Chăm sóc răng miệng là vấn đề thiết yếu. Nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, răng sẽ gặp nhiều tổn thương, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Kỹ thuật lấy cao răng là một phương pháp loại bỏ những mảng bám chưa được làm sạch trên bề mặt răng. Vậy việc cạo vôi răng có quan trọng không và được thực hiện như thế nào?
Cao răng là gì? Nguyên nhân dẫn đến cao răng
Cao răng hay vôi răng là mảng bám tồn tại giữa kẽ răng, chân nướu. Chúng được hình thành từ những vụn thức ăn tích tụ, không được làm sạch. Thời gian sẽ là, những mảnh thức ăn là vôi hóa, tạo thành cao răng.
Cao răng được hình thành chủ yếu do vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày. Các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hình thành vôi răng gồm:
- Không chải răng thường xuyên hoặc chải răng không kỹ làm thức ăn vẫn còn sót lại bên trong răng miệng. Nếu bạn bỏ qua phần cổ răng, kẽ răng cũng như các răng bên trong thì rất dễ tạo điều kiện cho vôi răng hình thành.
- Không dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải để làm sạch vùng kẽ răng. Bạn nên dùng bàn chải kẽ răng thay vì bàn chải thông thường để làm sạch mảng bám ở kẽ răng.
- Không lấy cao răng định kỳ. Việc vệ sinh hàng ngày không thể đảm bảo 100% mảng bám sạch hết, vậy nên việc cạo vôi răng định kỳ là vô cùng cần thiết.
- Chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt, đồ có gas cũng là nguyên nhân hình thành vôi răng.
Cao răng ảnh hưởng gì đến răng và nướu?
Cao răng có thể khiến bạn bị sâu răng hoặc gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác liên quan đến răng miệng. Nguyên nhân là do vi khuẩn bên trong gây kích ứng và làm hỏng nướu. Theo thời gian sẽ hình thành nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Tình trạng nhẹ nhất bạn có thể gặp phải là viêm nướu. Bạn có thể xử lý được vấn đề này nếu dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng và đến những phòng khám nha khoa để bác sĩ làm sạch.
Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn, hình thành túi giữa nướu và răng, bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị. Đây còn được gọi là bệnh viêm nha chu. Bệnh có thể làm hỏng xương và các mô giữa răng, khiến răng bị hỏng, khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Ngoài ra, cao răng cũng có thể khiến bạn mắc một số bệnh như: Hôi miệng, răng lung lay, mất răng,…
Lấy vôi răng (cao răng) là gì?
Mặc dù bạn chăm sóc răng miệng rất cẩn thận và kỹ lưỡng, tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong khoang miệng. Những vi khuẩn này khi tiếp xúc với protein,… tạo thành lớp màng dính mà chúng ta thường gọi là mảng bám. Mảng bám này dính dưới đường viền nướu của bạn và dính vào chất trám răng gây hỏng men răng, sâu răng,…
Cạo vôi răng chính là làm sạch những mảng bám này trên nướu bằng việc dùng độ rung sóng siêu âm từ đầu của dụng cụ thực hiện.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên lấy cao răng định kỳ vì nếu quá lâu có thể gây viêm nướu và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Có nên lấy cao răng hay không?
Lấy cao răng được đánh giá là khá cần thiết và việc thực hiện cũng khá an toàn, không gây hại cho răng. Ngoài ra, lấy vôi răng cũng có tác dụng:
- Ngăn ngừa chảy máu chân răng: Mảng bám quanh chân răng chứa rất nhiều vi khuẩn, gây khó khăn trong việc vệ sinh. Cao răng sẽ gây viêm nhiễm, chảy máu vùng lợi, nướu. Vậy nên lấy vôi răng sẽ giúp chân răng thông thoáng hơn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Phòng các bệnh về răng miệng: Như đã nói, vôi răng có thể gây ra khá nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa được những bệnh lý này.
- Giúp răng sáng hơn: Cao răng thường có màu vàng nên nếu có quá nhiều mảng bám sẽ khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp. Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp răng sáng hơn và giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Quy trình lấy cao răng
Việc lấy cao răng nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao cũng như có nhiều năm kinh nghiệm. Bởi quy trình thực hiện khá tỉ mỉ, kỹ lưỡng, nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến răng miệng. Nếu sơ ý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến vùng răng miệng, gây đau nhức, khó chịu.
- Bước 1: Khám và tư vấn: Khi đến lấy cao răng tại phòng khám, bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ khám và tư vấn về tình trạng răng. Từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên cũng như hướng điều trị phù hợp nhất.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng: Trước khi cạo men răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bằng những dung dịch y tế chuyên dụng. Việc này giúp lộ ra phần vôi răng cần lấy và giảm nguy cơ cao răng bị sót.
- Bước 3: Lấy cao răng: Hiện nay, đa số khi lấy vôi răng sẽ dùng sóng siêu âm cùng các dụng cụ đặc biệt để xử lý cao răng nhẹ nhàng, hiệu quả, hạn chế đau cũng như chảy máu chân răng. Bác sĩ sẽ cao vôi răng trên toàn bộ hàm cũng như các mảng bám ở mặt trước, mặt sau, đường viền nướu, kẽ răng,…
- Bước 4: Đánh bóng và kết thúc: Đánh bóng sẽ giúp răng trắng hơn, loại bỏ những mảng bám còn sót lại, ngăn mảng bám quay trở lại.
