Bị ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Ê buốt răng là tình trạng mà nhiều chị em sau khi sinh gặp phải. Việc răng gặp vấn đề sẽ khiến phụ nữ khó ăn uống hơn và việc hồi phục sức khỏe sau sinh trở lên khó khăn. Nhiều người thường lo âu, tâm lý bất ổn khi gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng nếu như tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi sinh và biết được cách chữa trị kịp thời.

Hiện tượng ê buốt răng sau sinh là gì?

Ê buốt răng sau khi sinh là vấn đề nha khoa khá phổ biến và là biểu hiện của răng nhạy cảm. Độ tuổi dễ gặp phải tình trạng này nhất là người từ 20 – 50 tuổi do tụt nướu và men răng bị mòn.

Ê buốt răng sau khi sinh rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh
Ê buốt răng sau khi sinh rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh

Khi men răng bị mài mòn sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân bên ngoài môi trường như: Nhiệt độ, axit, lực tác động,… dễ dàng thông qua dẫn truyền ở ngà răng đến tủy răng. Các dây thần kinh bên trong tủy sẽ cảm nhận được những kích thích này và gây ra hiện tượng ê buốt răng sau sinh vô cùng khó chịu.

Bạn có thể cảm nhận được những cơn ê buốt răng trong khi ăn uống hoặc khi vệ sinh răng miệng. Một số trường hợp khi nghỉ ngơi, phụ nữ cũng có thể cảm nhận được sự đau nhức này và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi sinh ở chị em phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em sau khi sinh bị ê buốt răng, trong đó có thể kế đến những nguyên nhân như:

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Viêm lợi

Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh sẽ bị thay đổi nồng độ tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi này sẽ khiến răng lợi bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng viêm lợi trong lúc mang thai. 

Viêm lợi gây đau nhức, lợi màu đỏ đậm và có hiện tượng sưng tấy. Nếu không xử lý ngay sẽ gây tụt nướu, chân răng bị lộ ra  và răng không được bảo vệ bởi men răng, dẫn đến tình trạng ê nhức sau khi sinh.

Ốm nghén kéo dài

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này khiến phụ nữ nôn ói thức ăn ra bên ngoài. Những thức ăn này trong bao tử đã được trộn lẫn với axit HCl cũng  như dịch vị tiêu hóa, khi nôn ra ngoài các axit sẽ tiếp tục với răng và gây mòn men răng.

Ốm nghén kéo dài cũng có thể gây ê buốt răng
Ốm nghén kéo dài cũng có thể gây ê buốt răng

Điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu sau khi sinh, cụ thể hơn là bị ê buốt răng. Vậy nên nếu bị ốm nghén mẹ bầu cần súc miệng với nước sạch ngay để trung hòa độ pH trong khoang miệng, tránh men răng bị mòn và gây đau nhức răng sau khi sinh.

Không đủ dinh dưỡng

Sau khi sinh con, người mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để phục hồi cơ thể. Vậy nên nếu như kiêng khem quá mức, không ăn đủ chất, đặc biệt là canxi thì chị em sẽ rất dễ bị bệnh về răng miệng, đặc biệt là đau nhức, ê buốt chân răng.

Chăm sóc răng miệng chưa tốt

Khi mang bầu cũng như sau sinh, phụ nữ thường khá mệt mỏi, di chuyển khó khăn nên một số trường hợp cũng lười chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh hàng ngày, đúng cách thì mẹ bầu rất dễ bị sâu răng, viêm nướu hoặc viêm lợi,… Những tình trạng này sẽ khiến sau khi sinh răng bị ê buốt dữ dội và nhạy cảm hơn. Vậy nên dù ở hoàn cảnh nào chị em cũng hãy vệ sinh răng miệng thật đúng cách và thường xuyên để giúp răng chắc khỏe.

Bị ê buốt răng sau khi sinh có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Thực tế, tình trạng ê buốt răng không phải bệnh lý, phụ nữ sau sinh cũng không phải đối tượng duy nhất gặp phải hiện tượng này. Sau khoảng 3 – 5 ngày, nếu vệ sinh sạch sẽ răng miệng cũng như có chế độ ăn uống nghỉ ngơi thì ê răng sẽ tự hết.

Bị ê buốt răng ảnh hưởng khá nhiều đến mẹ và cả bé
Bị ê buốt răng ảnh hưởng khá nhiều đến mẹ và cả bé

Nhưng một số trường hợp không điều trị đúng cách có thể gặp phải một số bất lợi như:

  • Răng ê buốt khiến việc nghiền nát thức ăn trở nên khó khăn hơn, chị em sẽ mất vị giác, chán ăn uống. Chưa kể sau khi sinh cần kiêng một số thực phẩm. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ thiếu chất và khó hồi phục.
  • Con nhỏ cũng vì vấn đề trên mà ít sữa để bú, không đủ chất tiết sữa, khiến bé kém phát triển, quấy khóc.
  • Ngoài ra, nếu chán ăn, nhịn ăn có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày,…
  • Nghiêm trọng hơn nếu 1 – 2 tuần mà đau nhức răng không được cải thiện thì phụ nữ sau sinh sẽ có nguy cơ đối mặt với một số bệnh về răng lợi như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng,….

Từ đây có thể thấy việc khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi sinh là vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn giúp con phát triển toàn diện, tránh những ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Cách chữa ê buốt răng sau khi sinh an toàn và hiệu quả

Để giảm tình trạng ê răng sau khi sinh, bạn có thể áp dụng theo một số cách chữa sau:

Mẹo chữa ê buốt răng sau sinh tại nhà

Chữa ê buốt răng tại nhà được khá nhiều người áp dụng và thực sự mang đến hiệu quả cao, chị em sau sinh có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Dùng trà xanh: Trà xanh có chứa hàm lượng chống oxy hóa cao cùng nguồn allicin và flour dồi dào. Vật nên thảo dược này thường dùng trong kem đánh răng cũng như dùng chữa ê răng. Chị em dùng lá trà xanh nghiền nhỏ, sau đó chà xát lên răng trong 5 phút. Hết thời gian này thì súc miệng lại với nước sạch để thấy răng hết ê buốt và đau.
  • Dùng tỏi: Tỏi có chứa allicin giúp làm giảm đau cùng với lượng flour giúp phục hồi cũng như bảo vệ men răng. Bạn nướng tỏi cho đến khi chuyển màu vàng thì cắn ngập răng vào củ tỏi và giữa nguyên khoảng 20 phút.
  • Dùng gừng tươi: Gừng tươi giúp sát trùng, tiêu viêm cũng như giảm đau khá hiệu quả. Chị em có thể lấy gừng đem giã nhỏ và đắp lên những chiếc răng bị đau nhức sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Dùng lá lốt: Lá lốt bạn đem giã nát rồi đắp lên răng. Trong lá lốt có benzyl axetat giúp tiêu viêm, giảm đau và trị ê nhức khá tốt, phù hợp với phụ nữ sau sinh.

XEM THÊM

Trong lá lốt có benzyl axetat giúp tiêu viêm, giảm đau
Trong lá lốt có benzyl axetat giúp tiêu viêm, giảm đau và trị ê nhức khá tốt, phù hợp với phụ nữ sau sinh

Chữa ê buốt răng sau khi sinh tại những cơ sở uy tín

Nếu đã áp dụng những mẹo đơn giản trên khoảng 5 – 7 ngày mà bạn vẫn chưa giảm tình trạng răng đau ê nhức thì nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán.

Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, chụp chiếu, xét nghiệm để đánh giá được tình trạng răng cũng như mức độ tổn thương trên răng. Nếu tình trạng đau nhức đơn giản bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với phụ nữ sau sinh. Nếu bệnh nặng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật để nhanh chóng giảm đau cũng như phục hồi răng.

Top địa chỉ chữa ê răng sau sinh

Để ê buốt răng khi sinh được xử lý an toàn, nhanh chóng, có thể đến những địa chỉ khám chữa về răng uy tín hiện nay như:

  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương ở Tràng Thi, Hà Nội: Đây là địa chỉ khá uy tín ở Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Tại đây bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, chụp chiếu và đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.
  • Khoa răng hàm mặt ở Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng, HN: Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở khám chữa hàng đầu hiện nay. Trong đó, khoa Răng tại đây có nhiều kỹ thuật hiện đại cũng như đội ngũ y bác sĩ hàng đầu giúp giải quyết những vấn đề về răng miệng an toàn và nhanh chóng.
  • Trung tâm Nha khoa điều trị Vidental Care (): Vidental quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cùng nhiều kỹ thuật hiện đại, tân tiến. Điều trị ê buốt răng tại đây, chị em sẽ được tư vấn tận tình và được giải đáp mọi thắc mắc và áp dụng phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng cũng như tình trạng sức khỏe.

Cách phòng tránh ê buốt răng sau khi sinh

Để tránh bị ê răng sau sinh, chị em cần chú ý một số vấn đề ngay trong giai đoạn đang mang bầu. Cụ thể:

Khi nôn nghén hãy ăn kẹo cao su, súc miệng

Nôn nghén trong khi mang thai là điều khó tránh. Sau khi đã nôn, bà bầu hãy súc miệng với nước ấm hoặc ăn kẹo cao su không đường.

Kẹo cao su không chứa đường giúp điều chỉnh cũng như cân bằng độ pH trong khoang miệng sau khi nôn ói. Mẹ bầu có thể áp dụng để tránh bị ê răng khi sinh.

Chăm sóc răng miệng kỹ

Dù là mang thai hay sau khi sinh, việc chăm sóc răng miệng là rất cần thiết. Có nhiều chị em thường kiêng đánh răng sau sinh vì theo quan niệm từ xưa, đánh răng sớm khi vừa sinh nở sẽ khiến răng yếu và dễ bị rụng hơn.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết việc không đánh răng sau sinh là không có khoa học, thậm chí gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của răng. Chị em có thể vệ sinh răng miệng bình thường khi mới sinh để loại bỏ mảng bám, thức ăn,… Tuy nhiên khi chị em thực hiện cần lưu ý:

  • Đánh răng nhẹ nhàng bằng nước ấm cũng như súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng hàng ngày.
  • Dùng bàn chải có lông mềm để không tổn thương đến nướu.
  • Chải răng nhẹ nhàng và chậm rãi, không đánh quá mức hoặc chà xát vào răng quá kỹ.
Chị em có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng
Chị em có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang bầu và sau khi sinh có thể giúp hạn chế tình trạng ê buốt răng.

  • Tránh ăn những đồ ăn quá ngọt, cay nóng, đồ quá lạnh hoặc quá chua. Có thể ăn trái cây, sữa chua thay vì thức ăn có vị này.
  • Bổ sung canxi cho cơ thể để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và những chế phẩm từ sữa để cung cấp vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp chị em hiểu rõ về tình trạng ê buốt răng sau khi sinh. Tuy không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng nên có biện pháp chữa trị cũng như phòng tránh đúng cách để giúp răng chắc khỏe, tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

ĐỌC NHIỀU

Cập nhật lúc: 1:00 Chiều , 06/06/2021

Tin liên quan

Đau răng sưng má: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả

Tình trạng đau răng sưng má cần khắc phục kịp thời để tránh các các biến chứng về sau cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống. Bài viết sau...

Đau răng khi nhai thức ăn vì sao khởi phát? Khắc phục thế nào?

Đau răng khi nhai thức ăn không chỉ cản trở quá trình ăn uống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của...

Đau răng dẫn đến đau đầu nguy hiểm hay không? Khắc phục ra sao?

Đau răng dẫn đến đau đầu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có nguy...

13 bài thuốc chữa đau răng đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Đau răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, tình trạng này còn để lại khá nhiều biến...

Chữa đau răng bằng lá lốt: Các cách thực hiện hiệu quả

Chữa đau răng bằng lá lốt là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi đây là biện pháp giảm đau vô cùng đơn giản, tiện lợi mà...

Tẩy trắng răng bị ê buốt: Nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?

Trên thực tế, có khá nhiều người gặp phải tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt. Vậy điều này xuất phát từ những nguyên nhân nào, khắc phục có...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *