn đề hết sức mệt mỏi, đòi hỏi chị em phải quan tâm và chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình kỹ hơn. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp ích phần nào đến chăm sóc vệ sinh răng miệng cho mẹ bầu:
Bà bầu bị đau răng điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Khi đang mang thai, mẹ bầu không thể uống được thuốc kháng sinh bởi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, sử dụng các phương pháp tự nhiên vừa giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau nhức khó chịu vừa không ảnh hưởng đến bé yêu. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp hạn chế tình trạng đau răng hiệu quả:
Sử dụng đinh hương giúp giảm tình trạng đau răng ở bà bầu
Trong đinh hương chứa thành phần eugenol, giúp gây tê nhanh và hiệu quả đến các dây thần kinh, làm giảm đau nhức trong răng. Ngoài ra, eugenol còn có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn. Mùi thơm của đinh hương cũng rất dễ chịu, do vậy chúng thường được sử dụng để điều chế cho kem đánh răng.
Cách dùng:
Bạn có thể sử dụng bột đinh hương, nụ đinh hương và tinh chất đinh hương trong điều trị răng miệng như sau:
- Bột đinh hương: Rắc trực tiếp bột lên phần răng bị đau, vi khuẩn có trong nước bọt kết hợp với bột đinh hương sẽ ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, giảm đau hiệu quả.
- Nụ đinh hương: Bạn có thể nhai trực tiếp nụ đinh hương hoặc giã để lấy tinh dầu đinh hương, nước bọt trong miệng tiết ra kết hợp với nụ đinh hương gây tê, giảm đau nhanh chóng.
Bà bầu bị đau răng nên ăn nhiều tỏi
Tỏi được nhắc đến là “thần dược” trong gian bếp nhà bạn, bởi những công dụng tuyệt vời mà nó có thể đem lại. Bên cạnh là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày, mà tỏi còn giúp giảm tình trạng đau răng miệng. Các hoạt chất có trong tỏi giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng, các thành phần trong tỏi còn giúp kháng viêm, sát trùng. Do đó, tỏi được coi là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất khí sử dụng tỏi để điều trị răng miệng là mùi tỏi. Với mùi nồng và đọng lại rất lâu thì sau khi dùng tỏi việc xử lý tiếp theo là đánh răng để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
Xem thêm: Cách chữa đau răng hiệu quả, giúp loại bỏ đau nhức răng an toàn
Súc miệng bằng nước muối
Mẹ bầu thường hay dị ứng với các loại hương vị dù là thơm hay đôi khi là không có mùi gì. Vì vậy, đôi khi lựa chọn thực phẩm để điều trị răng miệng tại nhà cho mẹ bầu cũng hết sức khó khăn.
Nước muối khoáng có thể là phương pháp được ưu tiên sử dụng của mẹ bầu bởi nó khá thông dụng và dễ dàng sử dụng. Chỉ cần pha một chút muối với nước muối loãng súc miệng sau mỗi bữa ăn, hoặc khi xảy ra tình trạng ê buốt sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau buốt răng miệng ở mẹ bầu.
Trị đau răng cho bà bầu với lá trà xanh
Lá trà xanh có tính mát, thường sử dụng để giúp chị em lấy lại vóc dáng và giải nhiệt. Ngoài ra, lá trà xanh còn giúp đánh bay cơn đau răng của các mẹ bầu. Với các chất có trong lá trà giúp ngăn chặn vi khuẩn, và tấn công lại chúng giảm thiểu tình trạng đau răng khi mang thai của mẹ bầu.
Ngoài ra, lá trà xanh còn rất tốt cho mẹ bầu khi mang thai, tính chất trong lá trà còn giúp điều tiết sữa, kích thích tuyến sữa giúp mẹ bầu gọi sữa về.
Bà bầu bị đau răng cần vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn
Cách tốt nhất để có một hàm răng khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu nên lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho răng nhạy cảm, dùng bàn chải lông mềm và chải răng với lực vừa phải sẽ giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, đau răng.
Ngoài ra, đối với các mẹ bầu việc bổ sung canxi, DHA, vitamin là điều vô cùng cần thiết, bởi lúc này cơ thể mẹ đang rất yếu. Thai nhi đang hút cạn nguồn năng lượng của bạn, việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa tình trạng đau răng khi mang thai của các mẹ bầu.
Đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế
Nếu các phương pháp tại nhà không hiệu quả, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y khoa để được nghe bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị cụ thể.
Khi đến khám nên nói với bác sĩ về việc mình đang có thai để bác sĩ nắm thông tin, trong trường hợp cần sử dụng đến thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp với mẹ bầu. Nếu răng miệng nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể dùng vài thủ thuật giúp giảm đau nhức như:
Lấy cao răng
Lấy cao răng là việc tương đối dễ dàng và không cần phải gây tê hay cần đến kháng sinh. Việc xử lý cao răng đơn giản là phương pháp loại bỏ các mảng bám lâu ngày ở phần men răng, khiến vi khuẩn không có nơi để sinh sôi, giảm tình trạng đau răng khi mang thai.
Trám răng
Nếu răng bạn bị đau do sâu răng, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp trám răng. Trám răng là cách phục hồi lại lớp men răng, giúp răng được bảo vệ khỏi tác nhân bên ngoài. Trám răng cũng là phương pháp đơn giản và không làm mất quá nhiều thời gian. Các bác sĩ sau khi làm sạch răng sẽ dùng một lớp liên kết, sau đó chiếu đèn laser để định hình lại khu vực răng bị tổn thương.
Bà bầu bị đau răng gây nên nhiều phiền toái trong thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, chăm sóc răng miệng là cách tốt nhất giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn để đón con yêu chào đời.
Đừng bỏ lỡ: