Ê buốt răng cửa do đâu, biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị kịp thời áp dụng ngay

Ngày nay, có rất nhiều người gặp các vấn đề về răng miệng, biểu hiện nhận thấy rõ rệt nhất là cảm giác ê buốt răng, đặc biệt là răng cửa. Do đâu, mà xuất hiện ê buốt răng cửa, liệu chúng có phải dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua trong bài viết dưới đây, để sớm đưa ra cách ngăn ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa

Răng cửa là nơi dễ nhìn thấy, là nơi tiếp xúc với thức ăn đầu tiên. Lớp bảo vệ răng cửa yếu hơn các răng khác, nên ê buốt răng cửa là điều bình thường đối với răng nhạy cảm. Nhưng bên cạnh đó, ê buốt răng cửa hàm dưới còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Răng bị nứt, mẻ do va chạm mạnh

Răng cửa có lớp men răng mỏng hơn so với các răng khác vậy nên chỉ cần một cú va chạm tương đối cũng có thể làm chúng bị sứt, mẻ. Khi đó, phần lớp ngà răng lộ ra, khi ăn uống hoặc vệ sinh không sạch sẽ, sẽ tác động đến lớp ngà răng và tủy răng gây cảm giác ê buốt.

Việc này còn diễn ra khi chúng ta thường xuyên ăn những vật cứng như đá lạnh, đồ ăn cứng,… vô tình cắn mạnh cũng có thể khiến răng bị tổn thương, gây đau nhức, khó chịu.

Răng bị sứt mẻ dẫn đến ê buốt răng cửa.
Răng bị sứt mẻ dẫn đến ê buốt răng cửa

Đau ê buốt răng cửa hàm dưới do mòn cổ răng

Mòn cổ răng là phần chân răng được bao bọc quanh lợi bị bào mòn, tạo thành các khe nhỏ giữa hai chân răng. Hiện tượng này thường không được chúng ta chú ý cho đến khi đã tạo thành các khe hở lớn, gây viêm lợi, viêm chân răng.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Mòn cổ chân răng thường bị ở răng cửa, răng nanh dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa hàm dưới mỗi khi ăn những thức ăn chua, ngọt, hoặc sử dụng đồ uống quá nóng lạnh. Mòn cổ răng nếu không xử lý kịp thời sẽ làm tụt lợi, gây viêm, mưng mủ cho lợi, lâu dần chân răng bị mài dần dẫn đến rụng răng.

Răng bị sâu

Sâu răng là hiện tượng dễ nhận biết khi bị ê buốt răng cửa. Sâu răng là hiện tượng răng bị các vi khuẩn tấn công gây nên những kẽ hở có màu đen bán xung quanh bề mặt răng, khi ăn thức ăn ngọt, hoặc chua sẽ tạo cảm giác đau nhói, vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lâu dần tạo thành các mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn tích tụ gây tổn thương đến cấu trúc răng. Sâu răng nếu không điều trị kịp thời còn để lại rất nhiều hệ lụy như nhiễm trùng, viêm tủy,…

Răng bị sâu khiến vi khuẩn làm tổ kích thích vào tuỷ gây ê buốt răng cửa
Răng bị sâu khiến vi khuẩn làm tổ kích thích vào tuỷ gây ê buốt răng cửa

Ăn nhiều thực phẩm có chứa axit

Càng ngày nhiều người trẻ lại mắc phải vấn đề ê buốt răng miệng do việc ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa axit hoặc các thành phần có thể phá hủy men răng. Trái cây là một trong các loại thực phẩm chứa tính chua nhiều nhất trong thực phẩm.

Ngoài ra, sử dụng đồ uống có ga như nước ngọt, bia rượu cũng làm mài mòn lớp men bảo vệ răng.

Thói quen nghiến răng

Cấu tạo của răng gồm ba phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Lớp men răng có kết cấu cứng nhất trong cung hàm. Tuy nhiên, nếu có một lực mạnh tác động liên tục vào răng thì khả năng men răng bị mài mòn và ảnh hưởng đến lớp ngà răng là điều không tránh khỏi.

Ngoài nguyên nhân gây ê buốt răng, nghiến răng còn làm tình trạng sức khỏe của chúng ta trở nên mệt mỏi do việc hoạt động cơ hàm quá độ dẫn đến mỏi cơ miệng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến việc đóng mở khuôn miệng.

Thường xuyên nghiến răng không chỉ khiến mỏi các cơ hàm mà còn làm ê buốt răng cửa trầm trọng.
Thường xuyên nghiến răng không chỉ khiến mỏi các cơ hàm mà còn làm ê buốt răng cửa trầm trọng.

Đánh răng quá mạnh

Không kiểm soát được lực đánh răng cũng gây nên hiện tượng ê buốt răng cửa hàm trên của răng. Đa phần, chúng ta thường bỏ qua việc lựa chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng. Sử dụng bàn chải cứng tác động một lực mạnh lên hàm răng cũng là lý do phổ biến dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa.

Đánh răng quá mạnh suốt thời gian dài, liên tục sẽ làm cho lớp men răng bị mòn đi đáng kể, từ đó, lộ ra lớp ngà răng bên trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ điều hành dây thần kinh (tủy răng)

Đánh răng quá mạnh gây chảy máu chân răng và gây mòn men răng
Đánh răng quá mạnh gây chảy máu chân răng và gây mòn men răng

Sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng

Nhiều người khi thấy răng mình có hiện tượng xỉn màu, đều lo lắng và tìm đến những phương pháp tẩy trắng răng mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và không biết nó có phù hợp với bản thân không. Sử dụng baking soda hoặc chanh để tẩy trắng răng là một biện pháp đơn giản được nhiều người sử dụng, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm acid trong các thành phần trên làm bào mòn men răng.

Ngoài ra, nhiều người lựa chọn các cơ sở tẩy trắng răng không đảm bảo, sử dụng lớp gel làm trắng quá nhiều gây kích ứng ê buốt chân răng cửa hàm dưới trong thời gian hợp chất tác dụng lên bề mặt răng.

Sử dụng các chất tẩy trắng không đúng cách dẫn đến làm mòn men răng
Sử dụng các chất tẩy trắng không đúng cách dẫn đến làm mòn men răng

Không xử lý lớp cao răng

Cao răng là các lớp mảng bám ở bề mặt ngoài của men răng, những mảng bám tích tụ lâu ngày do quá trình ăn uống. Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên các mảng bám này sẽ tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm và tạo cảm giác ê buốt đau nhức dữ dội.

Đau ê buốt răng cửa biểu hiện của bệnh gì?

Nếu mắc các vấn đề về răng miệng rất có khả năng, trong người chúng ta đang tiềm tàng một số bệnh lý nguy hiểm như:

Viêm nướu (lợi)

Viêm nướu là tình trạng vùng nướu bao bọc phần chân răng bị sưng tấy, nổi đỏ, lâu dần bị tụt nướu,… Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó lường như: viêm tủy, viêm nha chu, bị áp xe răng và có thể làm rụng răng.

Biểu hiện nhẹ của viêm lợi nướu là tình trạng ê buốt răng hàm, bởi khi nướu bị viêm, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào tủy răng, chạm đến các dây thần kinh tủy, gây cảm giác khó chịu, đau nhức kéo dài. Ngày càng nhiều người bị viêm nướu, do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo, hút nhiều thuốc lá, sử dụng rượu bia, hay do phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Viêm nướu(lợi) nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến hiện tượng ê buốt răng
Viêm nướu (lợi) nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến hiện tượng ê buốt răng

Sâu răng

Nếu hàm răng bị ê buốt xuất hiện sau khi bạn ăn đồ nóng hoặc lạnh, hay ngay cả khi bạn đánh răng cũng gây đau nhói. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề sâu răng.

Răng hàm nằm ở vị trí khó quan sát và khó vệ sinh, nên dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Răng sâu sẽ làm mòn men răng dần ăn sâu vào tủy, gây nên biểu hiện ê buốt răng. Khi có cảm giác ê buốt tức là bệnh lý đã trở nặng, cần điều trị kịp thời.

Điều đáng nói là, khi bạn phát hiện ra răng sâu thì răng bạn đang ở mức độ nặng. Vi khuẩn làm tổn thương bề mặt ở sâu trong men răng, khi lớp men răng bị mất đi, sẽ tạo thành những lỗ đen mà mắt thường chúng ta có thể quan sát được. Lúc này, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian phải có sự can thiệp từ bác sĩ.

Viêm tủy

Tủy răng là bộ phận nắm giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong kết cấu răng, bởi nó là nơi tổ chức hệ thống dây thần kinh. Do đó, nếu tủy bị vi khuẩn xâm nhập vào dẫn đến viêm tủy làm cho tình trạng bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng gây ê buốt liên tục suốt nhiều giờ liền.

Khi bị viêm tủy, vi khuẩn tích tụ lâu trong răng khiến người mắc phải luôn cảm thấy đau nhói, để lâu không điều trị còn dẫn đến mưng mủ. Đa phần người bị viêm tủy thường sẽ phải triệt tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng.

Ê buốt răng cửa hàm dưới hay trên đều ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Người mắc sẽ luôn cảm thấy đau nhức, làm giảm khả năng kích thích ăn uống, dẫn đến chán ăn, lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.

Mắc các bệnh về răng miệng, nếu không xử lý triệt để chúng sẽ ngày càng nặng hơn và gây cản trở đến vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.

Răng chứa rất nhiều dây thần kinh và chúng kết nối với bộ não trung ương, do vậy nếu phải can thiệp quá nhiều vào răng miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và gây suy yếu cho cơ thể.

Viêm tuỷ là bệnh lý nguy hiểm về răng miệng
Viêm tuỷ là bệnh lý nguy hiểm về răng miệng

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng cửa hiệu quả

Nếu quan tâm đến sức khỏe răng miệng, một vài cách dưới đây sẽ giúp chúng ta hạn chế được phần nào nỗi đau do ê buốt răng hình thành:

Thực hiện một số phương pháp giảm ê buốt răng cửa tại nhà

Với các trường hợp ê buốt nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm ê tạm thời như:

Chườm đá

Đây là biện pháp giảm ê buốt tức thì và đạt kết quả nhanh nhất nếu chúng ta bị ê buốt răng. Cách thực hiện rất đơn giản: sử dụng một chiếc khăn để bọc viên đá lạnh và chườm vào khu vực đang bị ê buốt. Chúng ta sẽ cảm thấy giảm đau hiệu quả ngay sau đó.

Xem thêm: 12 cách chữa ê buốt răng tại nhà không nên bỏ qua

Chườm đá giúp giảm ê buốt răng ngay tức khắc.
Chườm đá giúp giảm ê buốt răng ngay tức khắc.

Sử dụng nước muối loãng

Muối là một khoáng chất thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ là gia vị trong bữa cơm gia đình, thành phần trong muối còn giúp kháng lại vi khuẩn có hại gây ra ê buốt răng miệng.

Tác dụng khi súc miệng nước muối:

  • Thành phần Natri Clorua, phản ứng kiềm hóa  gây ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn trong miệng, giảm tình trạng hôi miệng và viêm nướu.
  • Hơn nữa, nước muối còn có khả năng đánh bay mảng bám thức ăn, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, ngăn ngừa một số bệnh nghiêm trọng về răng miệng, giảm tình trạng ê buốt răng cửa hàm trên hiệu quả.

Cách vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng: Sử dụng một thìa cà phê muối hòa tan với 200ml nước ấm, súc miệng liên tục 2 lần một ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.

Uống lá trà bạc hà

Tinh dầu bạc hà có khả năng gây tê, giảm đau nhức và khả năng chống viêm hiệu quả.

Cách sử dụng rất đơn giản, dùng lá trà khô ngâm trong nước sôi khoảng 15p để trà tiết ra nhiều tinh chất nhất. Sau đó, bạn có thể uống hoặc dùng để súc miệng để loại bỏ được vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng bã trà để đắp lên phần răng bị ê buốt đem lại hiệu quả ngay tức thì.

Lá trà xanh từ lâu đã được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng
Lá trà xanh từ lâu đã được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng

Hạn chế ăn thực phẩm có chứa Acid

Để giảm thiểu cảm giác ê buốt răng cửa xâm lấn gây khó chịu, chúng ta cần hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm chứa Acid cho đến khi tình trạng ê buốt răng giảm đi.

Ngoài ra hạn chế ăn đồ lạnh, đồ cứng để giảm nguy cơ sứt mẻ răng, giảm tình trạng có các mao mạch máu nguy hiểm đến khung răng. Không sử dụng đồ uống có ga, có cồn và thuốc lá để vi khuẩn không có cơ hội xâm lấn vào răng, ảnh hưởng đến men răng.

Điều trị tại cơ sở y tế

Nếu đã sử dụng hết các biện pháp trên nhưng vẫn không đỡ, lời khuyên dành cho chúng ta là đến ngay các cơ ở y tế để được các bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, thông thường có thể điều trị bằng những cách sau:

Đặt máng nhai chống nghiến

Đây là phương pháp hữu ích giúp hạn chế tối đa việc tác động mạnh lên răng, gây bào mòn men răng trong thời gian dài. Bởi chúng ta không thể kiểm soát được hành động của mình trong lúc ngủ, việc sử dụng một công cụ hỗ trợ sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe răng miệng hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian.

Đặt máng nhai chống nghiến giúp hạn chế tình trạng ê buốt răng cửa
Đặt máng nhai chống nghiến giúp hạn chế tình trạng ê buốt răng cửa

Ngăn ngừa triệu chứng mòn cổ răng

Đây là biện pháp đơn giản giúp phục hồi lại chân răng và lớp men răng mà không cần sự can thiệp của bác sĩ nếu kịp thời phát hiện. Để làm được điều đó, chúng ta cần giảm tối đa sử dụng thực phẩm có chứa Acid, đánh răng với bàn chải mềm; sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluoride; tăng độ khoáng hóa trong men răng, để cải thiện tốt nhất cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Lấy cao răng định kỳ

Theo khuyến cáo y khoa, việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa tình trạng ê buốt răng cửa. Việc lấy cao răng giúp làm sạch vi khuẩn bám lâu ngày trên răng miệng giảm tình trạng viêm, sưng, ê buốt răng nhanh chóng và hiệu quả.

Tẩy trắng răng đúng liều lượng

Nếu chúng ta muốn hàm răng trở nên trắng sáng và rắn chắc, việc đầu tiên là lựa chọn cơ sở y tế thích hợp để được nhận tư vấn chính xác và sử dụng liều lượng tẩy trắng răng phù hợp. Có rất nhiều cách để bạn có hàm răng đẹp mà không cần xâm lấn nha khoa.

Chúng ta đều biết, răng cửa nằm ở vị trí dễ quan sát, nên cũng rất dễ bị tổn thương. Ê buốt răng cửa là một triệu chứng thông thường của răng nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan bởi rất có thể chúng ta đang gặp phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khiến cuộc sống hằng ngày có thể trở nên xáo trộn. Tìm cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả và khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần là cách tốt nhất để phòng ngừa được các vấn đề về răng miệng.

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc: 2:00 Chiều , 01/06/2021

Tin liên quan

Nguyên nhân ê buốt răng khi ăn đồ ngọt: Biểu hiện và cách điều trị

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về răng miệng của mình. Răng được cấu tạo 3 phần gồm: men...

Cách chữa đau răng hiệu quả, giúp loại bỏ đau nhức răng an toàn

Cơn đau nhức răng luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Hiện nay có khá nhiều cách xử lý bệnh bằng...

12 cách chữa ê buốt răng tại nhà không nên bỏ qua

Cách chữa ê buốt răng tại nhà như dùng tỏi, lá trầu không, lá ổi non hay trà xanh từ lâu đã được ông cha áp dụng nhờ hiệu quả...

6 thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả được nhiều người sử dụng

Đau nhức răng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bởi vậy, việc thăm khám nha...

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Đau răng nổi hạch ở cổ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn khiến người bệnh...

Ê răng sau khi cạo vôi: Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Rất nhiều người sau khi cạo vôi răng gặp phải tình trạng răng bị ê buốt. Đây là hiện tượng không quá nguy hiểm và có thể xử lý được...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *