Sâu răng là một bệnh lý về răng rất phổ biến và khá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất đáng lo ngại. Theo đó, nhổ răng sâu là một phương pháp điều trị, loại bỏ răng đã bị hư hỏng hiệu quả.
Nhổ răng sâu là gì? Khi nào cần nhổ?
Sâu răng là một bệnh lý nha khoa xảy ra do vi khuẩn tấn công, phá hủy mô cứng của răng bao gồm men răng và tủy răng. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể tác động đến tủy răng và các vùng xung quanh chóp răng.
Thông thường, răng hàm là loại răng chiếm tỷ lệ bị sâu răng nhiều nhất, nhất là răng số 6. Đây là răng vĩnh viễn, không có khả năng thay thế ngay từ lúc vừa mọc. Hình dạng răng là chiếc răng cối lớn với nhiều hố rãnh trên bề mặt. Răng số 6 có nhiệm vụ chính là nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ có nguy cơ rất cao bị sâu răng, lúc này sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ răng hàm nếu đã sâu quá nặng.
Trên thực tế, khi bị sâu răng, các nha sĩ sẽ điều trị theo nguyên tắc bảo tồn răng tối đa. Tức là nếu răng sâu nhưng vẫn có thể khắc phục được sau điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp khắc phục bảo tồn mà không nhổ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây bắt buộc phải can thiệp nhổ răng:
- Răng bị sâu nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ hỏng răng: Khi răng bị sâu nhưng không được phát hiện, điều trị kịp thời dẫn đến lỗ sâu ngày càng to, mô răng bị mất diện tích khiến răng lung lay, không chắc chắn. Để bảo vệ các răng xung quanh và đảm bảo sức khỏe răng miệng, cần loại bỏ răng sâu nghiêm trọng.
- Răng sâu gây hoại tử tủy: Đây là tình trạng sâu răng hết sức nghiêm trọng và không thể điều trị bằng phương pháp bọc sứ hay trám răng. Lúc này, vùng sâu răng có thể gây viêm nhiễm sang các răng khác hoặc có thể gây ra nhiều bệnh lý như viêm xương hàm, áp xe răng. Lúc này các nha sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Quy trình nhổ răng
Nhổ răng là một thủ thuật khá đơn giản nhưng vẫn cần kỹ thuật chính xác và một quy trình thực hiện nghiêm ngặt. Để tiến hành nhổ răng sâu, các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát cung hàm, đánh giá mức độ tổn thương của răng sâu.
- Bước 2: Chụp X-quang để đánh giá chính xác vị trí răng sâu và các răng xung quanh để đưa ra kế hoạch nhổ răng phù hợp.
- Bước 3: Tiến hành vệ sinh răng miệng, có thể lấy cao răng (vôi răng) để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ, phòng ngừa nhiễm trùng.
- Bước 4: Thực hiện nhổ răng.
- Bước 5: Tiến hành cầm máu và theo dõi sau nhổ răng.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG:
Nên nhổ răng sâu ở đâu?
Việc lựa chọn các cơ sở nha khoa để đảm bảo an toàn khi nhổ răng là việc rất quan trọng. Mọi người cần tìm đến các cơ sở có uy tín, có nhiều trang thiết bị hiện đại cũng như có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
- Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental
Hiện nay, trong top các đơn vị nha khoa có uy tín, được đánh giá cao, Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental là đơn vị được nhiều người biết đến. Tại đây, khi thực hiện nhổ bỏ những răng bị hỏng, bạn sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và các thiết bị tân tiến nhất. Nhờ điều này, Vidental ngày càng được nhiều người tin tưởng và tìm đến điều trị.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương
Đây là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của Hà Nội và cả nước, chuyên điều trị các bệnh về răng miệng và thực hiện các thủ thuật về răng rất có uy tín. Nhờ đội ngũ y bác sĩ đều là các nha sĩ có tiếng của cả nước và với trang thiết bị được đầu tư tối ưu, việc nhổ răng sâu, nhổ răng cấm hay răng nanh…và điều trị tủy răng ở đây mang lại hiệu quả rất cao và đảm bảo an toàn.
- Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện Bạch Mai cũng là địa chỉ bạn có thể tham khảo nếu muốn đi nhổ răng. Tại đây có các bác sĩ giàu chuyên môn và có tay nghề cao, có thể tiến hành thực hiện thủ thuật một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Nhổ răng sâu là thủ thuật y tế có chi phí không quá cao. Tùy vào tình trạng răng và các cơ sở y tế sẽ có mức giá khác nhau nhưng thông thường, giá nhổ răng sâu chỉ dao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng cho một chiếc răng. Tuy nhiên, nếu bạn phải điều trị tủy răng trước khi nhổ, chi phí này có thể tăng lên.
Sau khi nhổ răng nên ăn gì?
Để việc phục hồi răng miệng sau khi nhổ răng nhanh chóng hơn và đảm bảo sức khỏe ổn định, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học.
Các thực phẩm nên ăn:
- Cần ăn các thực phẩm mềm, lỏng và có nhiệt độ vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nên ăn súp, khoai tây nghiền, khoai lang nghiền…
- Trứng, táo xay, bánh hoặc bột yến mạch, mì ống là các thực phẩm nên bổ sung.
- Cần tăng cường ăn sữa chua sau khi nhổ răng.
- Sử dụng các đồ uống lỏng như nước ép trái cây, sinh tố, nước ép rau củ.
Các thực phẩm cần tránh:
- Không sử dụng các đồ ăn lỏng quá nóng như trà, cafe, súp nóng.
- Khoai tây chiên hoặc bánh quy, các thực phẩm có hạt rắc vì có thể gây ra các mảnh vụn thức ăn trong khoang miệng khó vệ sinh.
- Không được ăn các thực phẩm cứng hoặc quá dai gây ảnh hưởng đến hàm răng sau khi nhổ.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng
Nhổ răng có thể khiến bạn bị đau đớn, khó chịu và lúc này việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng giúp răng miệng phục hồi nhanh chóng và đảm bảo an toàn sau khi nhổ. Bạn cần lưu ý:
- Sau khi nhổ răng cần cắn chặt bông gòn cầm máu để tránh bị chảy máu liên tục.
- Tuân thủ việc uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên dùng túi chườm lạnh để chườm ngoài má tại vị trí răng sâu bị nhổ.
- Bạn cần nghỉ ngơi trong khoảng 24 giờ và tránh làm việc quá sức.
- Tuyệt đối không được cho lưỡi, tay hoặc bất cứ vật nào khác vào vị trí nhổ răng.
- Bạn không nên chép miệng, mút chặt miệng hoặc khạc nhổ.
- Không nên chải răng ngay sau khi nhổ răng và trong khoảng 1 ngày sau khi nhổ. Khi chải răng trở lại cần sử dụng bàn chải mềm.
Nhổ răng sâu là một thủ thuật nha khoa cần thiết để điều trị răng bị sâu không có khả năng hồi phục. Đây là một quy trình cần độ chính xác cao và sau khi nhổ phải chăm sóc khoa học để răng miệng có thể phục hồi nhanh chóng.
XEM THÊM: