Tình trạng đau răng sưng má cần khắc phục kịp thời để tránh các các biến chứng về sau cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân gây ra tình trạng này và những cách điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Nguyên nhân gây đau răng sưng má
Trên thực tế, có rất nhiều người đã ít nhất một lần bị đau răng sưng má. Cơn đau không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể tới thẩm mỹ của người bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng, tình trạng đau răng bị sưng má thường khởi phát do những nguyên nhân sau đây:
Sâu răng
Sâu răng sẽ gây đau khi thương tổn xuyên qua men răng tiến vào trong ngà. Cường độ đau sẽ tăng mạnh khi răng bị kích thích bởi thức ăn lạnh, nóng, chua hay động tác đánh răng.
Đáng chú ý, sâu răng ở mức độ nặng có thể gây ra phản ứng viêm trong tủy. Cơn đau răng lúc này sẽ vô cùng dữ dội, các mô mềm xung quanh răng cũng bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng sưng má.
Viêm tủy
Viêm tủy chính là hệ quả khi sâu răng đã tiến triển đến mức độ nặng. Lúc này, cơn đau răng có thể tự phát hoặc khi bị kích thích bởi nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Trong cả hai trường hợp viêm tủy, cơn đau răng đều thường kéo dài một vài phút hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, một khi tủy đã bị hoại tử, bạn sẽ đối mặt với cơn đau hàng giờ, thậm chí là hàng tuần. Bên cạnh đó, các tổ chức quanh răng cũng bị kích ứng gây sưng, viêm.
Mọc răng khôn
Răng khôn chính (Răng số 9) chính là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Nó chỉ xuất hiện khi những chiếc răng khác đã mọc và ổn định vị trí. Do đó, răng khôn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình mọc, thậm chí phải chen lấn với các răng khác để chó được chỗ đứng.
Khi không đủ chỗ để mọc, răng số 8 sẽ đâm vào xương hàm. Hệ quả của tình trạng này là các cơn đau nhức răng dữ dội và vùng má, khu vực dưới hàm bị sưng phù. Bên cạnh đó, có khá nhiều trường hợp còn bị áp xe nặng khi mọc răng khôn.
Áp-xe quanh cuống răng
Áp-xe quanh cuống răng có thể là do sâu răng hoặc viêm tủy không được điều trị. Lúc này răng sẽ đặc biệt nhạy cảm khi bạn thực hiện động tác gõ vào răng hoặc nhai.
Áp xe răng có thể phát triển trong miệng đến một mức độ nào đó rồi tự vỡ ra. Tuy nhiên, một số trường hợp, nó lại tiến triển thành viêm mô tế bào. Người bị áp xe răng sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau răng, sưng má vô cùng khó chịu.
Chấn thương răng gây đau răng sưng má
Chấn thương răng nặng có thể làm tổn thương tủy. Tình trạng răng bị sứt, mẻ hoặc gãy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu vào tủy răng, kích ứng phản ứng viêm gây sưng má. Cơn đau răng có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc kéo dài rất lâu trong suốt cuộc đời của bạn.
Như vậy có thể thấy nguyên nhân sâu xa làm khởi phát tình trạng đau răng sưng má chính là:
- Không chú trọng tới việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
- Thái độ chủ quan khi mắc các bệnh lý về răng miệng, không thăm khám và điều trị ngay.
Đau răng bị sưng mặt có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng đầu tiên của tình trạng đau răng sưng mặt đó cảnh là gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng đau nhức kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, giấc ngủ hàng ngày. Bên cạnh đó, má bị sưng phồng cũng khiến bạn mất tự tin, khó khăn hơn khi giao tiếp.
Trong trường hợp đau răng sưng mặt kéo dài mà không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Sốt cao do viêm khiến sức khỏe giảm sút đáng kể.
- Nếu cơn đau răng xuất hiện do sâu răng, chấn thương răng có thể gây viêm tủy. Một khi tủy đã bị hoại tử thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm.
- Sâu răng do viêm tủy có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng máu.
Biện pháp khắc phục đau răng sưng má hiệu quả
Có rất nhiều cách mà bạn có thể áp dụng để khắc phục đau răng sưng má hiệu quả, trong đó có mẹo dân gian và điều trị tại nha khoa.
Mẹo dân giúp giảm đau răng sưng má
Khi Y học chưa phát triển, cha ông ta đã khám phá ra các mẹo dân gian giúp giảm đau răng hiệu quả. Cách điều trị này sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính nến an toàn tuyệt đối và cũng không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ giúp giảm đau răng tạm thời do không dựa vào căn nguyên gây bệnh để chữa trị.
Một số mẹo dân gian giảm đau răng sưng má đơn giản, hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng là:
Súc miệng nước muối loãng
Muối không chỉ là gia vị quen thuộc làm tăng hương vị cho món ăn mà còn đóng vai trò là một “vị thuốc” có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt. Do muối có thể đi vào tế bào vi khuẩn khiến cho chúng bị mất nước và chết dần. Bởi vậy mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên liệu này để giảm đau răng sưng má.
XEM THÊM
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa muối biển nguyên chất vào 1 cốc nước ấm và khuấy đều.
- Ngậm nước muối loãng trong khoảng 3 phút rồi dùng nước đó để súc miệng và nhổ ra.
- Để giảm đau răng sưng mặt hiệu quả, bạn nên súc miệng nước muối loãng nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn.
Kết hợp tỏi và gừng tươi giảm đau răng
Tỏi và gừng tươi đều là hai nguyên liệu có chứa các thành phần axit giúp tiêu viêm, kháng khuẩn cực tốt. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng làm giảm tình trạng đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 tỏi và nửa củ gừng.
- Tỏi bóc vỏ, gừng gọt vỏ và rửa sạch.
- Dã hoặc xay nát tỏi và gừng sau đó chắc lấy phần nước cốt thoa lên vùng răng bị đau ít nhất 5 phút.
- Bạn nên thoa nước cốt gừng và tỏi ngày 2,3 lần để cảm giác đau răng, sưng má thuyên giảm nhanh chóng.
Giảm đau răng sưng má bằng chanh tươi
Chanh tươi được cha ông ta ví von như một loại thần dược. Bởi trong thành phần của loại quả này có chứa một lượng axit nhất định. Nhờ vậy mà chanh giúp tiêu viêm, kháng khuẩn đồng thời thuyên giảm những cơn đau do vi khuẩn gây nên.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả chanh và vắt kiệt lấy để lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt chanh thoa liên tục lên vị trí răng bị đau, sưng trong 2,3 phút. Mỗi ngày bạn áp dụng mẹo giảm đau răng sưng má này khoảng 3,4 lần sẽ có hiệu quả.
Mẹo giảm đau răng bằng nụ đinh hương
Đinh hương là thảo dược có hiệu quả tốt đối với các vấn đề sức khỏe răng miệng có sự góp mặt của vi khuẩn gây hại. Bởi loại cây này sở hữu đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau cực kỳ hiệu quả nhờ chất eugenol có trong nụ đinh hương.
Bên cạnh đó, đinh hương còn chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như canxi, kali, kẽm, folate, protein, chất chống oxy hóa, các vitamin B, C, D, E, K. Bởi vậy mà sức đề kháng của cơ thể con người sẽ được gia tăng đáng kể nếu sử dụng nguyên liệu này đúng cách.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 3,4 nụ đinh hương sau đó rửa sạch, để ráo.
- Dùng nụ đinh hương để nhai trực tiếp và ngậm trong 5 phút. Thực hiện cách này ngày 2 lần và liên tục trong nhiều ngày để giảm triệu chứng đau răng.
Dùng thuốc
Khi cơn đau răng vượt ngoài sức chịu đựng của bạn và ảnh hưởng nhiều đến tới khả năng ăn uống và giấc ngủ thì việc dùng thuốc giảm đau răng tức thì là điều cần thiết. Thông thường, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau răng tức thì không cần kê đơn paracetamol hoặc aspirin.
- Thuốc Benzocain được dùng theo dạng bôi, giúp gây tê cục bộ, làm dịu cảm giác đau răng.
- Thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm đau răng cấp tốc như naproxen, diclofenac hay ibuprofen. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhóm thuốc này quá 10 ngày nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Acetaminophen mặc dù không có tác dụng điều trị viêm nhiễm nhưng có thể làm giảm cơn đau nhói liên quan đến sâu răng cấp tính hay tình trạng đau răng dai dẳng.
Điều trị đau răng sưng mặt tại phòng khám nha khoa
Các mẹo dân gian hay việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau răng một cách tức thời. Bởi vậy mà cơn đau không được điều trị dứt điểm có thể tái phát nhiều lần.
Theo các chuyên ra về răng miệng, khi bị đau răng thì tốt nhất bạn hãy thu xếp thời gian để tới phòng khám nha khoa thăm khám. Tại đây, mọi nguyên nhân gây đau răng sẽ được nha sĩ phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm.
Tùy vào nguyên nhân gây đau răng sưng má mà nha sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị đau răng sau:
- Đau răng do sâu răng: Trám răng là biện pháp tốt nhất để loại bỏ các vết sâu và tổn thương trên răng. Nhờ đó mà tình trạng đau răng sưng má cũng được khắc phục triệt để.
- Viêm tủy: Trường hợp đau răng do viêm tủy răng có hồi phục thì bạn chỉ cần chụp tủy bằng Hydroxit canxi sau đó hàn kín phía răng trên bằng Eugenate. Ngược lại, viêm tủy nếu không thể hồi phục thì tủy sẽ được hút bỏ và hàn kín. Lúc này, răng của bạn đã trở thành răng chết.
- Đau răng do áp xe cuống răng: Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nạo túi mủ và cạo láng gốc răng.
- Đau răng do chấn thương: Các vết sứt mẻ trên răng do chấn thương sẽ được phục hồi lại bằng kỹ thuật bọc răng sứ.
Chữa đau răng sưng má ở đâu?
Chữa đau răng sưng má ở đâu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chỉ khi chữa trị tại một địa chỉ nha khoa uy tín thì mọi nguyên nhân gây đau răng mới được khắc phục triệt để.
Một số địa chỉ nha khoa uy tín mà bạn có thể lựa chọn để chữa đau răng sưng mặt hoặc bất cứ một bệnh lý về răng miệng nào khác là:
- Điều trị đau răng sưng má tại bệnh viện Răng – Hàm – Mặt thành phố Hà Nội.
- Chữa đau răng hiệu quả tại Trung tâm nha khoa điều trị Vidental.
- Khoa Răng – Hàm – Mặt bệnh viện Quân y 103 – Địa chỉ điều trị các bệnh lý về nha khoa uy tín tại Hà Nội.
Tất cả các địa chỉ nha khoa trên đều sở hữu đội ngũ y, bác sĩ giỏi, có trình độ, tay nghề cao trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Bởi vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn một trong 3 địa chỉ nha khoa trên để điều trị đau răng sưng má.
Bị đau răng sưng má nên ăn gì, kiêng gì?
Một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng đau răng sưng mặt.
Nhóm thực phẩm người bị đau răng, sưng mặt nên ăn:
- Rau, củ tươi giàu chất xơ gồm bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, cần tây,…giúp làm sạch khoang miệng và tăng khả năng tiết nước bọt.
- Cam, bưởi là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng sức kháng của cơ thể để chống lại vi khuẩn.
- Thực phẩm giàu axit lactic gồm sữa chua, bánh mì, phô mai,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ức chế vi khuẩn.
- Thức ăn mềm, dễ nuốt để hạn chế sự ma sát khi nhai.
Thực phẩm cần kiêng khi đau răng bị sưng mặt gồm:
- Thực phẩm làm từ tinh bột rất dễ dính răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.
- Đồ ăn chứa nhiều đường, đằng biệt là bánh kẹo, mứt tết, kem,…khiến tình trạng đau răng, viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều acid có thể làm kích ứng lợi vốn đang bị tổn thương, từ đó vết viêm loét có thể lây lan nhanh sang các vùng khác.
- Thực phẩm cứng, khô và dai khiến răng phải dùng lực mạnh hơn khi nhai làm trầm trọng thêm cảm giác đau.
- Tất cả những món ăn có đặc tính quá nóng , quá lạnh dễ khiến lợi bị kích ứng, bong tróc.
- Các loại thịt có đặc tính dai như thịt gà, thịt trâu bò cũng cần kiêng khi bị đau răng vì chúng rất dễ bị dắt vào kẽ rằng, khó làm sạch khi răng, lợi đang nhạy cảm.
- Khi bị đau răng bạn cần kiêng hoàn toàn rượu bia, đồ uống có gas và mọi chất kích thích khác. Bởi đây là tác nhân hàng đầu gây khô miệng, giảm tiết nước bọt, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và bám bền vững trong khoang miệng.
Biện pháp phòng tránh đau răng bị sưng má
Tình trạng đau răng sưng má hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả nếu như bạn áp dụng đồng thời những biện pháp sau đây:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, ưu tiên sử dụng loại bàn chải được làm từ sợi lông mềm.
- Chỉ chải răng theo chiều dọc và xoáy tròn vào bề mặt nhai.
- Dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng 1 lần là việc làm quan trọng để bạn phòng tránh đau răng sưng má nói riêng và các bệnh lý về răng miệng nói chung.
- Chú ý lấy cao răng khoảng 3 đến 6 tháng 1 lần tại phòng khám nha khoa uy tín.
- Khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh lý về răng miệng bạn hãy tới nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời trước khi chúng gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau răng sưng má là hiện tượng thường gặp nhưng bạn không được chủ quan. Để khắc phục sớm tình trạng này và tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, bạn hãy tới phòng khám nha khoa uy tín để điều trị.
ĐỌC NHIỀU