Bị ê răng sau khi lấy cao răng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Sau khi lấy cao răng chắc chắn không thể tránh khỏi hiện tượng ê buốt bởi lúc này men răng và nướu đang rất yếu. Tuy nhiên, bị ê răng sau khi lấy cao răng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể khắc phục đơn giản và hiệu quả. Tham khảo ngay thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và những giải pháp cho vấn đề răng bị ê sau khi lấy cao răng bạn nhé!

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi lấy cao

Loại bỏ cao răng (vôi răng) là một việc làm được các chuyên gia về sức khỏe khuyến khích. Lấy cao răng không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho răng mà còn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là sẽ bị ê răng sau khi thực hiện.

Ê răng sau khi lấy cao răng là điều khó tránh khỏi
Ê răng sau khi lấy cao răng là điều khó tránh khỏi

Các chuyên gia nha khoa nhận định, hiện tượng ê răng sau khi lấy cao răng không có gì đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra quá lâu thì rất có thể do một trong số cách nguyên nhân dưới đây:

Kỹ thuật lấy cao răng chưa chuẩn

Nha sĩ tiến hành lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay chuyên dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện. Do đó, ê buốt răng chắc chắn có liên quan tới kỹ thuật và kinh nghiệm của người đã lấy cao răng cho bạn.

Nếu nha sĩ không có kỹ thuật chuyên nghiệp như thao tác mạnh, thực hiện ẩu,… thì sẽ làm dụng cụ lấy cao răng vô tình tác động sâu vào men răng. Khi men răng bị xâm lấn, lấy đi thì chắc chắn răng sẽ bị ê buốt.

Nha khoa ViDental là thương hiệu nha khoa được thành lập với định vị “Hướng tới trở thành thương hiệu nhà khoa TOÀN CẦU – Tiên phong trong áp dụng hệ thống 45 quy chuẩn Quốc Tế trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng”...

Nền răng yếu khiến bị ê răng sau khi lấy cao răng

Đối với những bạn có nền răng yếu thì sau khi lấy cao răng không thể tránh khỏi cảm giác bị ê buốt bởi bản chất răng đã nhạy cảm hơn so với bình thường. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như nhiệt nóng, nhiệt lạnh từ thực phẩm, không khí, thậm chí là gió,… cũng khiến răng các bạn trở nên ê buốt.

Những người có nền răng yếu rất dễ bị ê răng
Những người có nền răng yếu rất dễ bị ê răng

Mắc bệnh lý răng miệng gây ê sau khi lấy vôi

Nếu không phải do kỹ thuật, nền răng tốt thì rất có thể bạn bị ê buốt do răng bạn mắc phải bệnh lý răng miệng:

Thiếu sản men răng

Men răng là lớp men trắng bóng, nằm ở vị trí ngoài cùng của răng. Tác dụng của men răng giúp chống chịu những tác động của acid, tính nhiệt nóng, lạnh có trong thức ăn. Men răng được tạo bởi canxi và fluor. Nếu thiếu hụt một trong hai thành phần này thì được gọi là thiếu sản men răng.

Dưới những tác động của kỹ thuật lấy cao răng, răng của bạn vốn thiếu sản men răng, càng dễ trở nên ê buốt, nhạy cảm.

Mắc bệnh lý răng miệng

Với những người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, tụt nướu, viêm nha chu,… thì dù không lấy cao răng, hiện tượng ê buốt vẫn có thể xuất hiện. Khi lấy cao răng, chắc chắn vấn đề này là không thể tránh khỏi.

Cao răng bám dính lâu ngày

Vôi răng chính là ổ vi khuẩn gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng cho bạn. Nếu lâu ngày, vôi răng bám nhiều ở nướu có thể dẫn tới hiện tụt nướu. Do đó, nếu vôi răng bám dính lâu ngày, bị tụt nướu thì chắc chắn bị ê buốt răng.

XEM THÊM

Cạo vôi răng đã bám dính lâu ngày rất dễ bị ê răng
Cạo vôi răng đã bám dính lâu ngày rất dễ bị ê răng

Cạo vôi răng quá mạnh, làm cho men răng, mô mềm đều bị tổn thương. Hệ thống các dây thần kinh cảm giác từ đó bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng ê nhức. Điều này dễ bắt gặp ở những địa chỉ nha khoa kém uy tín, không được trang bị bởi kỹ thuật và công nghệ lấy cao răng hiện đại, bác sĩ ít kinh nghiệm và trình độ chuyên môn không cao.

Bị ê buốt sau khi lấy cao răng có nguy hiểm không?

Căn cứ vào các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng mà bạn sẽ tự chẩn đoán được tình trạng của mình có đáng lo ngại hay không.

Khi nào ê buốt răng sau khi lấy cao răng không đáng lo?

Khi bạn thấy răng của mình có những vấn đề này thì yên tâm, đây không phải là những dấu hiệu đáng lo ngại:

  • Phần cao răng quá nhiều, làm cho bạn mắc những bệnh lý răng miệng hoặc men răng yếu từ bẩm sinh.
  • Ê buốt răng, đau nhức răng kéo dài sau vài tiếng và có chiều hướng giảm dần, không kèm theo những dấu hiệu bất thường về răng miệng nào.

Phần lớn những người có sức khỏe răng miệng tốt, ít mắc bệnh lý răng miệng thì tình trạng ê buốt sẽ thuyên giảm đáng kể từ 5-20 tiếng sau khi cạo vôi răng. Trong trường hợp cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể dùng biện pháp chườm nóng, chườm lạnh bên ngoài để giảm tình trạng này.

Bị ê răng sau khi lấy cao nguy hiểm khi nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm ê buốt răng mà bạn cần phải lưu tâm. Nếu không khắc phục thì sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm:

Những dấu hiệu ê sau cạo vôi răng mà bạn cần phải hết sức cẩn trọng
Những dấu hiệu ê sau cạo vôi răng mà bạn cần phải hết sức cẩn trọng
  • Nha sĩ lấy cao răng quá mạnh, gây đau nhức do xâm hại đến men răng, nướu.
  • Chảy máu răng dưới nướu và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ê buốt không dứt, có chiều hướng tăng lên.
  • Ê buốt kèm theo những hiện tượng khác như hôi miệng, sưng nướu, nướu có mủ, chảy máu nướu,…

Có thể nói, đây là dấu hiệu sau khi lấy cao răng tương đối nguy hiểm. Nếu không có những phương án khắc phục kịp thời, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng nướu, dẫn tới các bệnh răng miệng như nha chu,…

Cách khắc phục bị ê răng sau khi lấy cao răng

Để giảm ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn nên xác định loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Tiếp theo, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng mà có phương án khắc phục phù hợp nhất.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ giúp giảm ê sau khi cạo vôi răng

Nguyên tắc đầu tiên để chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng hiệu quả đó là loại bỏ các yếu tố nguy cơ như sau:

Loại bỏ tất cả những tác nhân có thể khiến răng bạn bị ê buốt
Loại bỏ tất cả những tác nhân có thể khiến răng bạn bị ê buốt
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng, lạnh, chua, cay hoặc thậm chí là quá ngọt.
  • Không sử dụng nước ngọt có gas vì sẽ làm tổn hại đến men răng.
  • Vệ sinh răng ngay trong ngày lấy cao răng: dùng nước muối 0.9% để súc miệng, loại bỏ mảng bám và các vi khuẩn trên răng.
  • Dùng bàn chải có lông mềm và thực hiện chải răng đúng cách: để bàn chải góc 45 độ, chải răng nhẹ nhàng từ ngoài vào trong, chải dọc, không chải ngang. Không dùng lực quá mạnh khi chải răng và chỉ nên thực hiện tối đa trong 2 phút.
  • Chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn nên chải răng. Chải răng quá sớm ngay khi vừa ăn xong sẽ làm tổn hại đến men răng.
  • Nên sử dụng các loại thuốc đánh răng có chứa chất khoáng HAP có công hiệu giúp giảm ê buốt, giúp nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác.

Mẹo dân gian giúp giảm ê buốt răng sau khi lấy vôi răng

Khi ê buốt răng khiến bạn vô cùng khó chịu, hãy nghĩ đến việc sử dụng những loại nguyên liệu có sẵn trong bếp này để khắc phục:

Những mẹo dân gian để chữa ê buốt răng hiệu quả
Những mẹo dân gian để chữa ê buốt răng hiệu quả

Tỏi

Giảm ê buốt răng tại nhà bằng tỏi là mẹo dân gian rất phổ biến. Bởi trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp giảm ê răng hiệu quả. Bạn nướng tỏi (giữ nguyên cả phần vỏ), chờ khi ấm thì bạn giã nát và đắp lên trên phần răng ê buốt. Giữ trong vòng 20 phút, bạn sẽ cảm thấy răng của mình được dịu hơn rất nhiều.

Gừng

Lấy một miếng gừng sạch và dùng chuôi dao hoặc cái chày để đập miếng gừng. Sau đó đắp lên trên phần răng ê để khoảng 20 phút sẽ giúp giảm ê răng.

Nếu sau khi bạn đã làm tất cả các phương án có thể giúp giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng không thấy có hiệu quả, hoặc có kèm theo hiện tượng như chảy máu, đau dây thần kinh thì nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chỉ đến khám tại các trung tâm nha khoa, bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, đơn vị tư về nha khoa thì bạn mới xác định được các dấu hiệu trên một cách chính xác nhất. 

Chế độ kiêng giảm bị ê răng sau khi lấy cao răng

Ăn gì, uống gì có thể ngừa ê răng sau khi lấy cạo vôi răng? Nếu bạn thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp sẽ giúp khắc phục tình trạng ê buốt răng hiệu quả.

Thực phẩm nên sử dụng

Có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau không chỉ giúp răng bạn hết ê buốt mà còn khiến chúng trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn, có thể kể đến như:

Những thực phẩm để giúp giảm ê răng hiệu quả
Những thực phẩm để giúp giảm ê răng hiệu quả
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Sau khi lấy cao răng, bạn nên ăn các loại củ, quả chứa nhiều chất xơ giúp răng và khoang miệng khỏe mạnh. Ví dụ: súp lơ, rau cải, rau diếp, cà rốt, dưa chuột,…
  • Sữa tươi, các chế phẩm từ sữa: Giúp ngăn ngừa các mảng bám trên răng miệng. Hơn nữa, sữa và các chế phẩm từ chúng còn chứa nhiều canxi, làm tăng quá trình tái tạo men răng nhanh chóng, giảm ê răng rất tốt.
  • Các thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây như táo, cam, chuối,… vừa giúp cung cấp năng lượng cho răng chắc khỏe, vừa ngăn ngừa hình thành cao răng.

Thực phẩm không nên sử dụng

Những thực phẩm được kể dưới đây không những sẽ khiến răng bạn trở nên ê buốt, chúng cũng không tốt cho răng miệng trong thời gian dài. Nếu bạn có thể từ bỏ các thực phẩm này thì sẽ răng miệng sẽ rất cảm ơn bạn đấy:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Kẹo, bánh, chocolate,… khiến thu hút vi khuẩn làm, khiến răng đau ê. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm nướu.
  • Đồ uống có gas, loại nước có màu hóa chất: Răng sau khi cạo vôi sẽ vô cùng nhạy cảm nên dùng các loại đồ uống này làm cho răng ê buốt và nhiễm màu.
  • Thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay sẽ khiến cho răng càng nhạy cảm. Trong nhiều trường hợp còn gây sứt mẻ, tụt lợi, thậm chí là chết tủy nên bạn hãy tránh càng xa càng tốt.

Địa chỉ lấy cao răng uy tín

Để hạn chế tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng, tốt hơn hết bạn nên tìm đến một đơn vị nha khoa uy tín để thực hiện. Một số cái tên uy tín trong ngành nha khoa mà bạn có thể tìm tới lấy cao răng như:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội là địa chỉ chữa ê răng uy tín
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội là địa chỉ chữa ê răng uy tín

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội là đơn vị uy tín hàng đầu về nha khoa của cả nước. Đây là nơi hội tụ đội ngũ nha sĩ, chuyên gia về nha khoa, có kinh nghiệm trong khám chữa trị các bệnh răng miệng lâu năm. Với trang thiết bị máy móc được đầu tư nâng cấp thường xuyên, chất lượng dịch vụ khám chữa tự nguyện,… Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội là địa chỉ mà bạn có thể lưu tâm.

Bạn đến bệnh viện ở: 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.

Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM

Đây là đơn vị chuyên làm răng thẩm mỹ tại TP.HCM. Các nha sĩ của bệnh viện đều là những người tốt nghiệp các trường đại học chuyên khoa răng hàm mặt nổi tiếng, nên có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Dịch vụ lấy cao răng tại đây tương đối rẻ, chỉ từ 77.000 VNĐ, phù hợp với điều kiện tài chính của đại bộ phận người dân.

Bạn tìm đến bệnh viện ở số: 263-265 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.

Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn

Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn chuyên cung cấp dịch vụ nha khoa như trồng răng, niềng răng, nhổ răng khôn,… Với 10 cơ sở tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, bạn dễ dàng tìm đến để lấy cao răng mà không cần đi lại xa xôi, vất vả. Bạn hoàn toàn có thể đến nha khoa và cạo vôi răng với chất lượng tốt, không lo hư tổn nướu, không sợ ê buốt lâu dài. Tại đây có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa với tay nghề cao, kinh nghiệm giỏi sẽ giúp bạn loại bỏ hết cao răng cứng đầu, lâu năm.

Cơ sở chính: 1256 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Cách phòng ngừa ê buốt răng khi lấy cao răng

Lấy cao răng là một biện pháp vệ sinh răng miệng được các nha sĩ rất khuyến khích. Đây cũng là cách để giúp bạn ngăn ngừa mắc bệnh lý răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi lấy cao răng, để phòng ngừa bị ê buốt răng thì bạn cần nhớ một vài lưu ý nhỏ như sau:

Những việc cần làm để phòng ngừa bị ê răng sau khi cạo vôi răng
Những việc cần làm để phòng ngừa bị ê răng sau khi cạo vôi răng
  • Điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý răng miệng trước khi lấy cao răng.
  • Đến địa chỉ nha khoa uy tín, có trang bị đầy đủ thiết bị máy móc lấy cao.
  • Không lấy cao răng quá nhiều lần, tối thiểu từ 3-6 tháng/lần.
  • Lựa chọn phương pháp lấy cao răng an toàn, phù hợp với điều kiện tài chính.
  • Chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà sau khi lấy cao răng.

Sau khi lấy cao răng thì men răng của bạn trở nên yếu ớt nên hiện tượng ê buốt răng là không thể tránh khỏi. Bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương án khắc phục phù hợp dựa vào những thông tin chia sẻ trên đây. Cùng với đó, bạn nên có thói quen đi khám răng miệng tổng quát 6 tháng/lần để phát hiện sớm những vấn đề răng miệng khác.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Cập nhật lúc: 10:00 Sáng , 29/05/2021

Tin liên quan

Răng bé bị ố vàng và các xử lý hiệu quả nhất

Răng bé bị ố vàng nếu không sớm xử lý sẽ làm ảnh hưởng tới nụ cười, khiến bé tự ti. Nghiêm trọng hơn, tình trạng răng trẻ bị ố...

Răng ê buốt sau khi bọc sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nhiều người thắc mắc răng ê buốt sau khi bọc sứ bao lâu thì hết? Theo các nha sĩ cũng như kinh nghiệm của nhiều người làm dịch vụ thẩm...

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng phổ biến bên cạnh cảm giác đau nhức, khó chịu. Tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như...

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh thường xảy ra bất chợt do tác động đến các dây thần kinh gây đau nhói, điều này diễn ra trong...

Thuốc trị ê buốt răng thông dụng, hiệu quả nhất hiện nay

Ê buốt răng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đáng kể tới việc ăn uống của người bệnh. Tình trạng này hoàn...

Ê buốt răng hàm biểu hiện thế nào? Nguyên nhân và hướng điều trị

Răng là một bộ phận quan trọng, chúng chứa rất nhiều các dây thần kinh nối liền với não bộ, chỉ cần một tác động nhỏ cũng gây nên những...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *