Đau răng là tình trạng phổ biến và thường xảy ra bất chợt thường do một số bệnh răng miệng thường gặp. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm thậm chí mất răng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Đau răng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau răng là tình trạng tổn thương răng, lợi hoặc các tổ chức xung quanh răng dẫn tới cảm giác tê, nhức hoặc buốt từ trong tủy. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cảm giác đau từ mức độ nhẹ tới nặng và và phụ thuộc vào các nguyên nhân, diện tích tổn thương.
Tuy nhiên, trước khi gây ra những tổn thương, vùng viêm nhiễm có thể dễ dàng nhận diện bằng mắt thường, bạn có thể nhận diện sự tồn tại của bệnh nha khoa thông qua những dấu hiệu như:
- Cảm giác đau hoặc tê vùng nướu xung quanh răng.
- Sốt nhẹ đi kèm cảm giác mệt mỏi.
- Cảm giác đau gia tăng hơn khi cắn thức ăn hoặc đánh răng.
- Người bệnh bị đau răng thường trở nên nhạy cảm hơn khi uống nước lạnh hoặc quá nóng.
Những nguyên nhân gây đau buốt răng
Đau răng có thể khởi phát bất chợt do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan tới các bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy, người bệnh không thể bỏ qua những kiến thức về yếu tố khiến tổn thương răng gia tăng nếu muốn điều trị khỏi tình trạng này.
Bị đau răng do sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tích tụ bám trên bề mặt răng lâu ngày do quá trình vệ sinh hoặc ăn uống. Sau thời gian dài sẽ làm mất dần lớp khoáng, phá hủy lớp mô bên ngoài và tấn công sâu vào men răng, ngà răng. Lâu dần sâu răng sẽ làm giảm diện tích bề mặt răng và ăn sâu vào tủy.
Khi vết sâu mới chớm hình thành, cơn đau răng thường không rõ rệt, hoặc không có cảm giác gì. Bệnh nhân chỉ cảm giác kích thích, ê buốt nhẹ khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thực phẩm có nhiệt độ quá cao, thấp.
Trường hợp sâu nặng có thể ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra lỗ sâu lớn ở bề mặt răng, viêm tủy hoặc chết tủy răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy cơn đau dữ dội, kéo dài hoặc chủ yếu khởi phát vào ban đêm, thức ăn thường xuyên bị mắc vào lỗ sâu.
Đau răng sưng lợi do viêm nha chu
Viêm nha chu, viêm chân răng hoặc viêm lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau răng. Những bệnh này thường gây ra tổn thương ở vùng nướu hoặc các tổ chức xung quanh răng, dẫn tới cảm giác đau nhức. Dấu hiệu ban đầu của chứng bệnh này là, đau lợi răng, nướu trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu, răng ê buốt khi ăn uống thức ăn nóng, lạnh.
Đối với bệnh viêm nha chu, khi bệnh diễn biến ở mức độ nặng có thể hình thành túi mủ ở nha chu, gây cảm giác đau răng, ê buốt kéo dài hoặc thậm chí sưng nướu, thậm chí tụt nướu, lộ hở chân răng, răng bị lung lay, thậm chí mất răng.
Áp xe răng
Áp xe răng là biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng chóp răng hoặc các bệnh lý viêm nha chu khác. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ gây nên sự hình thành các túi mủ chứa dịch viêm. Từ đó sẽ khiến cho phần lợi bị đau nhức, thậm chí sưng một bên má. Bệnh có xu hướng làm vỡ túi viêm nên nha sĩ sẽ cần áp dụng liệu pháp kháng sinh hoặc dẫn lưu mủ để bảo toàn sức khỏe răng miệng, giải quyết triệt để mầm bệnh lây lan.
Đau răng do mọc răng khôn
Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài và thời điểm những chiếc răng đầu tiên xuất hiện cũng phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá nhân. Răng số 8 có xu hướng mọc chéo hoặc nằm ngang, buộc phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên, dù mọc thẳng hay mọc nghiêng gây xô lệch các răng gần đó, quá trình mọc răng khôn cũng ít nhiều mang lại cảm giác đau nhức. Ở một số người, do lợi trùm khiến răng khó mọc lên, hoặc mọc cùng lúc 2 răng khôn thì cảm giác đau nhức sẽ gia tăng và ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết thời điểm mọc răng khôn thông qua dấu hiệu ban đầu như sưng nướu tại vị trí mọc răng, nhức răng âm ỉ, gây khó khăn khi ăn uống, hoặc sốt nhẹ. Bên cạnh đó, tình trạng đau răng cấm cũng có thể khởi phát do sâu răng số 8 hoặc do các răng bên cạnh bị chèn ép.
Đau răng do răng tác động ngoại lực
Bị đau răng không thể bỏ qua những nguyên nhân do thương tổn từ bên ngoài, nứt mẻ, mòn cổ răng. Những tác động vật lý hoặc áp lực mạnh như tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn có thể gây thương tổn cho răng. Bên cạnh đó, khi bạn nhai mạnh hoặc gặp những thực phẩm quá cứng sẽ vô tình làm nứt răng, đặc biệt đối với những răng đã bị sâu sẵn trước đó.
Trường hợp răng bị nứt mẻ, vỡ nhiều mảng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng, bệnh nhân có cảm giác khó khăn khi nhai thức ăn, đau buốt răng sẽ gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh không thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Đau răng do đau khớp thái dương hàm
Khớp cắn không đúng, thói quen nhai lệch một bên hàm lâu ngày, xương hàm phát triển không đều dẫn tới tật như hô, móm hoặc thói quen nghiến răng… là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp thái dương hàm, gây ra các cơn đau răng.
Đặc biệt là khi nhai vật cứng hoặc hoặc há miệng quá to. Không chỉ gây ra những cơn đau buốt răng, lệch khớp cắn lâu ngày có thể dẫn tới lệch gương mặt, gây giảm tính thẩm mỹ và tạo nên tâm lý tự ti.
Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm. Người bệnh có thể được chỉ định dùng máng, đeo niềng trong thời gian dài để đưa khớp cắn về đúng vị trí. Tuy nhiên, hầu hết những cách điều trị này thường đòi hỏi chi phí tương đối cao, kèm theo thời gian thăm khám dài.
Do lấy cao răng
Lấy cao răng định kỳ là thói quen tốt giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe và trắng bóng. Nếu cao răng không được loại bỏ đúng cách sẽ tích tụ gây bệnh viêm nướu mãn tính, vàng răng, hôi miệng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn cư trú, gây bệnh nha chu. Trường hợp nghiêm trọng, cao răng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khiến bệnh tiểu đường, tim mạch diễn tiến nặng hơn.
Chu trình lấy cao răng định kỳ được nha sĩ khuyên dùng là 6 tháng một lần. Sau khi vệ sinh răng, người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ trong 1 hoặc 3 ngày.
Đối với các trường hợp có răng nhạy cảm hoặc có bệnh về răng miệng, quá trình lấy cao răng có thể gây đau hoặc thậm chí chảy máu chân răng, nướu. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu và ê buốt sẽ biến mất sau vài tiếng đến vài ngày và thường không cần can thiệp bằng thuốc.
Cách điều trị đau buốt răng hiệu quả nhất hiện nay
Bị đau răng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn cần phải tiến hành thăm khám nha khoa để xác định nguồn gốc của cơn đau. Qua đó, nha sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp nhất.
Chữa đau lợi răng bằng Tây y
Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để loại bỏ cơn đau răng chính là đến thăm khám nha khoa. Thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, nha sĩ sẽ đưa ra những kết luận chính xác nhất. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương răng, lợi thực tế, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
- Thuốc giảm đau: Trường hợp bị đau răng quá mức, cơn đau kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày, nha sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc giảm đau an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tránh lạm dụng để hạn chế tác dụng phụ.
- Trám răng: Trường hợp bị đau răng do sâu răng sẽ được nha sĩ tiến hành trám lại các hố sâu. Trước đó, bạn sẽ được tiến hành làm sạch mảng báo và phần đen ở hốc răng. Sau đó bằng các vật liệu đặc biệt, nha sĩ sẽ lấp đầy khoảng trống đã bị bào mòn để hạn chế nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh. Trường hợp sâu răng đã tổn thương vào tủy, gây đau nhức sẽ được tiến hành triệt tủy.
- Dẫn lưu mủ: Đối với trường hợp viêm nha chu nghiêm trọng hoặc viêm nha chu dẫn tới sưng lợi hoặc má, nha sĩ sẽ loại bỏ túi mủ, đưa dịch viêm ra bên ngoài, kiểm soát tính trạng viêm nhiễm và hạn chế nguy cơ lây lan.
- Trồng răng: Nếu bạn bị viêm nha chu gây đau nhức răng dữ dội, ổ xương răng và các tổ chức xung quanh khác dần tách ra khỏi răng, thân răng lộ rõ và lung lay nhiều, sẽ bắt buộc nhổ bỏ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày hoặc xô lệch hàm răng, nha sĩ sẽ gợi ý các phương pháp khắc phục như làm cầu răng sức hoặc trồng răng implant.
Giảm đau sưng lợi bằng mẹo dân gian
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh lý nha khoa, tuy nhiên việc áp dụng những mẹo dân gian một các khoa học sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau, ngăn ngừa tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Nha đam: Thành phần của gel lô hội (nha đam) chứa rất nhiều nước có tác dụng chữa lành vết bỏng, làm dịu và mát da, giảm sưng, kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Bạn chỉ cần để cây lô hội trong tủ lạnh và đắp phần gel lên khu vực đau, sau đó súc miệng lại với nước ấm.
- Tỏi: Tỏi chứa lượng lớn hoạt chất allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bạn chỉ cần nghiền nát tỏi và trộn với ít muối và đắp hỗn hợp này lên vùng răng đau.
- Đắp túi trà: Chườm túi trà bạc hà đã quá sử dụng và làm lạnh sẽ giúp giảm đau răng tạm thời nhờ chất tanin gây tê nhẹ, đồng thời giúp kháng khuẩn, giảm kích ứng do răng nhạy cảm và kháng viêm vô cùng hữu hiệu.
Chữa bệnh răng miệng bằng Đông y
Đối với những trường hợp e ngại tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể tham khảo một số bài chữa từ y học cổ truyền:
- Bài 1: Thăng ma, cát căn, xích thược, hoàng cầm, cam thảo, sinh địa hoàng, liên kiều, mẫu đơn bì đem rửa sạch và sao khô. Sắc uống sẽ giúp giảm đau răng khi ăn đồ nóng, lạnh, giảm sưng nướu.
- Bài 2: Dùng sinh địa hoàng, sinh thạch cao, tế tân, thanh bì, giả tô, phòng phong, sinh thảo, mẫu đơn bì để thanh nhiệt, mát huyết, bình can, sắc lấy nước uống trong trường hợp đau răng kéo dài.
Cách phòng ngừa bệnh đau răng hiệu quả
Đau răng thường khởi phát do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau và dễ dàng tái phát. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các giải pháp từ chuyên gia, bạn không nên bỏ qua những lời khuyên giúp xây dựng lối sống khoa học như:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc thấp như kem, đá, đồ ăn cay nóng hoặc quá cứng, đòi hỏi sự vận động cơ hàm nhiều.
- Đối với những trường hợp có răng nhạy cảm, không nên đánh răng quá mạnh, điều này sẽ dẫn tới chảy máu lợi hoặc ê buốt.
- Súc miệng với nước muối hoặc dung dịch chuyên biệt để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bị bỏ sót sau khi đánh răng.
- Để cân bằng dưỡng chất mà không tổn hại tới răng miệng, bạn nên chế biến món ăn thành dạng mềm, lòng, dễ nuốt và tiêu hóa như cháo, súp hoặc canh.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, chất kích thích, hút thuốc hoặc uống cà phê để tránh làm tổn hại men răng.
- Nếu phát hiện răng khôn mọc lệch, cần nhanh chóng loại bỏ để tránh tổn hại tới các răng bên cạnh.
- Khắc phục thói quen nghiến răng khi ngủ, nhai thức ăn đều hai bên để tránh nguy cơ lệch khớp cắn.
- Tiến hành thăm khám nha sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục các tổn thương dẫn tới đau buốt răng.
Địa chỉ khám đau buốt răng ở đâu tốt nhất
Để được xác định rõ nguyên nhân gây đau răng và điều trị dứt điểm, bạn nên tới những phòng khám nha khoa uy tín. Sau đây là danh sách một số địa chỉ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo:
- Nha Khoa Đông Nam: Hiện tại, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Đông Nam đã có rất nhiều chi nhánh để phục vụ nhu cầu khám chữa của mọi người. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, phòng khám luôn không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ cùng với trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Từ đó có thể bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng của khách hàng.
- Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Nếu quan tâm tới các địa chỉ khám thuộc hệ thống y tế nhà nước, bạn có thể tới Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Nơi đây luôn đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất với mức giá ưu đãi, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm bảo giúp bạn loại bỏ triệt để các vấn đề răng miệng.
- Nha Khoa Parkway: Nha Khoa Parkway là hệ thống phòng khám nha khoa chuẩn Quốc tế với đội ngũ chuyên môn tâm huyết, giàu kinh nghiệm với các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước lớn. Khi đến điều trị nha khoa tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ chất lượng cao và chế độ chăm sóc, bảo hành lâu dài.
Đau răng là tình trạng thường gặp cảnh báo các bệnh lý nha khoa cần được khắc phục kịp thời. Để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động tới thăm khám y tế và duy trì một lối sống, thói quen dinh dưỡng khoa học.