Nhổ răng hàm là thủ thuật cần thiết khi răng bị sâu nặng, lung lay, vỡ hoặc mẻ quá lớn, ảnh hưởng đến tủy… Để biết chính xác mình có cần nhổ răng hay không bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh viện thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể. Việc tùy ý nhổ bỏ chiếc răng trong cùng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm. Do đó việc hiểu rõ về chức năng cũng như những trường hợp nên nhổ bỏ răng hàm là rất cần thiết. Tất cả những vấn đề này sẽ được trình bày ở nội dung bài viết dưới đây, bạn đọc không nên bỏ qua.
Răng hàm là gì? Chức năng hoạt động
Đầu tiên chúng ta cần hiểu răng hàm là gì? Theo đó răng hàm còn được gọi với cái tên khác là răng cối, dùng để chỉ một nhóm răng được đánh số thứ tự từ 6 đến 8 trên cùng một cung hàm. Ở một người trưởng thành sẽ có đủ 32 chiếc răng với 12 răng cối chia đều ở hàm trên, hàm dưới, mọc đều ở 4 góc.
Răng hàm thứ 1 (răng số 6) và răng hàm thứ 2 (răng số 7) sẽ mọc khi bạn trong giai đoạn từ 6-12 tuổi. Răng hàm thứ 3 (răng số 8 hay còn gọi răng khôn) sẽ mọc trong giai đoạn từ 17-30 tuổi.
Bề mặt răng hàm vốn dĩ không bằng phẳng mà có từ 4-5 chóp, có gỡ rãnh nhỏ, 2-4 chân răng, tùy thuộc vào vị trí mọc.
Chức năng chính của răng hàm là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đi qua cổ họng và xuống dạ dày. Tuy nhiên trong bộ răng hàm có răng số 8 (răng khôn) không có chức năng gì. Thậm chí răng khôn khi mọc lệch, mọc ngầm,… còn gây ra những đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cần nhổ bỏ.
Khi nào cần nhổ răng hàm? Những trường hợp không nên nhổ răng
Nhổ răng hàm là thuật ngữ quen thuộc thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần nhổ. Bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ khám chi tiết và đưa ra lời khuyên chính xác nhất về việc có nên nhổ răng cối. Hơn nữa răng hàm là chiếc răng không thể mọc lại vì thế bạn cần đặc biệt cân nhắc trước khi nhổ bỏ.
Những trường hợp nên nhổ răng cối
Theo các chuyên gia đầu ngành về nha khoa, nhổ răng hàm là phương pháp cuối cùng nếu các kỹ thuật khác như trám răng, bọc răng sứ, điều trị tủy,… không mang lại kết quả. Cụ thể các trường hợp nên nhổ răng hàm như:
- Răng bị sâu quá nặng
Đây là trường hợp đầu tiên thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng cối. Đầu tiên nha sĩ sẽ thăm khám xem lỗ sâu răng có thể thực hiện hàm hay bọc sứ không. Nếu không người bệnh sẽ được chỉ định nhổ răng hàm sâu. Nếu không nhanh chóng điều trị, lỗ sâu sẽ lây lan ra những chiếc răng bên cạnh và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Răng khôn mọc
Răng khôn chính là răng số 8 không có chức năng gì trên cung hàm. Chính vì thế để loại bỏ những nguy hiểm tiềm ẩn bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng trong cùng.
- Mắc bệnh lý răng miệng
Trường hợp răng hàm của bạn mắc các bệnh lý như viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng đến chân răng,… khiến cho nướu bị lỏng lẻo, không thể bám chắc vào răng thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ.
Một số trường hợp khác nên nhổ răng hàm dưới, nhổ răng hàm trên như:
- Răng hàm bị vỡ, mẻ, gãy quá lớn và không có khả năng khôi phục.
- Răng bị bật gốc, lung lay và không thể chắc chắn trở lại.
Những đối tượng không nên nhổ răng cối
Thực tế không phải đối tượng nào cũng có thể nhổ răng cối. Nếu bạn đang thuộc một trong số những trường hợp được liệt kê dưới đây thì không nên nhổ răng cối ngay lập tức. Thay vào đó bạn nên chọn một thời điểm khác phù hợp hơn để loại bỏ những chiếc răng cối hư hỏng. Cụ thể:
- Người bệnh mới ốm dậy
Theo các chuyên gia sau khi vừa mới khỏi ốm bạn không nên nhổ răng hàm bị sâu hay nhổ răng hàm trên trong cùng,… Nguyên nhân là lúc này sức đề kháng của người bệnh còn rất yếu, khả năng đông máu không cao. Hoặc quá trình đông máu ở người bệnh cần nhiều thời gian khiến cho cơ thể mất nhiều máu, vết mổ lâu lành dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe tổng thể.
- Phụ nữ đang mang thai
Theo một vài ý kiến cho rằng phụ nữ có thai là những đối tượng không nên nhổ răng hàm dưới, hay răng hàm sâu. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhổ răng cối vào khoảng tháng thứ 4, thứ 5 của thai kỳ. Trong những trường hợp nhổ vào khoảng thời gian khác bạn nên xin ý kiến của bác sĩ nha khoa cũng như bác sĩ khoa sản.
- Viêm nhiễm tại chỗ
Việc nhổ răng sẽ được cấm chỉ định khi các răng, mô nướu xung quanh bị viêm nhiễm. Trường hợp bắt buộc phải nhổ bạn nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Giai đoạn kinh nguyệt
Chị em đang trong giai đoạn kinh nguyệt nên tránh nhổ răng. Thay vào đó bạn hãy đợi qua kỳ kinh rồi hãy nhổ. Bởi trong giai đoạn này hormone cơ thể tăng cao, kích thích mô nướu nên vết mổ dễ bị sưng, viêm, chảy máu kéo dài.
- Người đang mắc phải các bệnh mãn tính hoặc dùng thuốc kháng sinh
Trước khi nhổ răng hàm dưới bị sâu hay bất kỳ một vị trí răng nào khác bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Đồng thời bạn nên nói rõ các loại thuốc đang sử dụng. Nhất là các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, máu khó đông,… bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục vết thương của bạn.
Nguyên nhân khiến bạn phải nhổ răng cối
Chúng ta vừa tìm hiểu những trường hợp được chỉ định nhổ răng hàm. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây tăng nguy cơ nhổ răng cối chưa? Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, dẫn đến phải nhổ bỏ răng cối.
- Vệ sinh răng miệng kém khoa học
Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên là những nguyên nhân khiến cho răng bị ảnh hưởng, lâu ngày dẫn đến sâu răng, viêm nướu. Cụ thể các hành động vệ sinh răng miệng kém như: Chải răng không đúng cách, lười đánh răng, không dùng chỉ ra nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, không chải lưỡi thường xuyên,…
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Rất ít người biết răng, ăn uống không đầy đủ chất chính là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị ảnh hưởng. Nhất là khi thiếu canxi, yếu tố chính khiến răng không được chắc chắn. Bên cạnh đó việc bạn thường xuyên ăn những thực phẩm nhiều đường, axit, carbohydrates cũng khiến cho nướu, men răng xấu đi.
- Thói quen xấu
Một số thói quen xấu tác động tiêu cực đến răng miệng như: Nghiến răng, hút thuốc lá. Cụ thể nghiên răng lâu ngày khiến cho men răng bị bào mòn, ngắn răng, cấu trúc răng bị ảnh hưởng. Hút thuốc lá không chỉ làm vàng răng, hôi miệng mà còn khiến tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ mất răng cao.
- Các chấn thương răng miệng
Nếu bạn thường xuyên tham gia những trò chơi như đá bóng, bóng rổ, võ thuật nhưng không đeo máng bảo vệ răng thì nguy cơ vỡ, gãy răng là rất cao.
Bên cạnh đó chấn thương do tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị gãy răng và cần nhổ bỏ.
- Cách bệnh lý khác
Với những người có bệnh lý nền như ung thư khớp cắn, viêm khớp hay tiểu đường thì nguy cơ mất răng thường cao hơn. Bởi lúc này răng sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương, thậm chí là rụng răng.
Nhổ răng cối có đau không? Có gây nguy hiểm?
Khi có chỉ định nhổ răng răng hàm trên trong cùng hoặc nhổ răng cùng hàm dưới người bệnh thường rất lo lắng về vấn đề an toàn khi thực hiện. Cùng với đó nhiều người thường thắc mắc không biết răng hàm có nhổ được không, có đau không hay có nguy hiểm không, ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không,…
Thực tế răng hàm có kích thước lớn nhất và chân răng ăn sâu, dính chắc chắn vào xương hàm. Khi nhổ cần phải có sự can thiệp đến hàm để lấy răng ra một cách an toàn. Vì thế cảm giác đau đớn là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng vấn đề đau nhức thực ra không quá quan trọng bởi nó đã được hạn chế tối đa bằng thuốc giảm đau. Cụ thể trước khi nhổ bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vị trí cần nhổ. Nhờ đó mà trong quá trình nhổ bạn sẽ không có cảm giác gì.
Việc nhổ chân răng hàm thường khó và phức tạp hơn so với răng cửa. Thậm chí có những răng cối 4 chân, mọc ngầm, mọc lệch khiến việc nhổ bỏ chúng trở nên khó khăn hơn. Vì thế nếu nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu kéo dài và không thể ngừng sau khi nhổ: Bệnh nhân bị mất quá nhiều máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhiễm trùng: Ở một số cơ sở nha khoa không đảm bảo vô trùng dụng cụ, môi trường thiếu sạch sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng.
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều biến chứng nguy hiểm do nhổ răng cối gây ra. Vì thế để hạn chế tối đa những nguy hiểm đến sức khỏe bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để thực hiện nhổ răng cùng hàm dưới hoặc trên.
Cách nhổ răng hàm và những tiêu chí đảm bảo an toàn
Như đã nói ở trên, nhổ răng cối có cảm giác đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng cảm giác này sẽ được cải thiện nhờ thuốc giảm đau, gây tê trong quá trình thực hiện. Và để đảm bảo trong suốt quá trình nhổ và khoảng thời gian sau hồi phục cần phải có những tiêu chí nhất định. Nội dung dưới đây sẽ nêu rõ những tiêu chí đảm bảo an toàn khi nhổ răng và quy trình nhổ đúng chuẩn Bộ Y tế.
Những tiêu chí đảm bảo nhổ răng an toàn
Nhiều người thường nghĩ nhổ răng, nhất là răng hàm rất nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Thực tế cấu tạo của dây thần kinh trong khoang miệng được bảo vệ khá tốt và tách biệt, xa chân răng. Vì thế khi nhổ răng hàm hay sẽ không gây ra những ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh. Và việc đảm bảo những yếu tố được nêu dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi các nguy hiểm khi nhổ răng. Cụ thể:
- Dụng cụ phẫu thuật phải được vô trùng sạch sẽ
Tại nha khoa uy tín các dụng cụ nhổ răng đều được khử khuẩn và vô trùng sạch sẽ, đảm bảo an toàn, hạn chế các tình huống nhiễm trùng cho người bệnh.
- Tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ phải chuẩn xác
Nhổ răng hàm, đặc biệt là nhổ răng khôn có an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Hiện nay hầu hết đội ngũ bác sĩ tại nha khoa đều được đào tạo chuyên sâu giúp việc nhổ răng không còn quá nhiều đau đớn lại cầm máu nhanh chóng, hỗ trợ làm liền vết thương vô cùng tốt, ít biến chứng.
- Tư vấn chế độ ăn uống và chăm sóc sau khi nhổ
Để việc nhổ răng cối đạt kết quả tốt nhất bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng. Cụ thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sao cho ít tác động nhất đến vị trí mới nhổ. Cùng với đó là chế độ ăn uống phù hợp để vết thương chóng lành hơn.
Các phương pháp nhổ răng cối phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc nhổ bỏ răng cối trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Dưới đây là các phương pháp nhổ răng hàm phổ biến nhất hiện nay:
- Phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống ra đời đầu tiên giúp người bệnh loại bỏ những chiếc răng hàm đã bị sâu quá nặng hoặc tổn thương không thể bảo tồn. Chi phí cho phương pháp này khá rẻ và có thể thực hiện bằng những dụng cụ y tế đơn giản đã tiệt trùng. Thế nhưng nhược điểm chính là gây ra cảm giác đau đớn nhiều hơn, dễ biến chứng và chảy máu nhiều nếu thực hiện tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề yếu.
- Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp này ra đời giúp khắc phục những nhược điểm của cách nhổ răng truyền thống. Ưu điểm của nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome là không đau đớn, không chảy máu và không biến chứng. Sau khi nhổ răng các vết thương sẽ nhanh chóng lành lại, giúp người bệnh dễ dàng bắt nhịp với công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Quy trình nhổ răng hàm chuẩn nhất
Nhổ răng hàm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không thực hiện đúng quy trình, dụng cụ không được vô trùng. Dưới đây là quy trình nhổ răng hàm chuẩn nhất:
Bạn nên biết:
- Bước 1: Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, hướng dẫn bạn chụp X-quang để biết chính xác cấu trúc các răng trên cung hàm. Cũng nhờ kết quả chụp X-quang bác sĩ sẽ biết được số lượng, kích thước chân răng, mức độ tổn thương.
- Bước 2: Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê tại vị trí cần nhổ răng hàm. Thao tác này nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm và đau đớn trong quá trình nhổ răng sâu hàm trên hoặc hàm dưới.
- Bước 3: Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để tác động vào nướu, tách và lấy răng ra ngoài. Tùy theo tình trạng của răng, bác sĩ có thể phát cắt răng thành nhiều mảnh nhỏ và đưa ra ngoài lần lượt.
- Bước 4: Cuối cùng bác sĩ sẽ bơm rửa sạch và vệ sinh, khâu lại vết mổ bằng chỉ tự tiêu. Các triệu chứng đau, sưng sẽ biến mất sau khoảng 2-3 ngày. Người bệnh sẽ được đặt lịch tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục của vết mổ, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
Mức giá nhổ chân răng hàm là bao nhiêu?
Nhổ răng cối hết bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng, vị trí răng cần nhổ, phương pháp thực hiện, tay nghề bác sĩ,… Vì thế mỗi nha khoa sẽ có một mức giá nhổ răng hàm khác nhau.
Với phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm thường có giá khoảng 500.000 VNĐ/răng. Riêng với răng khôn, kỹ thuật nhổ phức tạp hơn nên chi phí bạn cần trả cũng cao hơn. Cụ thể giá nhổ răng khôn thường dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/răng.
Chi phí thăm khám tổng quát và chụp X-quang là miễn phí. Vì thế bạn nên trực tiếp đến các nha khoa để hỏi giá và đưa ra lựa chọn tốt nhất, phù hợp với thu nhập của mình.
Ngoài việc quan tâm đến chi phí nhổ răng, chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên chú ý thời gian thực hiện tiểu phẫu. Theo đó, hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên nhổ răng vào buổi sáng, nhất là với những trường hợp tiểu phẫu răng khôn hoặc nhổ răng hàm dưới bị sâu. Nguyên nhân là:
Buổi sáng tinh thần và thể lực của bệnh nhân tốt hơn sau một giấc ngủ dài vào ban đêm. Điều này giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhổ răng buổi sáng bệnh nhân sẽ có nhiều thời gian để theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng. Hơn nữa vết thương đến tối cũng đỡ đau hơn, giấc ngủ của bạn cũng vì thế mà ngon hơn.
Lưu ý sau khi nhổ răng hàm
Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng hàm đóng vai trò quan trọng. Nó giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm, đồng thời hỗ trợ vết thương mau lành hơn. Theo đó bạn nên tuân thủ những điều sau để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng:
- Sau khi nhổ răng sâu hàm trên hay bất cứ chiếc răng nào bạn cần cắn chặt miếng gạc sạch tại vị trí vừa nhổ trong khoảng 30 phút. Đây là cách giúp bạn cầm máu hiệu quả.
- Không mút đồ ăn hay khạc nhổ mạnh. Việc này sẽ làm bật cục máu đông ở vị trí vừa nhổ răng. Từ đó khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng và lâu cầm máu hơn.
- Uống thuốc giảm đau hoặc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh nên đánh răng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp đến vị trí mới nhổ. Sau 48h nhổ răng bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng đồng thời rút ngắn thời gian làm lành vết thương.
- Không nhai thức ăn ở bên hàm mới nhổ răng. Bên cạnh đó bạn chỉ nên ăn sau khi thuốc tê hết tác dụng.
- Người bệnh có thể chườm đá để giảm đau khi nhổ răng 24h.
- Sau khi nhổ răng người bệnh tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến vết mổ, khiến cảm giác đau nhức kéo dài.
- Người bệnh không nên dùng tay và đồ vật có đầu nhọn chạm vào vết nhổ răng.
- Người bệnh sau khi nhổ răng hàm sâu nên ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng, cắt nhỏ hoặc hầm nhừ. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn hạn chế lực nhai, tránh tác động tiêu cực đến vết thương.
- Kiêng ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, giàu tính axit, rượu, bia, thuốc lá,…
- Tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, nhanh chóng phát hiện biến chứng nếu có.
Người bệnh nên lưu ý rằng, sau khi nhổ răng sẽ tạo nên một khoảng trống trên cung hàm. Theo thời gian các răng xung quanh có xu hướng nghiêng về vị trí đã mất răng. Điều này khiến hàm răng bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp với tình trạng sức khỏe và kinh tế của bản thân.
Địa chỉ nhổ răng hàm bị sâu uy tín và chất lượng
Như đã nói việc nhổ răng hàm có an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ và nha khoa bạn chọn. Với những nha khoa uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ sẽ giúp bạn hạn chế biến chứng, rủi ro trong và sau quá trình nhổ răng cối. Để giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn, dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng về nhổ răng cối.
Vidental – Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha Khoa Việt Nam
Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha Khoa Việt Nam – VIDENTAL là đơn vị được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái phức hợp, thực hiện nhiều nhiệm vụ như nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các vấn đề về răng miệng. Đây cũng là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nha khoa tiên tiến đầu tiên tại Việt Nam. Đến với Vidental, quý khách hàng sẽ được thăm khám cụ thể trước khi đưa ra lựa chọn nhổ răng hoặc thực hiện kỹ thuật nha khoa khác.
Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại Vidental có thể liên hệ qua website https://nhakhoavidental.com/.
Nha Khoa Rạng Ngời
Những thế mạnh của nha khoa Rạng Ngời là chỉnh nha, trồng răng implant, nhổ răng hàm sâu. Những kỹ thuật này đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, kết hợp với sự hướng dẫn của Thạc sĩ, bác sĩ Châu Mỹ Hoa, một chuyên gia về chỉnh hình răng mặt. Đây cũng là thành viên của Ban chấp hành Hội Nắn Chỉnh Răng Việt Nam (VAO), thành viên Hiệp Hội Bác Sĩ Chỉnh Nha Thế Giới (WFO).
Bên cạnh đội ngũ bác sĩ trình độ cao, nha khoa Rạng Ngời còn được trang bị những thiết bị tân tiến, hiện đại nhất thế giới nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, xứng tầm quốc tế.
- Địa chỉ: Nha khoa có địa chỉ tại số 29 Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0236 361 4766 hoặc 0988 176 847
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ cung cấp các dịch vụ về răng hàm mặt cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
Không chỉ có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, khoa luôn cập nhật những kỹ thuật và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực răng hàm mặt nhằm mang đến cho người bệnh những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Do vậy bạn có thể yên tâm lựa chọn Bạch Mai để thực hiện nhổ răng sâu hàm trên, nhổ răng trong cùng, nhổ răng khểnh…
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng thuộc phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Nha Khoa IDC Đà Nẵng
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng trong cùng hàm trên, hay răng hàm bị sâu tại Đà Nẵng có thể tham khảo nha khoa IDC. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, đến nay nha khoa đã điều trị thành công cho hàng nghìn ca có vấn đề về răng, bao gồm nhổ răng cối, cấy ghép Implant, trám răng,… Không chỉ giúp nụ cười của khách hàng hoàn thiện hơn, nha khoa IDC góp phần lấy lại sự tự tin cho bạn khi thực hiện khám và điều trị tại đây.
- Địa chỉ: Nha khoa IDC có địa chỉ tại số 203 Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0236.388 6588 – 0236.388 7588
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM
Đây là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về răng hàm mặt khu vực TPHCM. Bệnh viện đã khẳng định được vị thế của mình nhờ thường xuyên đổi mới dịch vụ, nâng cao trình độ bác sĩ. Chính vì thế, chất lượng dịch vụ của bệnh viện ngày nay đã ngang tầm với các nước trong cùng khu vực và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Cũng nhờ sự nỗ lực này mà mỗi năm bệnh viện tiếp đón và điều trị thành công cho hàng nghìn người có vấn đề về răng hàm mặt, bao gồm nhổ răng khôn, nhổ răng hàm, niềng răng, cấy ghép Implant, bọc răng sứ,…
- Địa chỉ: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM có địa chỉ tại số 263 – 265 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM.
- Điện thoại: 028 38360191 – 02838377584
Bệnh viện thẩm mỹ WORLD WIDE
Bệnh viện thẩm mỹ WORLD WIDE là đơn vị tư nhân đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt – phẫu thuật thẩm mỹ theo hướng chuyên môn, kỹ thuật cao.
Với sứ mệnh mang đến sự hoàn hảo, WORLD WIDE đã và đang không ngừng phát triển để giúp bạn không chỉ có một nụ cười đẹp mà còn là sự hoàn hảo từ khuôn mặt, làn da và vóc dáng. Với sự đa nhiệm và không ngừng chuyên môn hóa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện điều trị các vấn đề về răng hàm mặt tại đây, kể cả nhổ răng cối.
- Địa chỉ: Số 244A Cống Quỳnh thuộc quận 1, TPHCM
- Điện thoại: 093 855 1898
Nha khoa Kim – Địa chỉ nhổ răng hàm uy tín
Nha khoa Kim là địa chỉ uy tín trong chăm sóc và điều trị các vấn đề về răng miệng. Nếu bạn vẫn phân vân về địa chỉ nhổ răng hàm hãy đến ngay với nha khoa Kim. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám chi tiết và tư vấn bạn cách điều trị phù hợp.
Tại nha khoa Kim, nhổ răng hàm dưới hoặc trên chỉ là một tiểu phẫu nhẹ và diễn ra nhanh chóng. Vì thế bạn không cần quá lo lắng về vấn đề nhổ răng hàm có gây nguy hiểm. Theo đó trước khi nhổ bạn sẽ được các bác sĩ chuyên môn cao thăm khám, chỉ định chụp X-quang xác định mức độ viêm nhiễm, vị trí chính xác chiếc răng cần loại bỏ.
Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ gây tê hiện đại sẽ giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó hệ thống máy móc hiện đại cũng đảm bảo độ an toàn trong suốt quá trình nhổ răng nanh, răng khểnh hay răng hàm sâu..
Địa chỉ: Nha khoa Kim sau nhiều năm phát triển đã xây dựng được một hệ thống cơ sở trải dài ở nhiều tỉnh thành. Vì thế nếu có nhu cầu khám chữa tại Kim nha khoa bạn có thể chọn một trong những địa chỉ dưới đây:
- Số 31 Nguyễn Đình Chiểu, thuộc phường Đa Kao, Q.1, TPHCM
- Số 101 Sương Nguyệt Ánh, thuộc phường Bến Thành, Q.1, TPHCM
- Số 345 Lê Văn Sỹ, thuộc phường 13, Q.3, Tp.HCM
- Số 474-476 Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc phường 2, Q.3, TPHCM
- Số 43-45 An Dương Vương, thuộc phường 8, Q.5, TPHCM
- Số 493 Nguyễn Thị Thập, thuộc phường Tân Phong, Q.7, TPHCM
- Số 396 Đường 3 Tháng 2, thuộc phường 12, Q.10, TPHCM
- Số 285 Cách Mạng Tháng Tám, thuộc phường 12, Q.10, TPHCM
- Số 02 Nguyễn Oanh, thuộc phường 7, Q.Gò Vấp, TPHCM
- Số 366 A25 Phan Văn Trị, thuộc phường 5, Q.Gò Vấp, TPHCM
- Số 33 Đinh Tiên Hoàng, thuộc phường 3, Q.Bình Thạnh, TPHCM
- Số 304 Cộng Hòa, thuộc phường 13, Q.Tân Bình, TPHCM
- Số 708-710-712 CMT8, thuộc phường 5, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại liên hệ: 1900 6899
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến việc nhổ răng hàm. Thực tế khi răng hàm đã bị tổn thương, vỡ, mẻ nhiều hoặc bị sâu, bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám. Dựa vào kết quả kiểm tra bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó để ngăn chặn tình trạng hư hỏng răng hàm dẫn đến nhổ bỏ, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh với hàm răng sáng, chắc, đẹp!
Cùng đọc: