Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về răng miệng của mình. Răng được cấu tạo 3 phần gồm: men răng, ngà răng, tủy răng. Trong đó, tủy răng là nơi có chứa các dây thần kinh, giúp chúng ta cảm nhận được cảm giác, mùi vị của thực phẩm.
Biểu hiện của ê buốt răng khi ăn đồ ngọt
Khi bạn ăn món gì đó ngọt, bỗng nhiên xuất hiện một cơn đau nhói khiến bạn buốt sóng não. Điều này, có thể diễn ra tức thời và hết sau một vài phút, tuy nhiên đôi khi nó kéo dài suốt nhiều giờ liền gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng buốt răng khi ăn khả năng do răng bạn thuộc tuýp nhạy cảm, hoặc do bạn đang mắc phải một số vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,…
Hiện nay, rất nhiều người gặp các vấn đề về răng miệng, dấu hiệu nhận biết để biết răng chúng ta đang gặp vấn đề là biểu hiện thường xuyên tình trạng ê buốt răng, hoặc chảy máu chân răng. Lý do bởi, ê buốt răng là hiện tượng mòn men răng, làm lộ lớp ngà răng và tác động sâu vào tủy răng gây ê nhức. Men răng không được bảo vệ tốt sẽ làm tình trạng răng miệng trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ ngọt
Khi bạn ăn đồ ngọt bị ê buốt răng, cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh liên quan đến răng miệng, một số nguyên nhân sau sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về sức khỏe răng miệng của mình:
Mòn men răng
Như đã nói ở trên, men răng là phần rất cứng, nó là lớp bọc hoàn hảo cho toàn bộ răng nhờ lớp khoáng răng giúp chúng chắc khỏe. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường xung quanh và do khả năng vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến lớp men răng bị bào mòn theo thời gian. Vì vậy, men răng dần trở nên suy yếu, không còn cứng chắc và bảo vệ được cho lớp tủy răng bên trong. Dẫn đến hiện tượng ê buốt răng khi ăn đồ ngọt.
Viêm lợi
Viêm lợi là biểu hiện lớp lợi bao quanh chân răng bị sưng tấy, nặng hơn là mưng mủ. Tình trạng này nếu phát hiện sớm sẽ rất dễ điều trị, nhưng do sự chủ quan nên khi lợi đã bị tổn thương nặng, tác động vào men răng và chân răng, gây nên hiện tượng ê buốt răng khi ăn đồ ngọt.
Khi lợi bị viêm, sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên những bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. Dấu hiệu nhận biết lợi bị viêm là lớp lợi bám xung quanh ở chân răng không còn hồng hào mà dần chuyển sang màu tím đỏ, và thường xuyên bị chảy máu chân răng.
Sâu răng
Sâu răng là hiện tượng xuất hiện nhiều ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Răng sâu xảy ra khi chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các mảng bám ở trên răng ngày một nhiều. Vào thời điểm thích hợp chúng sẽ xâm nhập vào trong các khe hở tại kẽ răng, gây nên hiện tượng ê buốt liên tục suốt nhiều giờ liên.
Điều đáng lo rằng, bạn chỉ phát hiện ra sâu răng khi chúng đã trở nặng do chúng tấn công từ phía tủy răng ra ngoài.
Mòn cổ răng
Mòn cổ răng là hiện tượng lớp chân răng bị bào mòn, tạo ra các khe hở ở giữa hai kẽ răng. Điều này làm cho chân răng bị suy yếu, nếu không sớm điều trị, răng của bạn có khả năng rụng bất cứ lúc nào.
Tình trạng này cũng rất dễ phát hiện tuy nhiên vì thói quen người Việt Nam ta là xỉa răng bằng các vật cứng dạng tăm tre, nên bị lầm tưởng do xỉa răng khiến các kẽ răng bị rộng. Vì vậy, chúng ta bỏ qua và không nghĩ đây là một bệnh lý nguy hiểm.
Viêm nha chu
Nha chu có tác dụng giúp chân răng bám chắc vào vùng lợi, bảo vệ các mô mềm phía sâu trong chân răng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong kẽ răng. Khi răng gặp hiện tượng sưng tấy, chảy máu chân răng, hay trong hơi thở có mùi, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm nha chu.
Khi mắc bệnh về nha chu sẽ khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu vì tình trạng chảy máu, ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, đồ chua,… Lâu dần, dẫn đến tụt nướu, hình thành các túi nha chu, nặng hơn là bị mất răng.
Tự ý tẩy trắng răng ở nhà
Nhiều người dùng biện pháp tẩy trắng răng ở nhà vì cho rằng nó đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc tẩy trắng quá nhiều hoặc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến phần răng của chúng ta. Bởi trong thành phần tẩy trắng răng có các chất làm bào mòn lớp men răng, khiến chúng trở nên mỏng và rất dễ bị tổn thương.
Phòng ngừa và điều trị tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ ngọt hiệu quả
Nếu bạn gặp phải hiện tượng ê buốt răng khi ăn ngọt, chứng tỏ men răng bạn đang yếu. Do đó, bạn cần lựa chọn phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh này:
Điều trị ê buốt răng khi ăn đồ ngọt tại nhà an toàn và hiệu quả
Một vài phương pháp cải thiện ê buốt tại nhà mà bạn đọc có thể áp dụng ngay:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đa phần những người có vấn đề về răng miệng, là do quá trình vệ sinh không đúng cách. Đánh răng quá mạnh và sử dụng bàn chải có phần lông cứng làm mòn các lớp men răng, từ đó, gây kích ứng cho răng. Chúng ta nên lựa chọn bàn chải đánh răng kết hợp với kem đánh răng chuyên biệt dành cho người bị ê buốt răng. Cùng với đó, là đánh răng với lực vừa phải để bảo vệ tốt được vùng men răng tự nhiên.
Chúng ta thường có thói quen chủ quan, sau khi ăn xong không súc miệng lại với nước hoặc không đánh răng, vô tình khiến cho thức ăn thừa bám lại vào sâu trong các kẽ răng. Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa, để lấy được toàn bộ những thức ăn dư thừa bám lại ở sâu trong các kẽ răng mà tăm không thể xiên qua được.
Lâu ngày những mảng bám đó sẽ tạo thành vi khuẩn, gây viêm nhiễm, ê buốt răng miệng.
Hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng
Khi gặp tình trạng buốt răng khi ăn đồ ngọt, chúng ta phải nghĩ ngay đến sức khỏe răng miệng mình còn tốt hay không? Men răng là phần tiếp xúc đầu tiên đến thực phẩm và báo tín hiệu đến tủy răng. Vậy loại thực phẩm nào chúng ta nên loại bỏ khi bị ê buốt răng:
- Đường
Đường là gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, chúng ta thường nêm nếm thêm đường để giúp món ăn trở nên dễ ăn và giúp kích thích ăn ngon hơn. Tuy nhiên, ai cũng biết, sử dụng đường quá nhiều cũng luôn tiềm ẩn rất nhiều nỗi lo về sức khỏe.
Đường là thức ăn béo bở của vi khuẩn, tạo điều kiện cho axit bám vào răng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng.
Chúng ta nên lựa chọn và cân đối sử dụng đường hiệu quả, hạn chế ăn các loại đường hóa học, đường trong các đồ ăn nhanh, ngọt như bánh kẹo, bim bim, nước ngọt,…Thay vào đó, sử dụng đường tự nhiên có trong các loại hoa quả. Hoặc thay thế bằng mật ong hoặc mật mía, sẽ làm hạn chế tình trạng sâu răng, bào mòn men răng.
- Thức ăn quá cứng, có độ dính
Loại bỏ ngay thói quen ăn đá, ăn những vật cứng bởi rất chúng rất dễ làm răng ta bị sứt mẻ. Khi cấu tạo của răng không còn nguyên vẹn, chúng ta sẽ bị các tác nhân xung quanh gây hại đến các chức năng của răng. Từ đó, chúng ta sẽ gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề răng miệng.
Đặc biệt ê buốt răng khi ăn đồ ngọt thường xảy ra khi chúng ta ăn những đồ ăn gây dính răng như kẹo lạc, socola, bơ đường,… Ngoài ra, có thể kể đến các loại bánh, và đồ ăn dầu mỡ, khi vi khuẩn xâm nhập chúng ta sẽ dễ mắc phải các bệnh như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy,…
- Thức uống đóng chai
Ngày càng nhiều bạn trẻ mắc các bệnh về răng miệng, do sự chủ quan, hay ăn những đồ ăn nhanh và thường xuyên sử dụng đồ uống đóng chai. Thành phần trong nước đóng chai, thường chứa các chất phẩm màu, đường hóa học, không tốt cho hệ răng của chúng ta.
Vì thế, thay vì sử dụng nước ngọt chúng ta nên thay thế bằng nước, nước ép trái cây, nếu uống thì nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau đó.
Súc miệng bằng nước muối
Sau khi đánh răng, hoặc sau ăn chúng ta nên súc miệng với nước muối để tránh vi khuẩn lây lan. Trong nước muối, có chứa tính kháng khuẩn phù hợp để làm sạch và đánh bay những thức ăn thừa còn xót lại sau khi ăn.
Cách dùng: Sử dụng 1 thìa cà phê muối trắng hoà tan cùng nước ấm sau đó súc miệng hằng ngày để có hàm răng luôn chắc khoẻ.
Điều trị nha khoa tại các cơ sở y tế
Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả tích cực, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được điều trị chuyên sâu hơn:
- Can thiệp y khoa: Nếu răng của bạn không chỉ dừng lại ở ê buốt tạm thời, mà kéo dài liên tục suốt nhiều ngày liền thì nên đến ngay các cơ sở y khoa để được các bác sĩ tư vấn giải pháp. Hiện nay, với khoa học và kỹ thuật hiện đại, có rất nhiều phương pháp giúp bảo vệ răng ở mức tối đa mà ít phải xâm lấn.
- Cạo cao răng: Lấy cao răng là giải pháp hữu ích giúp bảo vệ hàm răng của bạn luôn thơm tho và sạch sẽ. 6 tháng lấy cao răng một lần nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn gây hại bám trên cao răng. Chi phí lấy cao răng cũng ở mức tương đối, và rất đơn giản không gây đau đớn gì cho người làm.
- Khám răng định kỳ: Đây là cách để kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, cũng như phát hiện và dự phòng các bệnh lý không mong muốn có thể xảy ra. Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng là việc nên làm đối với tất cả mọi người, kể cả trẻ nhỏ và người già.
Trên đây, bài viết đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân. Nếu có dấu hiệu ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, tuyệt đối chúng ta không được chủ quan. Nêm tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn trung tâm y tế phù hợp để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về răng miệng. Hơn hết, phải thường xuyên vệ sinh răng miệng để phòng ngừa tối đa tình trạng ê buốt răng.
Cùng chuyên mục: