Cơn đau nhức răng luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Hiện nay có khá nhiều cách xử lý bệnh bằng Đông y, Tây y và những mẹo dân gian. Để xử lý tình trạng đau nhức răng, người bệnh có thể áp dụng những cách chữa dưới đây.
Cách chữa đau răng hiệu quả người bệnh không nên bỏ qua
Các mẹo dân gian từ xưa, các loại thuốc Tây y và sử dụng thuốc Đông y là những cách chữa bệnh đau răng vô cùng hiệu quả. Hãy cùng tham khảo chi tiết cách chữa đau răng ngay sau đây.
Chữa bệnh đau răng bằng mẹo tại nhà
Chườm đá, súc miệng nước muối, uống trà bạc hà,… là những cách giảm đau răng tức thì tại nhà đem lại hiệu quả cao và được rất nhiều người áp dụng.
Chườm đá giảm đau răng
Chườm đá là phương pháp giảm đau răng tại nhà được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện cách điều trị này, hơi lạnh tỏa ra sẽ hạn chế lưu lượng máu chảy đến khu vực bị tổn thương. Từ đó, cơn đau nhức răng sẽ bị “tê liệt” một phần và cũng giảm thiểu đáng kể tình trạng sưng viêm lợi.
Cách thực hiện:
- Cho vào túi chườm lượng đá vừa đủ. Chú ý chọn những viên có kích thưởng nhỏ để tỏa nhiệt nhanh hơn.
- Áp túi chườm lạnh vào má ở bên đau răng trong vòng 5 phút rồi nghỉ 5 phút sau đó lại tiếp tục chườm.
- Áp dụng cách trên nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng đau răng biến mất.
Súc miệng nước muối trị đau răng
Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm cực mạnh. Bởi vậy mà người ta thường sử dụng nguyên liệu này để làm giảm sưng, đau, chữa lành vết thương trên cơ thể.
Ngoài ra, muối cũng được áp dụng để vệ sinh khoang miệng, loại bỏ các mảng bám thức ăn, rửa trôi vi khuẩn gây hại. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này để làm giảm cơn đau răng ngay tại nhà.
XEM THÊM
Cách thực hiện:
- Tự pha nước muối tại nhà với nước ấm hoặc mua nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc.
- Dùng nước muối để súc miệng và ngậm trong 30 giây rồi mới nhổ bỏ.
- Ngày áp dụng cách trên 3,4 lần bạn sẽ thấy cơn đau răng thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa đau răng hiệu quả với tỏi
Từ lâu, tỏi đã trở thành loại gia vị quan thuộc, tô điểm cho vị ngon của các món ăn. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn được Y học ứng dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh, trong đó có cả triệu chứng đau răng, viêm lợi, hay viêm nha chu.
Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy trong tỏi chứa một hoạt chất có tính kháng khuẩn cực mạnh có tên là allicin. Nhờ đó, nguyên liệu này hoàn toàn có thể xoa dịu cơn đau nhức răng hiệu quả cho bạn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ tỏi, muối trắng.
- Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn với vài hạt muối.
- Chắt lấy phần nước cốt tỏi rồi bôi lên vị trí răng bị đau và để yên trong 5 phút rồi tháo ra.
Cách trị đau răng bằng tinh dầu đinh hương
Trong tinh dầu đinh hương có chứa hàm lượng lớn Eugenol. Đây là một chất gây tê tự nhiên, giúp giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, Eugenol cũng có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn cực tốt, chống nhiễm trùng cho răng và nướu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị tinh dầu đinh hương, bông gòn.
- Dùng bông gòn thấm ướt vào tinh dầu đinh hương sau đó đắp lên vị trí răng bị đau trong 5 phút.
- Áp dụng cách giảm đau răng trên ngày khoảng 2 -3 lần và liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt.
Chú ý: Tuyệt đối không nuốt tinh dầu đinh hương.
Đau răng nên làm gì? – Uống trà bạc hà
Tương tự đinh hương, bạc hà sở hữu đặc tính gây tê, giúp làm dịu cơn đau răng tức thì. Thêm vào đó, nguyên liệu này cũng được biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Dùng lá bạc hà khô pha với nước sôi, ủ ấm trong vòng 20 phút.
- Uống trà bạc hà hoặc dùng nó để súc miệng mỗi ngày 3 lần.
- Áp dụng cách trên liên tục trong 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Trong trường hợp không thích uống trà bạc hà, bạn cũng có thể áp dụng nguyên liệu này để giảm đau răng theo cách sau:
- Chuẩn bị tinh dầu bạc hà, bông gòn.
- Thấm ướt bông gòn với tinh dầu bạc hà rồi áp lên chỗ răng bị đau trong 5 phút.
Chữa đau răng bằng tinh dầu cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương không đơn thuần chỉ là một loại gia vị làm tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn. Nguyên liệu này từ lâu đã được Y học áp dụng rộng rãi trong việc điều trị chứng nhiễm trùng ở lồng ngực, chẳng hạn như viêm phế quản hay ho gà.
Thành phần chính của cây cỏ xạ hương chính là thymol. Đây là hoạt chất sở hữu khả năng sát trùng và kháng nấm cực mạnh. Bởi vậy mà nếu muốn giảm đau răng tức thì tại nhà, bạn cũng có thể áp dụng nguyên liệu này dưới dạng tinh dầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị tinh dầu cỏ xạ hương và một cốc nước ấm.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào cốc nước đã chuẩn bị rồi khuấy đều.
- Dùng dung dịch vừa pha để súc miệng mỗi ngày 3,4 lần.
Cách chữa đau răng bằng bài thuốc Đông y
Trong Đông y, thuốc trị đau răng sẽ gồm trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ cũng như tác động toàn thân. Một số bài thuốc mang đến hiệu quả cao trong chữa đau răng có thể kể đến như:
Bài thuốc chữa bệnh do phong nhiệt
Bài thuốc dùng những thảo dược như: Đại hoàng, bạch chỉ, ngô thù du.
Cách thực hiện:
- Người bệnh tiến hành súc miệng thật sạch.
- Các dược liệu đem nghiền nhỏ.
- Dùng chà xát vào chỗ răng bị đau, sau đó ngậm và nuốt.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong ngày, nên vào buổi sáng và buổi tối.
Chữa đau răng do nhiệt
Nguyên nhân là do khi ăn đồ cay nóng, triệu chứng đau răng tăng nhanh, chân răng bị sưng, khát nước, phong độc bốc lên và cần sơ phong, tán hỏa.
Dược liệu: Thăng ma, cát cánh, xích thược, cam thảo, hoàng cầm, liên kiều, mẫu đơn bì, sinh địa hoàng
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem sắc với nước và uống hàng ngày.
- Nếu bệnh nặng hơn thì bổ sung thêm 2 thảo dược là sài hồ và tri mẫu.
Trị bệnh đau răng thường xuyên tái phát
Người bệnh khi bị đau răng thường xuyên tái phát nhiều lần có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: Thạch cao, hoàng liên, ngưu bàng tử, bạch chỉ, bạc hà, kê kim, đam trúc diệp, thạch hộc, sinh địa hoàng, phòng phong, cát canh, hậu phác.
- Các dùng: Cách dùng rất đơn giản, người bệnh sắc thuốc và uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau răng ở người cao tuổi
Người cao tuổi bị đau răng, răng lung lay nhiều, họng khô, sợ nóng, người mệt mỏi có thể tham khảo bài thuốc sau:
- Dược liệu: Địa hoàng, sơn thù nhục, phục linh, trạch tả, mẫu đơn bì, hoàng bá, quy bản, tri mẫu.
- Cách dùng: Người bệnh đau răng sắc với nước uống hàng ngày.
Các bài thuốc Đông y khá an toàn và lành tính, tuy nhiên mất nhiều thời gian để điều trị. Người bệnh nên đến những địa chỉ khám chữa uy tín để được lương y, thầy thuốc tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc sao cho phù hợp nhất.
Cách giảm đau nhức răng bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc giảm đau răng cũng cách được khá nhiều người lựa chọn, nhất là những người bận rộn với công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng khi dùng thuốc, kể cả loại thuốc không kê đơn hay có kê đơn.
Đối với trẻ em, các nha sĩ luôn khuyên nên ưu tiên lựa chọn thuốc aceteminophen. Còn với người lớn, bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc giảm đau răng như ibuprofen mà không cần bác sĩ kê đơn. Cụ thể:
- Thuốc giảm đau như aspirin, thuốc paracetamol,…
- Thuốc kháng sinh họ beta lactam với thuốc metronidazol khi kết hợp sẽ mang đến hiệu quả cao trong chữa bệnh vì giúp tiêu diệt vi khuẩn.
- Thuốc benzocain giúp giảm đau răng hay đau nhức răng về đêm khá nhanh, có thể gây tê cục bộ và làm dịu khu vực bị đau. Đây là thuốc bôi nên khi sử dụng bạn sẽ thấy hơi tê trong răng.
- Thuốc kháng viêm: Thường là thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm đau cấp tốc vì sâu răng, vì bệnh nướu hoặc áp lực xoang. Thuốc không nên dùng quá 10 ngày.
- Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung vitamin C, A, B2, D3 để giúp nâng cao sức khỏe cho răng lợi.
Nếu nhưng dùng thuốc trong 5 – 7 ngày nhưng không mang đến hiệu quả thì người bệnh cần đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp chữa bệnh phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng đến răng và miệng.
Chữa đau răng ở đâu an toàn và hiệu quả?
Người bệnh khi bị đau răng đã áp dụng những cách trên mà không khỏi bệnh có thể đến những địa chỉ sau để được bác sĩ tư vấn:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương là địa chỉ hàng đầu trong chữa và điều trị các bệnh về răng nướu. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng nhiều kỹ thuật hiện đại giúp điều trị đau răng an toàn, không gây đau nhức. Người bệnh có thể liên hệ Bệnh viện qua địa chỉ ở Tràng Thi, Hà Nội.
- Bệnh viện Quân đội 108 có khoa Răng Hàm Mặt giúp xử lý các tình trạng đau nhức răng, viêm răng hoặc những bệnh về răng miệng khác vô cùng hiệu quả. Người bệnh có thể đến đây để được tư vấn cũng như được bác sĩ chỉ dẫn cách điều trị phù hợp nhất. Liên hệ Bệnh viện ở Trần Hưng Đạo Hà Nội.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt HCM phù hợp với những ai đang sinh sống và làm việc ở khu vực phía Nam. Nhiều người mắc các bệnh về răng nướu đã được chữa trị an toàn, hiệu quả và không tái phát tại đây. Liên hệ Bệnh viện ở đường Trần Hưng Đạo, TPHCM.
- Trung tâm Nha khoa điều trị Vidental Care trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu với trình độ, chuyên môn cao. Các kỹ thuật tại đây cũng hiện đại, giúp chữa bệnh đau răng an toàn, không đau, không để lại biến chứng.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa đau răng
Như vậy, trên thực tế có khá nhiều cách chữa đau răng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân.
Một số lưu ý quan trọng dành cho bạn khi áp dụng các cách chữa đau răng là:
- Các biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà chỉ có tác dụng tức thời, không thể trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Bởi vậy mà triệu chứng đau sẽ rất dễ tái phát.
- Hiệu quả của các mẹo trị đau răng là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Các nguyên liệu được sử dụng phải đảm bảo sạch, không chứa chất gây hại. Chú ý ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng chúng.
- Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nên cần chú ý dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của chuyên gia.
- Việc gặp nha sĩ để thăm khám là cần thiết khi cơn đau nhức răng kéo dài liên tục trong 24 – 48 giờ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng cách đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng fluoride.
- Hạn chế ăn vặt, nhất là thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, đồ uống có gas.
- Tránh xa thuốc lá – Tác nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại địa chỉ nha khoa uy tín.
Vừa rồi là các cách chữa đau răng an toàn, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mình.
ĐỌC NHIỀU