Quy trình thực hiện sẽ khoảng từ 15 – 20 phút tùy tình trạng răng của bạn.
Top địa chỉ lấy cao răng hàng đầu cả nước
Để đảm bảo quy trình lấy cao răng diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn nên đến những địa chỉ khám chữa bệnh về nha khoa uy tín, có đội ngũ chuyên gia hàng đầu cũng như có những kỹ thuật hiện đại. Top địa chỉ lấy cao răng được nhiều người lựa chọn gần đây gồm:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương là địa chỉ hàng đầu trong khám chữa các bệnh về răng miệng. Tại đây bác sĩ cũng thực hiện nhiều trường hợp lấy cao răng khác nhau nên dễ dàng tư vấn và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Số điện thoại bệnh viện: 024 3928 5172
- Bệnh viện Quân đội 108 có khoa Răng được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu giúp xử lý nhiều bệnh lý khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, giúp nhiều người có hàm răng chắc khỏe. Liên hệ bệnh viện: 024 6278 4129.
- Khoa răng Bệnh viện Đà Nẵng cũng được nhiều người tin tưởng trong điều trị các bệnh về răng miệng. Người dân ở khu vực miền Trung có thể đến đây để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Liên hệ bệnh viện: 0236.3821118.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt HCM là địa chỉ hàng đầu khu vực phía Nam. Bạn có thể đến đây lấy vôi răng và nhận tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra, bệnh viện cũng khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau về răng miệng khá hiệu quả. Liên hệ điện thoại: 028 3855 6732.
Chi phí lấy cao men răng
Chi phí lấy cao răng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, chi phí lấy vôi răng không quá cao, tùy thuộc vào từng phòng khám, bệnh viện cũng như mức độ cao răng của người bệnh.
Thông thường, chi phí sẽ khoảng từ 200.000 – 500.000 đồng cho mỗi lần lấy cao răng. Một số trường hợp khác dùng thêm 1 số dịch vụ đi kèm thì chi phí có thể sẽ cao hơn.
Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện lấy cao răng
Khi có ý định lấy cao răng, nhiều người vẫn còn băn khoăn, lo lắng bởi một số vấn đề như:
Lấy vôi răng có tốt không?
Cạo vôi răng rất cần thiết và rất quan trọng. Người bệnh nên đi lấy cao răng định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp răng sáng hơn, khỏe mạnh hơn và ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.
Lấy vôi răng có đau không?
Khi thực hiện lấy vôi răng, nha sĩ sẽ dùng thiết bị siêu âm có đầu phun cực nhỏ để đưa vào những vùng khó tiếp cận. Thiết bị này không làm tổn thương men răng và lấy được cao răng dễ dàng. Một vòi phun khác sẽ phun nước để làm sạch mảng cao răng đã vỡ. Vậy lấy cao răng có đau không?
Lấy vôi rau đau hay không sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Sức khỏe răng miệng: Nếu bạn bị viêm nướu, viêm nha chu, thì khi lấy cao răng bạn sẽ có cảm giác hơi ê buốt.
- Tình trạng vôi răng: Lấy vôi răng thường không gây ê buốt, chảy máu. Nhưng nếu mật độ cao răng quá dày thì có thể gây đau và ê buốt. Tuy nhiên nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên người bệnh không cần quá lo lắng.
- Kỹ thuật của nha sĩ: Với những bác sĩ có kinh nghiệm thì việc lấy vôi răng sẽ không quá đau. Nhưng nếu người chưa có kinh nghiệm, việc thực hiện sẽ lúng túng hơn và gây ê nhức.
Lấy cao răng nhiều có tốt cho răng không?
Lấy cao răng không ảnh hưởng quá nhiều đến răng miệng. Nhưng bạn cũng không nên lạm dụng và lấy quá nhiều. Cạo vôi răng thường xuyên và quá nhiều sẽ khiến răng yếu đi, men răng bị tổn thương, đau răng, ê buốt răng.
Bao lâu nên cạo vôi răng?
Tùy vào sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn tần suất lấy cao răng. Thông thường, người vệ sinh răng miệng tốt thì nên lấy mỗi năm 1 – 2 lần. Người hút thuốc, ăn nhiều đồ ngọt,… nên lấy men răng mỗi năm 3 – 4 lần.
Có được ăn sau khi lấy cao không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt để tránh răng bị ê buốt vì phải hoạt động mạnh để nghiền nát thức ăn.
Một số lưu ý khi thực hiện lấy cao răng
Lấy cao răng khá an toàn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng bạn cũng cần lưu ý:
- Trẻ nhỏ, răng sữa chưa rụng hết không được khuyến cáo lấy cao răng, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi.
- Phụ nữ đang mang bầu nên lấy cao răng vào tháng thứ 4, 5 của giai đoạn thai kỳ.
- Hạn chế ăn đồ quá nóng, lạnh để không làm hỏng men răng cũng như tránh ê buốt răng.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, các loại trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Không hút thuốc, uống chè, rượu bia, cà phê hoặc nước ngọt.
- Đánh răng đủ 2 ngày mỗi lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nên dùng chỉ nha khoa để dễ dàng loại bỏ mảng bám ở những kẽ răng.
- Chải răng đúng cách theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn.
- Khám định kỳ từ một năm 2 lần theo hướng dẫn của nha sĩ.
Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu được chi tiết những thông tin về lấy cao răng. Đây là một việc làm khá quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn nên chú ý. Hãy để những địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn từ các chuyên gia và thực hiện lấy vôi răng an toàn, hiệu quả.