Nhổ răng khểnh là gì? Có nguy hiểm không, quy trình thế nào?

Răng khểnh từ lâu được coi là nét duyên ngầm của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề về răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và cả tính thẩm mỹ khuôn miệng. Vậy khi nào phải nhổ răng khểnh và cần làm gì sau khi nhổ?

Nhổ răng khểnh là gì? Khi nào cần nhổ?

Răng khểnh là loại răng mọc sai lệch về vị trí, thế mọc và cách mọc của răng, không nằm ở xương hàm. Tình trạng mọc răng khểnh thường bắt đầu từ khi thay răng mà không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ.

Theo nhiều quan niệm, răng khểnh thường được cho là nét duyên ngầm của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, theo phương diện khoa học, các bác sĩ cho biết, răng khểnh là một khuyết điểm răng, có thể gây ra tình trạng sai khớp cắn, từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe răng miệng. Thậm chí, răng khểnh còn có thể ảnh hưởng đến cả tổng thể cấu trúc xương hàm.

Nhổ răng khểnh cần được thực hiện khi răng khểnh bị sâu, viêm nha chu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Nhổ răng khểnh cần được thực hiện khi răng khểnh bị sâu, viêm nha chu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Trong trường hợp răng khểnh mọc quá cao còn có thể gây ra những tác động xấu không thể xem thường cho sức khỏe. Các khoảng hở giữa răng khểnh và răng bên cạnh khiến thức ăn dễ mắc lại vào kẽ răng gây sâu răng hoặc viêm nha chu. Hơn nữa, người có răng khểnh sẽ vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Điều này gián tiếp gây ra tình trạng viêm dạ dày, áp xe ổ xương răng, viêm xoang hoặc liệt vùng hàm mặt.

Răng khểnh gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng như vậy nhưng trên thực tế, việc nhổ răng khểnh không phải là can thiệp nha khoa được khuyến khích. Các bác sĩ có thể can thiệp điều trị răng khểnh bằng các phương pháp khác như niềng răng để bảo toàn răng cho người bệnh.

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nhổ răng khểnh là hết sức cần thiết, giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Cụ thể:

  • Răng khểnh sâu sẽ cần nhổ bỏ chiếc răng sâu này.
  • Người bị bệnh viêm nha chu cần nhổ bỏ răng để điều trị.
  • Người hôi miệng quá nặng cũng có thể được xem xét nhổ bỏ răng khểnh để thuận tiện cho việc vệ sinh răng.
  • Răng khểnh gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Người không có nhiều thời gian và không muốn can thiệp bằng phương pháp niềng hoặc nắn chỉnh răng.

Trên thực tế, răng khểnh không có chức năng ăn nhai nên việc nhổ răng khểnh hầu như không gây ra ảnh hưởng đến cung hàm cũng như khả năng ăn uống của bạn.

Quy trình thực hiện nhổ răng khểnh

Hiện nay, với công nghệ hiện đại, việc nhổ răng khểnh chỉ là một tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa với thời gian thực hiện nhanh chóng và hầu như không gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để tiến hành nhổ bỏ răng khểnh, các nha sĩ sẽ thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng răng miệng cụ thể và lên kế hoạch nhổ bỏ răng chi tiết.
  • Bước 2: Tiến hành nhổ răng. Các nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bạn và tiêm thuốc tê tại vị trí nhổ răng và thực hiện nhổ răng ra khỏi xương hàm.
  • Bước 3: Đóng vết thương bằng cách khâu vết rạch nhổ răng và cho bệnh nhân cắn bông cầm máu trong khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Tiến hành tái khám sau khi nhổ răng để kiểm tra và can thiệp sớm các biến chứng như nhiễm trùng, sưng tấy răng.

XEM THÊM:

Nhổ bỏ răng là phẫu thuật nhỏ trong nha khoa
Nhổ bỏ răng là phẫu thuật nhỏ trong nha khoa

Nên nhổ răng khểnh ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa có thực hiện thủ thuật nhổ răng khểnh. Tuy là một quá trình đơn giản nhưng thực chất, việc nhổ răng vẫn cần độ chính xác cao và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Trước khi nhổ răng, bạn cần tham khảo và tìm hiểu kỹ một số cơ sở nha khoa để đưa ra quyết định phù hợp. Một gợi ý cho bạn rằng bạn cần chọn địa chỉ có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, có quy trình thăm khám, điều trị chuyên nghiệp và phải đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.

  • Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental Care

Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental Care đang là cơ sở nha khoa được nhiều người biết đến và tin tưởng nhờ chất lượng dịch vụ luôn nằm trong top các đơn vị khám chữa, điều trị răng miệng uy tín. Tại đây có nhiều trang thiết bị tân tiến và áp dụng các công nghệ điều trị mới nhất giúp đảm bảo độ an toàn rất cao cho bệnh nhân.

Hơn nữa, với đội ngũ nha sĩ có trình độ chuyên môn cao, Vidental Care sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Giúp việc nhổ răng khểnh, nhổ răng cấm,…cũng như can thiệp điều trị các bệnh lý về răng khác đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Khoa Răng – Hàm – Mặt của Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu của khu vực phía Bắc và có thể tiếp nhận bệnh nhân trên toàn quốc. Người bệnh có vấn đề về răng hoặc có nhu cầu nhổ răng khểnh có thể đến khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện này để được điều trị.

Nơi đây có nhiều bác sĩ với trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm với nghề có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị răng tốt nhất. Ngoài ra, với trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, việc nhổ răng tại địa chỉ này rất an toàn cho người bệnh.

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Đây là địa chỉ thăm khám và điều trị nha khoa hàng đầu tại khu vực phía Nam. Khoa Răng – Hàm – Mặt của cơ sở này rất nổi tiếng nhờ có đội ngũ bác sĩ rất giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Nhờ có trang thiết bị hiện đại, đây là cơ sở có dịch vụ y tế rất tốt trong điều trị các bệnh răng miệng và thực hiện thủ thuật nhổ răng.

Nhổ răng khểnh là thủ thuật đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí. Tùy vào mức độ khó của răng và tùy vào cơ sở điều trị, giá nhổ răng khểnh có thể dao động từ 500.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ.

Các cơ sở nha khoa như Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental Care có thể nhổ răng rất an toàn
Các cơ sở nha khoa như Trung tâm Nha khoa Điều trị Vidental Care có thể nhổ răng rất an toàn

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng

Để việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng đảm bảo an toàn, giúp bạn giảm đau đớn và mau lành vết thương, bạn cần chú ý như sau:

  • Không được sử dụng lưỡi, tay hoặc vật khác chạm vào vùng răng vừa nhổ. Điều này có thể gây tổn thương thêm, khiến răng bị chảy máu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
  • Cần ăn các thức ăn lỏng và mềm sau khi nhổ răng và không sử dụng thức ăn quá to và cứng.
  • Bạn cần uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định.
  • Sau khi nhổ răng, cần sử dụng bàn chải mềm để chải răng thay cho bàn chải cứng để tránh tổn thương vết răng vừa nhổ.
  • Chúng ta cũng cần tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những thông tin về thủ thuật nhổ răng khểnh mà bạn cần biết. Việc nhổ bỏ răng khểnh chỉ bắt buộc trong trường hợp có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và nên được thực hiện ở những cơ sở nha khoa có uy tín.

THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật lúc: 6:04 Chiều , 18/07/2021

Tin liên quan

Nhổ răng nanh là gì? Quy trình thực hiện và cách chăm sóc cụ thể

Răng nanh là răng rất quan trọng trong cung hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần được nhổ bỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ hoặc để điều...

Quy trình nhổ răng cấm như thế nào? Những thắc mắc người bệnh quan tâm

Răng cấm có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc nhổ loại răng này là rất nguy hiểm vì có thể...

Nhổ răng hàm và những thông tin tổng quan bạn nên biết

Nhổ răng hàm là thủ thuật cần thiết khi răng bị sâu nặng, lung lay, vỡ hoặc mẻ quá lớn, ảnh hưởng đến tủy... Để biết chính xác mình có...

Nhổ răng sâu có nên hay không? Quy trình cụ thể là gì?

Sâu răng là một bệnh lý về răng rất phổ biến và khá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những...

Nhổ răng khôn không khâu có sao không? Giải đáp nha khoa chi tiết

Nhổ răng khôn vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm hay mọc đâm vào các răng bên...

Nhổ răng khôn gây tê hay mê tốt nhất? Lưu ý nha khoa

Răng khôn mọc lệch luôn là vấn đề nan giải, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc răng hàm mà còn gây ra tình trạng đau nhức. Vậy...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *