Sún răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ hàm răng cho trẻ

Sún răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Căn bệnh này thường bị nhiều phụ huynh chủ quan, dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Dưới đây là một số cách hay giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Sún răng là gì?

Sún răng là tình trạng chủ yếu khởi phát ở răng sữa của trẻ từ 1 – 3 tuổi và tái phát thường xuyên theo suốt quá trình mọc răng của trẻ nhỏ. Cấu tạo của thân răng sữa tương tự như răng vĩnh viễn, bao gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng, ngà răng và buồng tủy. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong cấu trúc chính là men răng và ngà răng sữa tương đối mỏng nên rất dễ bị tổn thương trước sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng.

Sún răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ từ 1 - 3 tuổi
Sún răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh, tuy nhiên chúng lại không có khả năng tự tái tạo. Chính vì vậy, một khi men răng bị tổn thương sẽ khiến răng sữa ở vùng đó bị mủn dần, xuất hiện một hoặc nhiều chấm đen ở mặt ngoài. Theo thời gian thân răng sẽ bị tiêu dần tới sát lợi

Tuy nhiên thực tế lại cho thấy không ít bậc phụ huynh có suy nghĩ chủ quan, chưa nhận thức rõ vấn đề dẫn tới sự lây lan sang các răng bên cạnh. Sự suy giảm thể tích ở phần thân răng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu sau này. Khi cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề có thể làm tăng nguy cơ mất răng, nhiễm trùng.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bé bị sún răng, chủ động phát hiện và ngăn ngừa các yếu tố này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con trẻ.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...
Bệnh có thể khởi phát do trẻ ăn nhiều đường
Bệnh có thể khởi phát do trẻ ăn nhiều đường
  • Trẻ bị sún răng sữa có thể do thiểu sản men răng bẩm sinh, có tính di truyền. Tình trạng này khiến cho men răng của trẻ trở nên yếu hơn bình thường, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Răng sún ngày càng trở nên phổ biến do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, fluor. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng fluor vượt ngưỡng an toàn cũng có thể khiến răng trở nên kém cứng chắc, dễ bị tổn thương hơn.
  • Trong suốt quá trình phát triển của răng sữa, kéo dài từ 7 tháng tới 3 tuổi, quá trình chăm sóc răng miệng thường dễ bị cha mẹ chủ quan, bỏ qua. Điều này đã khiến cho mảng bám thức ăn đọng lại kẽ răng, lâu dần hình thành nơi trú ẩn cho vi khuẩn gây hại.
  • Cha mẹ không kiểm soát chế độ dinh dưỡng của con, cho trẻ dùng quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường hoặc axit cao, uống sữa trước khi đi ngủ nhưng không súc miệng lại với nước.
  • Trẻ uống nhiều sữa nhưng lại uống ít nước, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nước bọt. Trong khi vai trò chính của nước bọt là góp phần loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, cân bằng độ pH, giảm nguy cơ hôi miệng. Sự thiếu hụt này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Không ít trường hợp bé sún răng do trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng quá nhiều kháng sinh,  đặc biệt là Tetracycline hoặc Doxycycline. Điều này cũng làm tăng nguy cơ khiến răng trẻ phát triển không tốt, yếu men răng.

Dấu hiệu bé sún răng giúp nhận diện kịp thời

Không khó để bạn có thể nhận diện những dấu hiệu cho thấy răng của trẻ đã bị tấn công. Thực tế, trẻ bị sún răng sữa thời gian đầu sẽ ít gây đau đớn, nhưng sự thay đổi trên bề mặt răng hoàn toàn dễ quan sát bằng mắt thường.

  • Răng của bé sẽ xuất hiện những chấm đen kích thước khác nhau và có xu hướng lan rộng ra.
  • Kích thước răng giảm dần theo thời gian.
  • Khi bệnh mới khởi phát thường không gây ra cảm giác đau đớn như bệnh sâu răng.
  • Khoang miệng của trẻ sún răng thường có mùi hôi khó chịu, khác với thường ngày dù đã được vệ sinh kỹ lưỡng.
  • Vệt đen nhanh chóng lan sang các răng bên cạnh, chủ yếu là những răng cửa.

Sún răng có để lại biến chứng không?

Khi bé bị sún răng sữa thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chính điều này cùng tâm lý khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thay thế cho những tổ chức bị sún đã trở thành nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị sún răng gặp khó khăn khi ăn nhai
Trẻ bị sún răng gặp khó khăn khi ăn nhai

Trẻ bị sún răng gặp khó khăn khi ăn nhai

Khi sún răng, diện tích bề mặt răng sẽ mất dần cho tới phần lợi. Lúc này, chân răng sẽ bị ăn mòn triệt để khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai. Đối với trường hợp tổn thương tủy, men răng suy yếu khiến ngà răng lộ ra ngoài, sẽ không tránh khỏi gây cho trẻ cảm giác đau nhức khi nhai. Đối với các bé ở độ tuổi nhỏ có thể dẫn tới hệ lũy biếng ăn và quấy khóc.

Phát âm không rõ

Khi trẻ bị sún, đặc biệt là vị trí răng cửa sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Do đây là vị trí có vai trò quan trọng trong việc phát âm nên những trẻ bị sún răng sẽ có nguy cơ cao nói ngọng hơn bình thường, nhất là với những trẻ đang trong giai đoạn tập nói.

Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Răng sữa không chỉ là những chiếc răng đầu đời của bé mà còn là tiền đề quan trọng định hình cho răng vĩnh viễn. Thông thường, quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi và kéo dài cho tới hết 12 – 13 tuổi.  Thời điểm thay răng có thể chênh lệch giữa các trẻ. Ở mỗi vị trí răng sữa mất đi sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

Nếu vị trí này bị mất răng sớm do bệnh sún, trong khi răng vĩnh viễn không kịp mọc thay thế sẽ làm cho các răng bên cạnh có xu hướng di chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này vô tình tạo ra tình trạng xô lệch hoặc khiến chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, mọc kẹt hoặc mọc ngầm. Trẻ khi lớn lên sẽ có hàm răng không đồng đều, lệch khớp cắn, sở hữu hàm răng thiếu thẩm mỹ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa

Những vị trí có răng bị sún thường tập trung rất nhiều vi khuẩn có hại, chính vì vậy bé sún răng thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu….Vi khuẩn không chỉ phá hủy chiếc răng mà còn tác động đến nướu, khiến bé sưng lợi, đau nhức mệt mỏi, quấy khóc.

Cách điều trị sún răng hiệu quả nhất

Răng sún ở trẻ không phải căn bệnh hiếm gặp, phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện và đưa con tới điều trị tại các cơ sở nha khoa gần nhất. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con, bạn nên tham khảo một số cách điều trị dưới đây:

Thuốc chữa sún răng cho bé

Răng khi đã xuất hiện chấm đen trên bề mặt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới thăm khám nha sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp nhất.

Trường hợp viêm nhẹ, diện tích bề mặt răng bị mòn chưa nhiều, sún ở phần nông không gây đau đớn, nha sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc bổ sung fluor dạng bôi. Fluor là một trong những thành phần chính cấu tạo nên sự vững chắc của men răng. Chính vì vậy nếu tăng cường lớp lá chắn này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan của vi khuẩn sang răng bên cạnh.

Nếu răng đã bị viêm nặng, khiến bé mất đi phần lớn diện tích bề mặt răng và ảnh hưởng tới quá trình nhai thức ăn, tổn thương tủy gây đau đớn phụ huynh nên đưa bé tới thăm khám nha sĩ. Thông qua quá trình xác định mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ xem xét biện pháp điều trị phù hợp nhất. Đa số các trường hợp bé sún răng đều không cần phải nhổ, nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Mẹo chữa sâu răng tại nhà hiệu quả

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp điều trị của nha sĩ, nhưng việc áp dụng một cách khoa học những bài thuốc dân gian sẽ hạn chế được nguy cơ lây lan, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Nước muối: Cha mẹ nên cho trẻ ngậm và súc miệng với nước muối mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.
  • Lá trầu không: Bên trong thành phần của lá trầu không chứa rất nhiều muối khoáng, nước, cùng những hoạt chất có tính kháng khuẩn, giảm sưng viêm mạnh mẽ. Phụ huynh chỉ cần lấy từ 3 – 5 lá trầu không, rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt. Đem trộn phần nước trầu không thu được với 50ml nước ấm và cho trẻ ngậm.
  • Lá lốt: Em bé sún răng có thể ngậm một ít nước rễ lá lốt với muối. Hợp chất alkaloid, Beta-caryophylen và Benzyl Axetat bên trong loại cây này sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn đau.

Cây thuốc nam chữa sâu răng cho bé

Những phương pháp từ y học cổ truyền chủ yếu tận dụng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên nên đảm bảo tính an toàn cao. Thông qua việc kết hợp cùng lúc nhiều nguyên liệu khác nhau, các bài thuốc này giúp hạn chế tối đa sự lây lan của vi khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng.

  • Cây lược vàng: Sử dụng phần thân, rễ và lá của cây lược vàng, đem đi rửa sạch và thái nhỏ, sau đó phơi khô từ 2 – 3 nắng. Ngâm toàn bộ nguyên liệu trong bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng. Bảo quản kỹ lưỡng trong vòng 3 tuần là có thể dùng được. Mỗi ngày cho trẻ ngậm 1 chén thuốc nhỏ khoảng 2-3 phút rồi súc miệng với nước ấm.
  • Cây thuốc cỏ mực: Trong y học cổ truyền, cỏ mực có tính mát, vị đắng, tác dụng bổ thận âm, điều trị nhiệt miệng, thanh lọc độc tố trong người chất đắng. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh dầu lớn, cùng với các hoạt chất như Caroten, Tannin, Ancaloit, Saponin đem lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Phụ huynh chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn để lọc lấy nước cây cỏ mực, trộn chung với 2 thìa mật ong và đắp lên vùng bị sún của trẻ.
  • Cam thảo chữa sâu răng: Cây cam thảo không chỉ đem lại những lợi ích tốt cho cơ thể khi dùng độc lập mà còn có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác. Thành phần của dược liệu này chứa nhiều chất có lợi như Glycyrrhizin, Glabridin… giúp chống khuẩn, chống oxy hóa, thanh nhiệt, giảm viêm. Bạn chỉ cần sắc nước cam thảo cho trẻ ngậm từ 2 – 5 phút hoặc uống nhiều lần trong ngày.

Trẻ bị sún răng sữa điều trị ở đâu tốt?

Sún răng sữa có thể gây ảnh hưởng tới việc định hình của răng vĩnh viễn sau này. Các vi khuẩn gây bệnh có thể trở thành mầm mống để gây ra các bệnh lý răng miệng hoặc viêm nha chu. Chính vì vậy, để kịp thời phát hiện và điều trị, bạn nên chủ động đưa con tới thăm khám tại các cơ sở điều trị.

  • Bệnh viện Răng hàm mặt TW: Đây là địa chỉ thăm khám và điều trị phổ biến nhất của người bệnh ở khu vực phía Bắc. Trải qua bề dày lịch sử hình thành và hoạt động, bệnh viện luôn không ngừng ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại trong khám chữa bệnh lý về răng. Khi đưa con tới điều trị bệnh sún răng tại đây, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất sẽ giúp đem lại kết quả ưng ý nhất.
  • Khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Không chỉ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vấn đề liên quan tới sún răng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có thể giúp phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng chuyên sâu hơn như viêm nha chu, viêm tủy, trồng răng…Chi phí công khai, minh bạch cũng là điểm cộng giúp cha mẹ giải quyết nỗi lo tài chính.
  • Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103: Những phụ huynh dành sự quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con trẻ và mong muốn điều trị bằng các dịch vụ y tế nhà nước có thể tham khảo Bệnh viện Quân y 103. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị nhập khẩu hiện đại cùng quy trình khám chữa tinh gọn sẽ giúp bé khắc phục bệnh sún răng sữa mà không gây đau đớn, sợ hãi.

Hướng dẫn cách giúp cha mẹ phòng ngừa

Sún răng ở trẻ có khả năng tái phát và lây lan khá cao. Chính vì vậy, ngoài việc cho trẻ thăm khám y tế, cha mẹ nên hướng dẫn con nếp sống khoa học để nhận thức sớm tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng.

Hướng dẫn cách giúp cha mẹ phòng ngừa
Hướng dẫn cách giúp cha mẹ phòng ngừa
  • Hình thành cho con thói quen đánh răng sau khi ăn từ 2 – 3 lần kết hợp với vệ sinh lại với nước súc miệng.
  • Ưu tiên chọn loại bàn chải tốt cho nướu, có đầu lông chải mềm, kem đánh răng được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Hạn chế cho con ăn đồ ngọt hoặc thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ,… Đường trong thức ăn chính là yếu tố giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh cho men răng.
  • Sử dụng nước súc miệng phù hợp sau khi đánh răng.
  • Tiến hành thăm khám nha sĩ đúng theo định kỳ để kịp thời khắc phục và trám lại các lỗ do vi khuẩn sún răng gây ra.

Sún răng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ khiến giảm kích thước răng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và quá trình phát triển của con sau này. Hy vọng rằng qua bài viết trên đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất về căn bệnh này.

Cập nhật lúc: 9:00 Sáng , 24/05/2021

Tin liên quan

Men răng: Cấu tạo, vai trò và các bệnh lý thường gặp không nên chủ quan

Men răng được đánh giá là cấu trúc vững chắc nhất của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, đem lại cho...

Lấy cao răng là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về lấy cao răng

Chăm sóc răng miệng là vấn đề thiết yếu. Nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, răng sẽ gặp nhiều tổn thương, gây mất thẩm mỹ cũng...

Đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng phổ biến và thường xảy ra bất chợt thường do một số bệnh răng miệng thường gặp. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều...

Áp xe răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Áp xe răng là một tình trạng tổn thương cấu trúc xung quanh răng vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người mắc...

Ê buốt răng do đâu? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả không ngờ

Ê buốt răng có thể khởi phát do nhiều lý do. Bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh...

Niềng răng là gì? Có mấy loại? Thực hiện theo quy trình nào?

Niềng răng được xem là một trong những kỹ thuật chỉnh nha an toàn và đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Đây thực sự đã trở thành cứu cánh...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *