Bệnh tưa miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị theo chuyên gia

Tưa miệng (hay nấm miệng) là căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Bệnh tuy không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng ít nhiều cũng khiến người mắc thấy khó chịu và mất thẩm mỹ. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn biết cách điều trị hiệu quả.

Tưa miệng là gì?

“Bị tưa miệng là sao?” là thắc mắc chung của nhiều người khi không may gặp phải một số triệu chứng của căn bệnh này. Vậy thực chất tưa miệng là bệnh gì?

Bệnh lý tưa miệng hay nấm tưa miệng là một thể nhiễm trùng trong khoang miệng, được đặc trưng bởi một số triệu chứng như xuất hiện các vết sần trắng trên mặt lưỡi, mỗi khi cọ vào lại gây cảm giác đau rát, đôi khi là chảy máu.

Theo một số nguyên cứu, bệnh lý này khởi phát chủ yếu do sự tấn công của một loại vi khuẩn nấm có trong đường ruột mang tên Candida albicans. Loại nấm này có thể khiến bệnh lây lan ra các khu vực lân cận trong miệng như cổ họng, bên trong má hoặc môi,…

Bệnh tưa miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi trẻ em tới người lớn, vì vậy chúng ta không nên chủ quan.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Ở người mắc bệnh này, nồng độ pH trong khoang miệng sẽ giảm xuống, làm lượng nước bọt bài tiết ít đi và niêm mạc trong miệng ở trong môi trường toan. Đối với trẻ nhỏ, bệnh tưa miệng thường bị nhầm lẫn với cặn sữa. Tuy nhiên, khi mắc tưa miệng lớp sần trắng sẽ bám chắc hơn vào niêm mạc lưỡi, không dễ để làm sạch chúng. Nếu mẹ cố gắng làm sạch có thể gây tổn thương lưỡi của trẻ, làm trẻ đau đớn, quấy khóc.

Chữa bệnh tưa miệng
Bệnh tưa miệng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một trong những bước quan trọng nếu muốn tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán qua việc thăm khám. Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm được một số nguyên nhân chính gây tưa miệng dưới đây để có phương pháp phòng bệnh phù hợp.

Về bản chất, bệnh tưa miệng xảy ra do sự phát triển mất kiểm soát của vi khuẩn Candida albicans. Ở trạng thái bình thường, số lượng vi khuẩn này trong khoang miệng rất ít bởi hệ vi khuẩn khoang miệng đã kìm hãm chúng. Nhưng do một số nguyên nhân nào đó, chúng tăng trưởng và phát triển mất kiểm soát, tấn công vào nhiều mô trong khoang miệng và gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, nhiễm virus cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Thông thường, trên lưỡi sẽ có những vết rãnh nhỏ, đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của virus bên dưới màng lưỡi, những mảng trắng này sẽ bong ra gây đau rát, chảy máu, khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ khó bú, quấy khóc.

Ngoài ra, ở người lớn bệnh tưa lưỡi có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Sức đề kháng yếu khiến cho cơ thể không đủ sức để chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Tình trạng này thường gặp ở những người đang điều trị ung thư, HIV, người sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch,…
  • Người mắc bệnh đái tháo đường: Người bị đái tháo đường nếu không kiểm soát bệnh tốt, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn Candida phát triển mạnh trong khoang miệng. Bởi nước bọt người bệnh chứa một lượng lớn đường.
  • Âm đạo nhiễm nấm Candida: Nấm Candida là thủ phạm gây nhiễm trùng âm đạo. Nếu vệ sinh không đúng cách, nấm có thể lây qua đường tay và vào miệng.
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc corticoid dạng hít chữa viêm phế quản hoặc thuốc kháng sinh phổ rộng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể. Tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm phát triển mạnh.
  • Tình trạng răng miệng khác: Nguy cơ mắc bệnh tưa miệng cũng dễ xảy ra với những người đeo răng giả, khô miệng, cấu trúc vòm họng khác thường hoặc hút thuốc,…    

Nhận biết triệu chứng bệnh

Khi mắc tưa miệng, mỗi độ tuổi sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng bị tưa miệng ở người lớn

Đa số chúng ta thường không có thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Vì vậy, rất ít người có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Chỉ khi bệnh chuyển biến nặng khiến người bệnh thấy đau rát, chảy máu, lúc đó mới tìm phương pháp chữa trị thì sẽ rất khó khăn.

Nhận viết những triệu chứng tưa lưỡi điển hình ở người lớn dưới đây sẽ giúp bệnh nhân phòng và điều trị hiệu quả:

  • Phần trong miệng sẽ đỏ và có các mảng trắng. Khi cạo những mảng trắng này lại xuất hiện những vết đốm đỏ như máu.
  • Xuất hiện các vết nứt ở khóe miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Có vị khó chịu trong miệng
  • Đau lưỡi hoặc đau nướu
  • Ăn không ngon miệng.

Triệu chứng ở trẻ nhỏ

Bệnh tưa lưỡi xuất hiện ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại bị nhầm lẫn với cặn sữa. Trẻ mắc bệnh này thường có các triệu chứng phổ biến như:

  • Có các mảng trắng bám trên lưỡi, rất khó làm sạch
  • Trẻ chán ăn, quấy khóc

Nếu trẻ nhiễm nấm Candida đang trong giai đoạn bú sữa mẹ sẽ dễ khiến mẹ bị nhiễm nấm ở vú.

Trẻ nhỏ mắc bệnh tưa miệng
Trẻ quấy khóc ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh tưa miệng có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh tưa miệng có khả năng lây lan rất cao. Một số con đường lây nhiễm điển hình mà bạn nên đề phòng:

  • Truyền miệng: Miệng là con đường lây lan bệnh nhanh chóng nhất. Khi tiếp xúc thân mật, vi khuẩn này sẽ đi theo đường nước bọt vào khoang miệng và nhanh chóng khởi phát nếu người kia có sức đề kháng kém.
  • Đường tình dục: Quan hệ tình dục bằng miệng cũng khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng và phát triển bất kỳ lúc nào.
  • Truyền từ mẹ sang con qua quá trình sinh nở: Qua quá trình sinh nở, em bé có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh được lây truyền từ mẹ. Tuy nhiên, em bé sinh ra có thể mắc hoặc không mắc tùy theo đề kháng của trẻ.
  • Đường bú: Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ không thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn nấm vú xuất hiện và di chuyển vào cơ thể con qua đường bú. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm tưa lưỡi cũng có thể lây sang cơ thể mẹ khi bú. 

Bệnh có nguy hiểm không?

Về cơ bản, nếu chỉ đánh giá tác hại của bệnh lý qua một số dấu hiệu như đau rát, khó khăn, mất vị giác, ảnh hưởng tới chất lượng sống,… sẽ thấy nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bản chất thì bệnh tiềm ẩn nhiều mối nguy hơn chúng ta nghĩ.

Đối với người lớn, bệnh tưa miệng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây liên lụy tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, viêm loét dạ dày,…

Ở trẻ em, tình trạng chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi kéo dài,.. khiến trẻ dần mất sức, yếu dần, nguy hiểm hơn là chậm lớn, còi xương.

Cũng bởi những lý do này mà chúng ta không nên chủ quan với những dấu hiệu sớm của bệnh. Nếu phát hiện những biểu hiện đầu tiên, bạn cần đến thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị bệnh tưa miệng hiệu quả

Ở giai đoạn đầu, tuy bệnh không gây hại cho sức khỏe, nhưng người bệnh cũng không nên vì thế mà chủ quan, không điều trị. Dưới đây là một số phương pháp, người bệnh có thể tham khảo để giải quyết một số vấn đề liên quan tới bệnh tưa miệng.

Phương pháp dân gian điều trị tại nhà

Sử dụng mẹo dân gian chữa tưa miệng tại nhà là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay bởi tính tiện dụng, an toàn mà lại rất tiết kiệm. Tuy nhiên, tác dụng đem lại không thực sự cao và không thể nhanh như dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người lớn đang trong giai đoạn bệnh nhẹ.

Dùng rau ngót:

  • Chuẩn bị khoảng 10g rau ngót tươi, ngon
  • Đem rửa thật sạch và để ráo nước
  • Giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt
  • Quấn băng gạc vào ngón tay trỏ rồi nhúng vào phần nước lọc.
  • Thấm nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi bị nhiễm nấm. Không nên cọ xát quá mạnh gây trầy xước.
Bài thuốc chữa tưa miệng từ rau ngót
Bài thuốc chữa tưa miệng từ rau ngót

Dùng nước trà xanh:

Nước trà xanh có công dụng kháng khuẩn rất tốt. Dùng lá trà xanh đem đun lấy nước cốt, tiến hành rửa lưỡi hàng ngày như cách làm với rau ngót sẽ giúp loại bỏ nấm Candida hiệu quả.

Dùng cỏ mực kết hợp với mật ong:

Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực thường mọc dại ở nhiều nơi nên rất dễ kiếm. Loại cây này khi kết hợp với mật ong giúp tăng khả năng tiêu diệt nấm.

  • Chuẩn bị một nắm cỏ mực, rửa thật sạch rồi để ráo nước
  • Giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt, thêm 1 ít mật ong
  • Sử dụng bông mềm, thấm nhẹ nhàng lên lưỡi, lợi, vòm miệng.

Sử dụng thuốc Tây

Đây là phương pháp kiểm soát bệnh nhanh chóng và triệt để nhất. Phương pháp này giải quyết được hầu hết mọi nguyên nhân cũng như mọi cấp độ bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây đôi khi mang đến những tác phụ không mong muốn cho sức khỏe như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, buồn ngủ,… Vì vậy, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng khi chưa có sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ có chuyên môn.

Thuốc tây điều trị bệnh hiệu quả
Thuốc Tây giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh lại có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Với trường hợp phát hiện nguyên nhân do nấm, biện pháp cải thiện là sử dụng các loại thuốc loại bỏ vi khuẩn Candida như:

  • Mycelex Troche hoặc các loại thuốc ngậm có chứa clotrimazole trong thành phần.
  • Các loại nước súc miệng chuyên dùng chống nấm.
  • Thuốc Fluconazole (Diflucan) dạng uống.
  • Dùng thuốc Amphotericin B cho trường hợp nấm phát triển ở cấp độ nghiêm trọng.

Với các trường hợp tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh:

  • Bệnh tiểu đường: Đảm bảo đường huyết ở mức ổn định để nấm không có cơ hội phát triển.
  • Bệnh nhân dùng thuốc Corticoid dạng hít để điều trị hen suyễn: Sau mỗi lần sử dụng, người bệnh nên làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng nhiều lần với nước sạch.
  • Bệnh nhân dùng kháng sinh: Chuyển sang dùng kháng sinh phổ hẹp. Điều chỉnh liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối tượng bị khô miệng: Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế dùng điều hòa và thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
  • Người niềng răng: Thường xuyên vệ sinh dụng cụ nha khoa, đảm bảo khoang miệng luôn được sạch sẽ.

Chữa bệnh tưa miệng bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, bệnh tưa miệng có liên quan tới Tâm tỳ tích nhiệt và hư hỏa thượng viêm. Bệnh này sinh ra chủ yếu do tố chất không đủ, tích bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy yếu dần, không biết cách chăm sóc hoặc dùng nhiều kháng sinh.

Để điều trị bệnh theo Đông y, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị Thanh đại : Băng phiến tỉ lệ 20g:4g
  • Tán hỗn hợp thành bột mịn, dùng dầu mè trộn thành hồ.
  • Thoa vào chỗ bệnh 3 lần/ngày

Bài thuốc 2:

  • Dùng Hoàng bá và Can khương với lượng bằng nhau
  • Tán thành bột rồi trộn với nước cơm
  • Thoa vào trong khoang miệng

Bài thuốc 3:

  • Lấy Bản lam căn, Sanh sơn chi, Bạc hà, Hoàng bá với tỉ lệ lần lượt 10:3:3:5 (g).
  • Sắc mỗi ngày 1 thang
  • Phân uống 2-4 lần/ngày

Bị tưa miệng chữa ở đâu tốt nhất?

Bệnh tưa miệng tuy có thể điều trị tại nhà nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng, bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Đa số các bệnh viện lớn có khoa răng hàm mặt đều có khám bệnh tưa miệng.

  • Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung Ương: Đây là một trong những địa chỉ hàng đầu khám chữa các bệnh về răng miệng uy tín. Các bác sĩ tại đây đều có chuyên môn giỏi về nha khoa nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ hiện đại tại đây cũng giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
  • Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ khám chữa bệnh nha khoa tại khu vực phía Nam. Nhờ sự đa dạng về khoa điều trị cũng như trình độ chuyên môn cao từ đội ngũ bác sĩ. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm đến chữa trị các bệnh lý về răng miệng tại đây.
  • Khoa Răng – Hàm – Mặt Bệnh viện nhi Trung Ương: Nếu cha mẹ có con đang mắc các triệu chứng của bệnh tưa miệng có thể đưa bé đến thăm khám tại đây. Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng cho trẻ nhỏ, cùng trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị đặc biệt mà hiệu quả với các bệnh nhân nhí.
Chữa ở đâu tốt
Đa số các bệnh viện lớn có khoa Răng hàm mặt đều chữa bệnh tưa miệng

Cách phòng ngừa bệnh tưa miệng 

Để giảm khả năng trở thành nạn nhân của căn bệnh có tốc độ lây lan chóng mặt này, bạn nên có biện pháp phòng ngừa dành cho mình. Hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ (ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối). Đặc biệt, những người niềng răng hoặc đeo răng giả cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh kỹ càng hơn.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng, phòng chống sự xâm nhập của virus.
  • Uống nhiều nước, tránh để miệng quá khô.
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt, thức uống có chất kích thích, đồ ăn đóng hộp, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý có nguy cơ gây ra các bệnh về răng miệng như tiểu đường,….
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn tìm hiểu về bệnh tưa miệng. Tuy đây là căn bệnh về ngắn hạn không gây hại cho sức khỏe, nhưng về lâu dài nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, để có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.

Cập nhật lúc: 7:00 Chiều , 21/05/2021

Tin liên quan

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách điều trị như thế nào? 

Vì sao trẻ chậm mọc răng hay trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều phụ huynh đang có con nhỏ răng chưa mọc...

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh

Trẻ chậm mọc răng có sao không là thắc mắc chung của khá nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, bố mẹ cần quan sát kĩ quá trình mọc răng...

Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng những thực phẩm nào rất quan trọng. Bởi việc sử dụng những nhóm thức ăn không phù hợp sẽ khiến tình trạng...

Nhổ răng sữa cho bé: Cách thực hiện đúng và một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý

Việc thay răng là phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bên cạnh việc thay răng tự nhiên, nhiều cha mẹ cũng lựa chọn cách chủ...

Đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Đau răng là tình trạng phổ biến và thường xảy ra bất chợt thường do một số bệnh răng miệng thường gặp. Chậm trễ trong việc phát hiện và điều...

Lấy cao răng là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về lấy cao răng

Chăm sóc răng miệng là vấn đề thiết yếu. Nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, răng sẽ gặp nhiều tổn thương, gây mất thẩm mỹ cũng...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *