Áp xe răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Áp xe răng là một tình trạng tổn thương cấu trúc xung quanh răng vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người mắc mà còn tăng nguy cơ mất răng, viêm tủy. Để tránh những hậu quả không mong muốn đòi hỏi cần sự phát hiện và can thiệp kịp thời của nha sĩ.

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là một tình trạng chỉ khu vực đang bị sưng đau và có xuất hiện túi mủ hay đã chảy mủ. Những triệu chứng thường tiến triển rất nhanh, chỉ sau một hoặc hai ngày khi miệng bị vi khuẩn tấn công và tích tụ trong các đầu rễ của xương hàm, viêm lan rộng ra gây sưng viêm khắp hàm. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em hoặc người có đề kháng yếu.

Áp xe răng là một tình trạng chỉ khu vực đang bị sưng đau và có xuất hiện túi mủ hay đã chảy mủ
Áp xe răng là một tình trạng chỉ khu vực đang bị sưng đau và có xuất hiện túi mủ hay đã chảy mủ

Về bản chất, áp xe răng là kết quả của quá trình nhiễm trùng chân răng. Khi dưới đường nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển cũng là lúc hệ miễn dịch nhận biết sự tồn tại của vi khuẩn. Tế bào bạch cầu lúc này sẽ có vai trò tiêu diệt yếu tố bất thường. Khi xác bạch cầu và vi khuẩn quá lớn, sẽ hòa cùng với dịch cơ thể.

Bên cạnh đó, khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt vốn có vai trò sát khuẩn nhẹ không thể tác động đến, các mô nướu bị tổn thương cũng có xu hướng rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Chính vì vậy, dịch mủ không thoát được ra ngoài qua đường nướu và có xu hướng tích tích tụ trong chân răng, hình thành nên ổ áp xe.

Bệnh nhân bị áp xe có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, trong xương hàm và các mô xung quanh. Khối áp xe này là biến chứng tiến triển của bệnh sâu răng, các vấn đề nha chu hoặc bị chấn thương gây nứt vỡ răng khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng.

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Bị áp xe răng có bao nhiêu dạng?

Bệnh áp xe răng được chia ra làm 2 loại chính:

  • Áp xe chân răng: Bệnh chủ yếu khởi phát do quá trình bệnh lý viêm tủy răng không được điều trị kịp thời hoặc sai khoa học, ổ nhiễm trùng chưa được loại bỏ hoàn toàn. Khi đó, áp xe sẽ ẩn náu bên trong chóp chân răng sẽ lây lan dần rộng ra bên ngoài.
  • Áp xe quanh răng: Viêm nha chu nếu không được kịp thời sẽ dẫn tới áp xe quanh răng. Tình trạng viêm nhiễm sẽ xuất hiện ở vùng chân răng và tiến triển nhanh chóng.

Áp xe ổ răng do đâu?

Viêm áp xe răng là một bệnh lý tiến triển khó lường với nguy cơ biến chứng cao, chủ động nắm bắt các yếu tố gây bệnh sẽ giúp bạn kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Áp xe răng do bệnh nha khoa không được điều trị kịp thời
Áp xe răng do bệnh nha khoa không được điều trị kịp thời
  • Sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nha chu nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn tới hình thành ổ áp xe.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn tích tụ ở kẽ răng. Cùng với đó, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo giúp chúng có thể tấn công vào cấu trúc quanh răng và gây bệnh.
  • Răng bị tổn thương vật lý do tai nạn đã tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành áp xe chân răng nhanh hơn.
  • Người từng có tiền sử mắc bệnh viêm tủy, điều trị thất bại cũng có nguy cơ cao khiến vi khuẩn tích tụ và dễ dàng gây bệnh
  • Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn là gia tăng khả năng mắc áp xe răng như tiểu đường, tim mạch… sẽ khiến hệ miễn dịch vị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết khi bị áp xe răng

Thời gian phát hiện chính là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị áp xe ổ răng.  Chính vì vậy, nắm bắt những dấu hiệu ngay từ lúc ban đầu sẽ giúp bạn nhận diện kịp thời và đưa ra những chẩn đoán sơ bộ chính xác nhất.

Dấu hiệu nhận biết khi bị áp xe răng
Dấu hiệu nhận biết khi bị áp xe răng
  • Cảm giác đau nhức răng, lợi khi nhai thức ăn hoặc tiếp xúc với đồ lạnh, thậm chí chỉ ăn nhai nhẹ cũng thấy đau
  • Đau bất chợt kèm theo cảm giác tê buốt.
  • Mùi hôi bất thường trong khoang miệng dù đã vệ sinh răng sạch sẽ, mùi tanh phát ra từ túi mủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có trường hợp sốt nhẹ.
  • Bị sưng ở vùng lợi dưới chân răng kéo theo sưng vùng má, mặt.
  • Xuất hiện các hạt mủ tụ dưới chân răng, đè vào cảm thấy đau và có thể chảy mủ ra.

Hướng dẫn cách điều trị an toàn

Áp xe răng là căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Bệnh thường tiến triển rất nhanh kéo theo nguy cơ vỡ túi mủ hoặc mất răng. Chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn không nên chủ quan khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của răng miệng.

Khi tiếp nhận điều trị, nha sĩ sẽ luôn dựa trên điều kiện sức khỏe và tình trạng viêm nhiễm thực tế để đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Nguyên tắc điều trị chung chính là loại bổ ổ viêm, túi dịch, khắc phục từ nguyên nhân và ưu tiên bảo tồn răng.

Cách điều trị ép xe răng bằng y học hiện đại

Thông qua xét nghiệm và đánh giá cụ thể, nha sĩ cân nhắc điều trị bằng thuốc tại chỗ hoặc can thiệp khí cụ nha khoa nhằm loại bỏ túi áp xe.

Điều trị bằng thuốc

Nha sĩ sẽ chỉ định dùng một số sản phẩm thuốc có tác dụng giúp vi khuẩn được ngăn chặn sự phát triển. Để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Nhóm thuốc Penicillin: Đây là nhóm thuốc được ứng dụng phổ biến trong các trường hợp bị áp xe răng giúp giảm đau, kháng viêm, loại bỏ sự tồn tại của vi khuẩn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra một số vi khuẩn thường kháng Penicillin. Do đó, ảnh hưởng tới kết quả chữa trị. Bên cạnh đó, sản phẩm không phù hợp với những người có tiền sử dị ứng với chất này.
  • Nhóm thuốc Azithromycin: Đây là các sản phẩm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, thích hợp dùng cho những trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin. Tuy nhiên, loại thuốc này thường gây ra một số những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng…. nên bạn cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị áp xe cấp và mãn tính

Đối với những trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, túi áp xe có xu hướng gia tăng kích thước dẫn tới một số biểu hiện nguy hiểm như sốt nhẹ hoặc sưng má, ảnh hưởng tới sinh hoạt, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:

Bác sĩ lấy hết phần phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại ra
Bác sĩ lấy hết phần phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại ra
  • Điều trị tủy: Nếu vi khuẩn đã tấn công vào bên trong gây chết tủy hoặc viêm nặng, bác sĩ lấy hết phần phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại ra ngoài, kế đến vệ sinh ống tủy, buồng tủy và phục hồi thân răng. Tuy nhiên, quá trình này chỉ có thể bảo vệ chức năng cơ bản của răng trong khoảng 15 đến 25 năm trong điều kiện quá trình vệ sinh răng miệng đảm bảo.
  • Dẫn lưu áp xe: Trường hợp bệnh nhân bị áp xe với kích thước lớn, áp xe ổ chân răng, quanh thân răng kèm theo bệnh lý nha khoa sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp này. Trước đó, các bác sĩ sẽ phải vệ sinh mảng bám ở răng miệng, ưu tiên điều trị vấn đề nha khoa nếu có. Sau đó tiến hành chích rạch vết cắt nhỏ để dẫn lưu áp xe, kích thước túi viêm sẽ giảm dần. Cuối cùng, nha sĩ sẽ vệ sinh lại toàn bộ khoang miệng và vùng bị tổn thương.
  • Thay thế răng mới: Những đối tượng mắc áp xe ổ chân răng hoặc áp xe do viêm nha chu khiến các tổ chức xung quanh tổn thương nghiêm trọng, giảm độ bám khiến răng lung lay và khó giữ sẽ buộc phải tiến hành nhổ bỏ. Mục tiêu của việc này là giúp hạn chế nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh và lấy đi môi trường cư trú của vi khuẩn. Tuy nhiên để tránh tình trạng mất răng quá lâu gây tiêu xương, lệch mặt, bạn cần phải lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp. Implant và cầu răng sứ là những sự lựa chọn phổ biến nhất.

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Các cách điều trị bệnh áp xe răng tại nhà chỉ đem lại hiệu quả trong việc giảm triệu chứng chứ không giúp loại bỏ triệt để hoặc thay thế thuốc đặc trị. Vì thế, người bệnh cần phải cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn.

  • Cách trị áp xe răng bằng baking soda: Hòa 1 thìa bột với 100ml nước và ngậm trong khoảng 2 – 3 phút trước khi đánh răng sẽ giúp loại bỏ tốt nhất mảng bám ở răng, lấy đi môi trường sinh trưởng của vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
  • Cách điều trị bệnh áp xe chân răng bằng tinh dầu đinh hương: Đây là loại nguyên liệu với khả năng kháng viêm và chống viêm rất tốt. Bạn có thể pha loãng một vài giọt tinh dầu nguyên chất với 50ml nước ấm và dùng để súc miệng ngày 2 lần.
  • Điều trị áp xe nướu răng với tỏi: Tỏi là nguyên liệu nổi bật với tính nóng, vị cay, có tác dụng kháng viêm, giảm đau sưng nướu. Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần bóc vỏ, đập dập sau đó đắp lên vị trí áp xe răng, ngày 2 – 3 lần. Nên áp dụng cách làm này vào buổi tối để tránh nguy cơ khiến miệng có mùi khó chịu.

Ứng dụng cây thuốc nam trong điều trị áp xe răng

Những cây thuốc nam được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh răng miệng từ y học cổ truyền. Việc kết hợp hoặc sử dụng riêng lẻ những nguyên liệu này đều đem lại hiệu quả như loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, kháng viêm một cách an toàn.

  • Cây lược vàng: Thành phần của lược vàng gồm có các chất phytosterol, kaempferol, quercetin giúp kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Bạn chỉ cần rửa sạch và thái nhỏ khoảng 5 lá lược vàng. Sau đó hãm với nước sôi trong khoảng 1 tiếng và uống hằng ngày thay nước lọc.
  • Lá bạc hà: Trong Đông y, lá bạc hà có tính ấm, vị cay the thường giúp tán hàn, giải độc. Người bệnh đem 1 nắm lá đã rửa sạch, đun sôi cùng 100ml nước và uống như trà mỗi ngày.
  • Cây cỏ mực: Tác dụng của cỏ mực đã được chứng minh và công nhận trong cả y học cổ truyền và hiện đại. Đây là loại nguyên liệu có tính mát, vị đắng giúp cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Đem nguyên liệu đã làm sạch đi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau đó trộn thành quả thu được với 2 thìa mật ong và bôi lên vùng nướu sưng viêm.

Bị áp xe răng khám ở đâu tốt nhất?

Áp xe răng trên thực tế không thể điều trị dứt điểm tại nhà. Chính vì vậy, bạn nên tới các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và loại bỏ dứt điểm.

  • Nha Khoa Oze: Phòng khám nha khoa Oze có hệ thống rộng khắp Hà Nội. Nơi đây được thành lập từ năm 2012 với tên gọi là Nha khoa Quốc tế 108. Với những nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện năng lực chuyên môn và hệ thống thiết bị, đội ngũ bác sĩ tại đây đã khám, điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp mắc áp xe răng.
  • Nha khoa thẩm mỹ quốc tế Win Smile: Trải qua hơn 4 năm thành lập và phát triển, hệ thống nha khoa thẩm mỹ Win Smile tự hào là trung tâm đầu tiên có chất lượng dịch vụ đẳng cấp 5 sao tại Hà Nội. Rất nhiều người nổi tiếng và doanh nhân đã lựa chọn nơi đây là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng quen thuộc. Đối với những khách hàng có nhu cầu tài chính và mong muốn điều trị áp xe nhanh nhất có thể tham khảo địa chỉ này.
  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương: Là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác khám chữa và điều trị bệnh lý liên quan tới răng miệng, bạn sẽ hoàn toàn không cần phải lo lắng khi tới điều trị tại đây. Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương luôn đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất với chi phí hợp lý, bảng giá minh bạch, công khai.

Hướng dẫn cách phòng ngừa

Áp xe răng có thể khởi phát do vi khuẩn tấn công trực tiếp hoặc do sự tiến triển của bệnh sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm nướu từ trước đó. Chính vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất chính và thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Đánh răng thường xuyên từ 2 – 3 lần mỗi ngày với kem đánh răng phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với những thực phẩm quá nóng, quá lạnh dễ gây kích thích răng.
  • Lựa chọn loại bàn chải phù hợp, để tránh áp xe răng sữa bạn nên lựa chọn cho trẻ những sản phẩm chuyên biệt theo lứa tuổi,
  • Chải đều mặt răng, chú ý những vị trí dễ tích tụ vi khuẩn hoặc khó làm sạch như kẽ răng, răng hàm ở góc….Không nên vệ sinh quá mạnh sẽ dẫn tới chảy máu, viêm nướu.
  • Tăng cường dưỡng chất phù hợp để cải thiện đề kháng.
  • Thăm khám nha sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm như mất răng, viêm tủy, đau buốt kéo dài… Hy vọng rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả có thêm kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân.

Cập nhật lúc: 3:00 Chiều , 24/05/2021

Tin liên quan

Sún răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ hàm răng cho trẻ

Sún răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ từ 1 - 3 tuổi. Căn bệnh này thường bị nhiều phụ huynh chủ quan, dẫn tới những ảnh...

Men răng: Cấu tạo, vai trò và các bệnh lý thường gặp không nên chủ quan

Men răng được đánh giá là cấu trúc vững chắc nhất của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, đem lại cho...

Lấy cao răng là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về lấy cao răng

Chăm sóc răng miệng là vấn đề thiết yếu. Nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, răng sẽ gặp nhiều tổn thương, gây mất thẩm mỹ cũng...

Ê buốt răng do đâu? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả không ngờ

Ê buốt răng có thể khởi phát do nhiều lý do. Bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh...

Niềng răng là gì? Có mấy loại? Thực hiện theo quy trình nào?

Niềng răng được xem là một trong những kỹ thuật chỉnh nha an toàn và đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Đây thực sự đã trở thành cứu cánh...

Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì? Có hiệu quả không?

Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp hiệu quả để giúp bạn khắc phục được một số các khiếm khuyết trên răng, chẳng hạn như răng thưa, mọc không...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *