6 thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng

Đau nhức răng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bởi vậy, việc thăm khám nha sĩ luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng thêm một số loại thuốc giảm đau răng tạm thời để bớt cảm giác khó chịu.

Bị đau răng có nên uống thuốc giảm đau?

Đau răng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân khởi phát có thể do sâu răng, mọc răng khôn hoặc đau răng cấm.

Cơn đau răng có thể xuất hiện bất chợt mà không báo trước hoặc thường xuyên. Cảm giác khó chịu này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng như làm việc của người bệnh. Chính bởi vậy, theo các bác sĩ nha khoa, việc sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc là cần thiết. Có thể nói, đây chính là “phao cứu cánh” chấm dứt ngay cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể mang thuốc đau răng bên mình để sử dụng bất cứ lúc nào khi cần. Chỉ với vài viên thuốc và một cốc nước ấm, cảm giác ê buốt, đau nhức răng sẽ biến mất hoàn toàn.

6 thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng

Paracetamol, Alaxan, Dorogyne, Rodogyl, Franrogyl và Naphacogyl là 6 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

1. Cách trị đau răng khẩn cấp bằng thuốc Paracetamol

Thuốc Paracetamol còn sở hữu tên gọi khác là Acetaminophen. Từ lâu, thuốc này đã được rất nhiều người biết đến với tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng hiệu quả.

Thuốc Paracetamol giảm đau răng
Thuốc Paracetamol giảm đau răng

Đáng chú ý, Paracetamol cũng thường xuyên được các nha sĩ chỉ định trong trường hợp bị đau nhức răng do các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, mọc răng khôn, viêm lợi, viêm nha chu. Thuốc này gần như không có tác dụng phụ nên bạn có thể sử dụng mà không cần kê đơn, tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Thành phần: Thành phần chính của Paracetamol chính là Acetaminophen.

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống 1 hoặc 2 viên Paracetamol sau ăn, tùy vào tình trạng đau. Mỗi ngày uống 2 lần, khoảng cách mỗi lần uống là từ 4 – 6 giờ.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Chỉ sử dụng 1 viên Paracetamol duy nhất trong 1 lần uống. Dùng thuốc này sau bữa ăn, mỗi ngày uống 2 lần.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 6 tuổi không dùng Paracetamol trong bất cứ trường hợp nào.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị thiếu máu nặng, suy gan, suy thận.
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc giảm đau paracetamol là Acetaminophen.

Giá bán: Thuốc Paracetamol trên thị trường đang có mức giá khoảng 35.000 – 50.000 đồng cho 1 hộp (20 vỉ x 10 viên).

2. Thuốc trị đau răng Alaxan

Alaxan cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau răng vô cùng hiệu quả. Sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nén với sự kết hợp hài hòa giữa Paracetamol và Ibuprofen. Hai thành phần sở hữu khả năng giảm đau răng cực kỳ nhanh chóng.

Thuốc Alaxan chứa hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen
Thuốc Alaxan chứa hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen

Thành phần:

  • Paracetamol (325mg).
  • Ibuprofen (200mg).

Cách dùng: Alaxan chỉ sử dụng cho người lớn với liều dùng mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 hoặc 4 lần tùy mức độ đau răng.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em.
  • Người bị dị ứng với thành phần chứa trong thuốc trị đau răng Alaxan .
  • Người mắc bệnh gan, huyết áp, hen và suy tim.

Giá bán: 100.000 đồng/ hộp thuốc Alaxan (10 vỉ x 10 viên).

3. Đau răng uống thuốc gì? – Thuốc Dorogyne

Dorogyne còn được biết đến với tên gọi khác là Spiramycin hay Metronidazole. Thuốc này được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (Việt nam).

Dorogyne là một loại thuốc kháng sinh, thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mãn tính, cụ thể là viêm nha chu, viêm lợi, viêm dưới hàm,…Bên cạnh đóm, thuốc này cũng có thể sử dụng được trong trong trường hợp răng bị đau do sâu, mọc răng khôn.

XEM THÊM

Thuốc Dorogyne còn có tên gọi khác là Metronidazole
Thuốc Dorogyne còn có tên gọi khác là Metronidazole

Thành phần:

  • Spiramycin (750.000 IU).
  • Metronidazol (125mg).
  • Tá dược vừa đủ 1 viên Dorogyne.

Cách dùng:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 2 viên Dorogyne sau ăn, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Trẻ từ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên nén Dorogyne. Dùng mỗi ngày 3 lần sau các bữa ăn chính.
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Dorogyne. Mỗi ngày uống 2 lần sau ăn vào buổi sáng và tối để giảm đau răng hiệu quả.

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Người dị ứng với thành phần có trong thuốc kháng sinh Dorogyne.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ và đang trong thời kỳ cho con bú.

Giá bán: Thuốc kháng sinh Dorogyne trên thị trường có giá bán khoảng 22.000 đồng cho 1 hộp (2 vỉ x 10 viên).

4. Thuốc chữa đau răng Rodogyl

Rodogyl cũng là một trong những thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến. Cụ thể, nó được áp dụng trong các trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn răng miệng, viêm lợi, viêm nha chu. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng giảm đau nhanh đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng âm đạo.

Thuốc điều trị đau răng Rodogyl
Thuốc điều trị đau răng Rodogyl

Thành phần:

  • Metronidazol (125mg).
  • Spiramycin (750.000 International Unit).
  • Một số tá dược khác vừa đủ 1 viên nén Rodogyl.

Cách dùng:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 2 viên nén Rodogyl. Sử dụng trung bình 2 – 3 lần/ ngày sau ăn tùy mức độ đau răng.
  • Trẻ từ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Rodogyl. Ngày sử dụng 3 lần sau ăn vào các buổi sáng, trưa và tối.
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Rodogyl. Ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi ăn no.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 6 tuổi.
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc là Spiramycin, Metronidazole và các Imidazole.
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ và cho con bú không nên dùng thuốc Rodogyl để giảm đau răng.

Giá bán: Thuốc Rodogyl có giá tham khảo là 22.000 đồng cho 1 hộp 20 viên nén bao phim.

5. Cách trị đau răng khẩn cấp với thuốc Franrogyl

Franrogyl được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh và được sử dụng rộng rãi. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất và phân phối bởi Công ty Liên doanh Dược phẩm Eloge France (Việt Nam).

Franrogyl ra đời nhằm mục đích diệt khuẩn. Thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị các chứng viêm miệng, viêm chu nha, viêm lợi và đặc biệt là giảm đau nhức răng cấp tốc.

Thuốc Rodogyl giúp giảm đau răng khẩn cấp
Thuốc Rodogyl giúp giảm đau răng khẩn cấp

Thành phần:

  • Spiramycin (hàm lượng 750.000 IU).
  • 125mg Metronidazol.
  • Tá dược: Tinh bột mì, magnesi stearate, lactose, titan dioxid, HPMC,…

Cách dùng: Thuốc Franrogyl được chỉ định sử dụng sau mỗi bữa ăn ít nhất khoảng 30 phút. Liều dùng cụ thể như sau:

  • Người lớn: Mỗi lần uống từ 4 – 6 viên tùy vào mức độ đau răng và chia thành 2 đến 3 lần lần uống mỗi ngày.
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống duy nhất 1 viên Franrogyl và sử dụng 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa và tối.
  • Trẻ 6 – 10 tuổi: Mỗi lần sử dụng duy nhất 1 viên và uống ngày 2 lần vào sáng và tối.

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  • Người mẫn cảm với thành phần spiramycin và imidazol.

Giá bán: Thuốc Franrogyl có giá tham khảo là 55.000 đồng cho 1 hộp (2 vỉ x 10 viên).

6. Thuốc giảm đau răng nhanh Naphacogyl

Naphacogyl là loại thuốc giảm đau răng cấp tốc thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Bởi thuốc này vừa có tác dụng giảm đau nhanh, kháng viêm hiệu quả mà còn sở hữu độ an toàn cao.

Công dụng chính của Naphacogyl là chống viêm nhiễm cấp tính và mãn tính. Đồng thời thuốc cũng ngăn ngừa tối đa tình trạng viêm nhiễm sau hậu phẫu.

Thuốc Naphacogyl có tác dụng giảm đau kháng viêm cực tốt
Thuốc Naphacogyl có tác dụng giảm đau kháng viêm cực tốt

Thành phần:

  • Acetyl Spiramycin (100mg).
  • Metronidazol (125 mg).
  • Tá dược khác vừa đủ 1 viên Naphacogyl.

Cách dùng: Thuốc Naphacogyl chỉ đường dùng sau ăn với liều lượng như sau:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 4 hoặc 6 viên Naphacogyl tùy vào mức độ đau răng.
  • Trẻ 10-15 tuổi: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng 1 viên Naphacogyl.
  • Trẻ từ 5-10 tuổi: Uống Naphacogyl 2 viên/2 lần/ngày.

Chống chỉ định:

  • Người bị mẫn cảm với các thành phần có trong Naphacogyl, cụ thể là metronidazol, imidazol hoặc là hoạt chất acetyl spiramycin.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người đang gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày hoặc người cao tuổi mắc bệnh về tiêu hóa.

Giá bán: Thuốc naphacogyl có giá bán trên thị trường khoảng 20.000 1 hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng

Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc là:

  • Việc dùng thuốc giảm đau răng cấp tốc cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ (nếu có). Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro ngoài khi muốn trong quá trình sử dụng.
  • Chỉ mua các loại thuốc trị đau răng tại hiệu thuốc uy tín, đủ giấy phép hoạt động.
Các thuốc giảm đau răng chỉ có hiệu quả tức thời
Các thuốc giảm đau răng chỉ có hiệu quả tức thờisuffering from toothache while standing against grey background
  • Thuốc giảm đau răng có thể xảy ra tương tác với một số thuốc điều trị bệnh hoặc thực phẩm chức năng. Bởi vậy mà bạn nên cẩn trọng trong trường hợp này.
  • Không dùng thuốc giảm đau răng khi phát hiện thấy chúng đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu biến dạng, thay đổi màu sắc.
  • Mọi loại thuốc giảm đau răng khẩn cấp đều được khuyến cáo sử dụng sử dụng không quá 7 ngày. Nếu như việc uống thuốc không mang lại kết quả như mong muốn thì tốt nhất bạn hãy ngưng dùng và tới gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp hơn.
  • Các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau răng tạm thời. Muốn khắc phục dứt điểm khó chịu này thì việc bạn cần làm là gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Trong quá trình dùng thuốc tây để chữa đau răng, nếu như nhận thấy cơ thể có một số dấu hiệu bất thường thì hãy ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng phát ban, mẩn đỏ da, buồn nôn hay hoa mắt, chóng mặt,…
  • Mọi thuốc giảm đau răng đều cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Bởi các thành phần có trong thuốc có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và cả thai phụ. Tốt nhất đối tượng này cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ một loại thuốc nào, dù là thuốc không kê đơn.
  • Tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng khẩn cấp cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Sử dụng thuốc trị đau răng cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Vừa rồi là thông tin chi tiết về 6 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc mà bạn nên nắm rõ. Tốt nhất, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc Tây y nào. Có như vậy bạn mới hạn chế được tối đa những rủi ro ngoài ý muốn.

QUAN TÂM NHIỀU

Cập nhật lúc: 10:00 Sáng , 02/06/2021

Tin liên quan

Ê buốt răng cửa do đâu, biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị kịp thời áp dụng ngay

Ngày nay, có rất nhiều người gặp các vấn đề về răng miệng, biểu hiện nhận thấy rõ rệt nhất là cảm giác ê buốt răng, đặc biệt là răng...

Nguyên nhân ê buốt răng khi ăn đồ ngọt: Biểu hiện và cách điều trị

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về răng miệng của mình. Răng được cấu tạo 3 phần gồm: men...

Cách chữa đau răng hiệu quả, giúp loại bỏ đau nhức răng an toàn

Cơn đau nhức răng luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Hiện nay có khá nhiều cách xử lý bệnh bằng...

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Đau răng nổi hạch ở cổ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn khiến người bệnh...

Ê răng sau khi cạo vôi: Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Rất nhiều người sau khi cạo vôi răng gặp phải tình trạng răng bị ê buốt. Đây là hiện tượng không quá nguy hiểm và có thể xử lý được...

Ê buốt răng sau khi trám nguyên nhân là gì? Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này

Sau khi trám răng, nhiều người thường bị ê buốt, khó chịu. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ê buốt cũng như...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *