Tẩy trắng răng bị ê buốt: Nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?

Trên thực tế, có khá nhiều người gặp phải tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt. Vậy điều này xuất phát từ những nguyên nhân nào, khắc phục có dễ dàng không? Bạn có thể theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc này.

Kỹ thuật tẩy trắng răng có bị ê buốt không?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản vẫn là sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp với năng lượng ánh sáng để phá vỡ các liên kết hóa học, từ đó loại bỏ hoàn toàn lớp ngà răng nhiễm màu, ố vàng. Nhờ vậy mà răng của chúng ta sẽ được trắng sáng, đều màu hơn.

Răng bạn có thể bi ê buốt, khó chịu sau khi tẩy trắng
Răng bạn có thể bi ê buốt, khó chịu sau khi tẩy trắng

Vậy tẩy trắng răng có bị ê buốt không? Theo các chuyên gia nha khoa, sau vài giờ thực hiện kỹ thuật này, thuốc tẩy trắng vẫn còn tác động vào men răng nên chắc chắn bạn sẽ có cảm giác ê buốt. Nếu như tình trạng ê răng chấm dứt hoàn toàn sau vài giờ thì bạn không cần lo lắng. Bởi vì đây là hiện tượng khá bình thường mà ai cũng có thể gặp phải khi tẩy trắng răng.

Ngược lại, nếu tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt kéo dài vài ngày cho tới vài tuần thì bạn không nên chủ quan. Bởi vì tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn uống và chất lượng cuộc sống.

Tẩy trắng răng bị ê buốt bao lâu mới khỏi?

Tẩy trắng răng bị ê buốt bao lâu mới khỏi? Theo các chuyên gia, với những người sức khỏe răng miệng tốt thì chỉ sau khoảng vài giờ tẩy trắng răng cảm giác ê buốt, khó chịu sẽ biến mất hoàn toàn.

Nha khoa Quốc tế ViDental được mệnh danh là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam tiên phong áp dụng Bộ 45 tiêu chuẩn Quốc tế AIFC trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng...

Ngược lại, với những người có sức khỏe răng miệng kém, cơ địa nhạy cảm thì tình trạng ê buốt có thể kéo dài lâu hơn. Tình trạng này có thể kéo dài tới 1 đến 2 ngày hoặc thậm chí lâu hơn.

Tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt có thể khỏi hẳn sau 1,2 ngày nếu sức khỏe răng miệng của bạn tốt
Tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt có thể khỏi hẳn sau 1,2 ngày nếu sức khỏe răng miệng của bạn tốt

Ngoài sức khỏe răng miệng thì một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bị ê buốt răng sau khi tẩy trắng là:

  • Chế độ chăm sóc, bảo vệ răng miệng hàng ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và bạn có đang kiêng các thực phẩm gây hại cho sức khỏe răng miệng hay không.
  • Có áp dụng một số biện pháp giảm ê buốt răng tại nhà hay không.

Giải đáp thắc mắc: Tại sao tẩy trắng răng bị ê buốt?

Tẩy trắng răng được giới chuyên gia đánh giá là khá an toàn và giúp răng bảo tồn nguyên vẹn chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, những trường hợp bị ê buốt kéo dài sau khi áp dụng kỹ thuật này cũng không hiếm gặp.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt kéo dài là:

  • Nền răng yếu: Phương pháp tẩy trắng răng luôn luôn cần sử dụng thuốc tẩy chuyên dụng trong nha khoa nhằm đánh bật các phân tử, gây xỉn màu răng. Các hoạt chất chứa trong chất tẩy ít nhiều tác động đến nền răng. Với nhức người có sức khỏe răng miệng không tốt thì hiện tượng ê buốt răng hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Có bệnh lý về răng miệng: Những người bị viêm chân răng, viêm lợi, mòn men răng hay sâu răng nếu không được điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng đều có nguy cơ cao bị ê buốt răng. Bởi lúc này các hoạt chất trong thuốc tẩy trắng có thể thông qua các tổn thương và gây ra những tác động mạnh hơn.

XEM THÊM

Răng sâu không được điều trị triệt để trước khi tẩy trắng là nguyên nhân dẫn đến các cơn ê buốt răng
Răng sâu không được điều trị triệt để trước khi tẩy trắng là nguyên nhân dẫn đến các cơn ê buốt răng
  • Cổ răng bị mài mòn: Những người bị mòn cổ răng chắc chắn sẽ bị ê buốt răng thường xuyên ngay cả khi không chịu bất cứ tác động nào. Đặc biệt là khi áp dụng kỹ thuật tẩy trắng răng, tình trạng ê nhức sẽ trở nên trầm trọng hơn.
  • Nồng độ thuốc tẩy trắng quá cao: Tình trạng răng ê buốt cũng có thể xảy ra nếu bạn tẩy trắng răng với nồng độ thuốc tẩy vượt ngưỡng an toàn. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn tự tẩy răng tại nhà.
  • Tẩy trắng răng tại nhà bị ê buốt do sai kỹ thuật: Việc sử dụng máng tẩy tại nhà để làm trắng răng cũng có thể là nguyên nhân gây ê buốt răng. Bởi thao tác thực hiện của bạn có thể không chính xác làm thuốc bị rây ra ngoài. Từ đó mà khu vực nướu, chân răng bị ê buốt, bỏng rát.

Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhất chính là tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt

Bạn có thể khắc phục hiệu quả tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt bằng việc dùng thuốc, các mẹo dân gian hay tới phòng khám nha khoa.

Mẹo dân gian giảm ê buốt răng sau tẩy trắng

Các mẹo dân giam giảm ê buốt răng đều áp dụng các nguyên liệu tự nhiên, đặc biệt lành tính. Bởi vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cách này trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, mẹo dân gian trong bất cứ trường hợp nào cũng chỉ có thể giảm ê, buốt răng tức thời.

Súc miệng nước muối

Muối sở hữu khả năng khử trùng, giúp làm dịu cảm giác ê buốt và đau hiệu quả.

Súc miệng nước muốt là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm ê răng sau khi tẩy trắng
Súc miệng nước muốt là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm ê răng sau khi tẩy trắng

Cách thực hiện:

  • Pha 2 muỗng cà phê muối vào 300ml nước ấm và khuấy đều.
  • Dùng dung dịch nước muối loãng vừa pha để súc miệng trong khoảng 30 giây. Áp dụng cách này 3,4 lần mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng ê buốt răng thuyên giảm đáng kể.

Giảm ê buốt răng bằng tỏi tươi

Tỏi có chứa allicin, đây là hoạt chất sở hữu tính kháng khuẩn và giảm đau cực mạnh. Nhờ đó, khi áp dụng nguyên liệu này đúng cách, răng của bạn sẽ được bảo vệ khỏi những kích thích bên ngoài gây ê buốt, khó chịu. Với mẹo dân gian này, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện mà còn tiết kiệm chi phí.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ rồi thái thành lát mỏng.
  • Chà từng lát tỏi lên vị trí răng bị ê buốt trong 3 phút.
  • Súc miệng lại với nước lọc sạch để loại bỏ mùi hôi của tỏi trong khoang miệng.
  • Sử dụng tỏi giảm ê nhức răng ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo giảm ê răng bằng đinh hương

Y học hiện đại đã phát hiện ra trong tinh dầu đinh hương có chứa hoạt chất đặc biệt mang tên eugenol. Chất này được xem là thuốc gây tê, giảm đau tự nhiên vì có đặc tính sát khuẩn mạnh.

Đáng chú ý, lượng eugenol có trong đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Chính bởi vậy, bạn không thể bỏ qua nguyên liệu này nếu như muốn giảm ê buốt răng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả.

Để giảm ê buốt răng, bạn hãy áp dụng nụ đinh hương và dầu ô liu
Để giảm ê buốt răng, bạn hãy áp dụng nụ đinh hương và dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột đinh hương và dầu ô liu.
  • Trộn đều ⅙ thìa cà phê bột đinh hương cùng với ⅓ thìa cà phê dầu ô liu.
  • Dùng hỗn hợp trên đắp vào vị trí răng bị đau nhức trong 10 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để hoạt chất eugenol có trong đinh hương thẩm thấm vào niêm mạc miệng và phát huy tác dụng.
  • Ngày đắp hỗn hợp bột đinh hương và dầu ô liu khoảng 2 lần để giảm ê nhức răng hiệu quả.

Lá trầu không giảm ê buốt răng hiệu quả

Ngoài việc được sử dụng như một món ăn vặt tao nhã, lá trầu không còn mang lại hiệu quả cao trong việc sát khuẩn. Nguyên nhân là do loại lá cây này có chứa tới 2,4% tinh dầu sở hữu khả năng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là tại khoang miệng. Vì vậy, sử dụng lá trầu không đúng cách có thể giảm triệu chứng ê buốt răng sau tẩy trắng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Hái 15 – 20 lá trầu không tươi sau đó rửa sạch và đem giã nát cùng với một chút muối trắng hạt to.
  • Đổ thêm 1 chén rượu vào chỗ trầu không vừa dã, khuấy đều và lọc lấy nước cốt.
  • Dùng dung dịch thu được để ngậm và súc miệng trong 10 phút để giảm ê buốt răng.

Sử dụng thuốc giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng

Trên thực tế, không có bất cứ loại thuốc điều trị ê buốt răng nào được sử dụng bằng đường uống. Ngược lại, trên thị trường hiện nay chỉ có các sản phẩm gel chống ê buốt răng hiệu quả. Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng để bôi tại chỗ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng gel chống ê buốt răng, tốt nhất hãy hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc SensiKin Gel giúp thuyên giảm nhanh chóng tình trạng đau răng, ê răng
Thuốc SensiKin Gel giúp thuyên giảm nhanh chóng tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt

Một số loại gel giảm ê buốt răng thông dụng hiện nay là:

  • Vecni Flour: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và để khô trước khi bôi Vecni Flour. Sử dụng cọ chuyên dụng để quét thuốc lên bề mặt răng. Khi thuốc khô thì súc miệng lạ vài lần với nước sạch. Nên bôi Vecni Flour vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả giảm ê răng tốt nhất.
  • SensiKin Gel: Vệ sinh răng miệng sạch rồi dùng ngón tay lấy lượng SensiKin Gel vừa đủ để bôi trực tiếp lên bề mặt mặt răng và nướu bị ê buốt và để nguyên trong 30 phút. Mỗi ngày nên sử dụng thuốc này khoảng 3,4 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Sản phẩm này phù hợp với trẻ trên 12 tuổi và người lớn.

Ngoài thuốc giảm ê răng, bạn cũng có thể giảm ê buốt răng bằng cách tăng cường bổ sung vitamin A, C, B1, D3 và canxi. Các dưỡng chất thiết yếu này sẽ hỗ trợ hiệu quả hoạt động tái tạo men răng, nhờ đó răng trở nên chắc khỏe, cứng cáp hơn.

Tới gặp bác sĩ nha khoa

Trong trường hợp đã sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc để giảm ê buốt răng nhưng không mang lại hiệu quả thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Tại tây, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng.

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại quy trình tẩy trắng răng của bạn xem đã đảm bảo an toàn trong từng khâu hay chưa. Khi đã xác định chính xác nguyên nhân, bạn sẽ được can thiệp điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc chống ê buốt răng chuyên dụng có chứa fluor, chỉ định một số loại kem đánh răng thích hợp cho răng nhạy cảm. Ngoài ra, một số kỹ thuật nha khoa chuyên sâu khác cũng có thể được áp dụng như phục hình răng bằng cách tái tạo lại những chỗ bị mòn hoặc mất men răng.

Tới phòng khám nha khoa để được tư vấn tình trạng răng
Để khắc phục triệt để tình trạng ê buốt răng, bạn hãy tới phòng khám nha khoa uy tín để điều trị

Điều quan trọng nhất để có thể điều trị dứt điểm tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt là bạn cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, trình độ tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ, trang thiết bị phục phụ công việc thăm khám và chữa bệnh sẽ được đảm bảo tốt nhất.

Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng khi bị ê buốt răng

Để khắc phục hiệu quả tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt thì chế độ ăn uống và cách chăm sóc răng miệng cũng là yếu tố quan trọng.

Chế độ ăn uống khi bị ê buốt răng

Chế độ ăn uống có những tác động trực tiếp đến việc khắc phục triệu chứng ê buốt răng. Trong đó để giảm cảm giác khó chịu, bạn nên lưu ý:

  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều axit, có vị chua, cay và cả đồ lạnh. Chúng đều có thể khiến răng, lợi của bạn bị kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Không ăn đồ cứng, dai hoặc dẻo để tránh gây áp lực lên răng, khiến răng bị ma sát nhiều để có thể nghiền nát thức ăn.
  • Kiêng đồ ngọt khi bị ê buốt răng nhằm giảm sự hình thành các mảng bám có hại trên răng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng như cháo súp để việc ăn nhai được thuận lợi hơn khi răng bị ê buốt.
  • Sử dụng ống hút để uống nước hoa quả nhằm hạn chế sự tiếp xúc với răng, lợi.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại củ tươi và thực phẩm nhiều canxi để tăng cường sức khỏe răng miệng và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn.
Không nên ăn đồ lạnh
Khi bị ê buốt răng, đừng nên ăn đồ lạnh

Cách chăm sóc răng miệng

Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị cơn ê buốt của bạn. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn khi chăm sóc răng bị ê nhức là:

  • Đánh răng 2 lần/1 ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng cho răng nhạy cảm có chứa thành phần Strotium Acetalate. Hoạt chất này có thể ngăn chặn sự hình thành vi khuẩn, giảm ê buốt răng và giảm acid trong nước bọt/. Nhờ đó mà ngà răng được bảo vệ hiệu quả.
  • Thời gian đánh răng chỉ nên kéo dài khoảng 3 phút, chú ý chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc và xoáy sâu vào mặt nhai.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn.

Biện pháp phòng tránh tẩy trắng răng bị ê buốt

Theo các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nha khoa, để phòng tránh tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc tẩy trắng răng có nồng độ cao. Bởi hoạt chất Hydrogen peroxide hay carbamide peroxide có trong thuốc có thể khiến bạn bị viêm tủy nếu chúng thâm nhập vào răng. Nếu muốn tẩy trắng răng tại nhà, bạn hãy hỏi kỹ ý kiến của nha sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp.
  • Để phòng tránh tẩy trắng răng bị ê buốt thì bạn nên tìm tới địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng trước khi bắt đầu tẩy trắng răng.
  • Có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý sau khi tẩy trắng răng. Chú ý, hạn chế những thức ăn có tính axit dễ gây mòn men răng.

Tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của răng mà còn cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn. Bởi vậy bạn hãy áp dụng kịp thời các biện pháp can thiệp điều trị đã được bật mí trong bài viết này để khắc phục cảm giác khó chịu sớm nhất có thể.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật lúc: 5:00 Chiều , 07/06/2021

Tin liên quan

Chữa đau răng bằng lá lốt: Các cách thực hiện hiệu quả

Chữa đau răng bằng lá lốt là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi đây là biện pháp giảm đau vô cùng đơn giản, tiện lợi mà...

13 bài thuốc chữa đau răng đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Đau răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, tình trạng này còn để lại khá nhiều biến...

Bị ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Ê buốt răng là tình trạng mà nhiều chị em sau khi sinh gặp phải. Việc răng gặp vấn đề sẽ khiến phụ nữ khó ăn uống hơn và việc...

Thuốc franrogyl: Thành phần, công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

Thuốc franrogyl được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả...

Thuốc Naphacogyl: Thông tin về thành phần, công dụng và cách dùng

Thuốc Naphacogyl được rất nhiều người biết đến nhờ công dụng khám viêm, giảm đau nhức răng miệng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ...

5 cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả nhất hiện nay

Đau răng báo hiệu tình trạng răng miệng của bạn gặp vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hư hỏa (bị thận âm không đủ, hư hỏa...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *