Răng bé bị ố vàng nếu không sớm xử lý sẽ làm ảnh hưởng tới nụ cười, khiến bé tự ti. Nghiêm trọng hơn, tình trạng răng trẻ bị ố vàng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nha khoa nào đó cần được điều trị sớm. Do vậy, để bảo hàm răng sáng khỏe cho bé, phụ huynh nên chủ động tìm ra nguyên nhân khiến răng bé mới mọc bị ố vàng tử đó có cách xử lý phù hợp, đúng cách.
Nguyên nhân răng bé bị ố vàng do đâu?
Thông thường, răng có màu trắng ngà tự nhiên tuy nhiên vì một lý do nào đó tác động khiến răng chuyển sang màu vàng ố, vàng sậm hoặc xám đục. Sự thay đổi về màu răng này không hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Theo các bác sĩ nha khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bé bị ố vàng. Một số tác nhân thường gặp như:
- Răng xỉn màu do di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân không hiếm gặp ở nhiều trẻ có men răng yếu và hàm răng ố vàng. Đối với những trường hợp này, trẻ có nguy cơ cao sau này sẽ bị sâu răng hơn những trẻ thông thường.
- Vệ sinh không kỹ, sai cách: Khi vệ sinh răng, bé rất dễ gặp phải tình trạng vệ sinh răng không kỹ do dùng lực không đủ hoặc chải sai cách. Điều này khiến các thực phẩm còn sót lại quanh răng, lâu này tạo mảng bám gây ố răng, vàng răng.
- Sử dụng các loại thuốc: Sử dụng canxi, sắt trong một thời gian dài cũng sẽ khiến làm quá trình canxi hoá ở răng. tình trạng này khiến men răng trẻ yếu từ đó dẫn tới hiện tượng răng trẻ em bị ố vàng. Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu sử dụng các kháng sinh nhóm tetracyclin cũng sẽ khiến men của trẻ sau này bị ố vàng.
- Răng bé bị ố vàng do ăn nhiều đồ ngọt: Việc sử dụng các đồ ăn vặt chứa nhiều đường như bánh kẹo kết hợp với thói quen vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện vi khuẩn răng miệng phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng bé bị ố vàng và tăng nguy cơ sâu răng.
- Ảnh hưởng của bệnh lý: Ở một số trường hợp răng bé bị vàng, răng bé mới mọc bị vàng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe như bệnh vàng da, sâu răng, viêm nướu, viêm gan,…
Răng bé bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?
Răng bị ố vàng không được trắng đẹp dù là nguyên nhân nào thì nó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Tình trạng ố vàng khiến nụ cười của bé kém xinh xắn và làm bé tự ti mỗi khi nhắc tới.
Xét về mức độ sức khỏe, tình trạng răng trẻ em bị ố vàng lâu này không được xử lý sẽ làm tăng nguy các bệnh lý về răng miệng đặc biệt là tình trạng sâu răng. Răng ố vàng tức là men răng yếu, cùng với các mảng bám ố vàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ, phát triển dẫn tới các vấn đề nha khoa.
Trường hợp răng bé mới mọc bị ố vàng hay răng sữa của bé bị ố vàng sẽ làm cấu trục hàm, nướu bị yếu hơn bình thường. Điều này sẽ tạo tiền đề khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lên gặp bệnh về nướu răng, sâu răng do vi khuẩn trú ngụ từ trước đó.
Trường hợp, răng sữa bị vàng không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng bị mòn chân răng, giảm độ chắc khỏe và khiến răng bé bị đau nhức, ăn uống kém ngon miệng. Do vậy, phụ huynh nên chú ý khi phát hiện thấy răng bé bị vàng cần chủ động giúp bé thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và hạn chế đồ ăn ngọt. Thêm vào đó hãy cho bé thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân, tìm phương pháp xử lý phù hợp, bảo vệ hàm răng sáng khỏe cho bé.
Cách chữa răng ố vàng cho bé theo từng độ tuổi
Tình trạng răng bị ố vàng có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của trẻ nhỏ. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi sẽ có phương pháp xử lý phù hợp khác nhau. Qua đó, bác sĩ sẽ dựa theo độ tuổi cùng với mức độ tổn thương, nguyên nhân gây răng ố vàng, xỉn màu để có cách xử lý phù hợp nhất.
Tình trạng răng bé bị ố vàng giai đoạn từ 0 – 1 tuổi
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, răng bị ố vàng là răng sữa. So với răng vĩnh viễn thì răng sữa có men răng yếu hơn, nên dễ bị tác động từ bên ngoài gây ra ố vàng. Mặc dù chỉ ăn dặm nhưng nếu không vệ sinh miệng cho bé đúng cách và sạch sẽ thì cũng rất dễ gây ra tình trạng răng bé 1 tuổi bị ố vàng.
Tuy nhiên vì lúc này bé quá nhỏ, nên không can thiệp bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp làm trắng răng nào. Lúc này, mẹ chỉ cần vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt các vi khuẩn gây ố vàng răng.
Răng bé 1,2,3 tuổi bị vàng
Đối với trường hợp răng bé 1 tuổi bị ố vàng hay những bé 2 hoặc 3 tuổi đã mọc đủ răng sữa nhưng bị ố vàng sẽ rất dễ bị sâu răng. Lúc này phương pháp điều trị chủ yếu cũng vẫn là xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng và sinh hoạt khoa học như:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng với kem đánh răng 2 lần/ngày kết hợp súc miệng nước muối sinh lý sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
- Chế độ ăn cần hạn chế đồ ngọt, thực phẩm bám màu, phẩm màu hóa học,…
- Không tùy tiện áp dụng các biện pháp làm trắng răng kể cả đó là mẹo dân gian. Vì bé còn nhỏ tuổi men răng yếu nếu cố tình làm trắng răng bằng mọi cách có thể dẫn tới tác dụng ngược lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Giai đoạn trẻ đã thay răng vĩnh viễn
Trường hợp trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đủ, và răng bé bị ô vàng mẹ nên hết sức chú ý. Bởi những chiếc răng này sẽ theo bé đến suốt cuộc đời. Tình trạng ố vàng men răng sẽ gây mất thẩm mỹ vì vậy có thể khiến bé khi lớn lên cảm thấy mất tự tin và tự ti về nụ cười của mình.
Lúc này, điều mẹ cần làm là đưa trẻ tới nha khoa uy tín để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, liệu pháp chữa trị răng bé bị ố vàng là lấy cao răng nhằm mục đích loại bỏ mảng bám từ đó giúp răng sáng hơn.
Cách phòng tránh răng bé bị ố vàng hiệu quả
Để bảo vệ hàm răng của bé không bị ố vàng, các bậc phụ huynh nên chủ động chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách. Đồng thời chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng răng bé bị ố vàng.
Một số biện pháp bảo vệ hàm răng của bé luôn sáng khỏe như:
- Bảo vệ răng cho bé ngày từ trong bụng mẹ: Lớp men răng của bé được hình sớm từ những tháng đầu của thai kỳ. Do vậy, lúc này mẹ cần chú ý tránh sử dụng các loại kháng sinh vì nó sẽ ảnh hưởng tới men răng của bé sau này.
- Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách: Cần vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ những ngày đầu chào đời. Mẹ có thể dùng gạc để vệ sinh loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi bé lớn hơn thì hướng dẫn bé chải răng hàm trên, dưới 2 lần/ngày. Ngoài ra có thể kết hợp nước súc miệng cho trẻ để giúp làm sạch răng hơn.
- Chế độ ăn khoa học: Hãy giúp bé nhận thức được việc sử dụng nhiều đồ ngọt như bánh kéo sẽ khiến răng bé bị ô vàng và tăng nguy cơ sâu răng từ đó hạn chế tối đa để bảo vệ răng. Bên cạnh đó nên tăng cường cung cấp cho bé ăn thực phẩm giàu dưỡng chất canxi, vitamin D, C,… để giúp tăng cường răng chắc khỏe.
Như vậy để thấy răng bé bị ố vàng nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu điều trị không phù hợp cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do vậy, phụ huynh nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản để giúp bé bảo vệ hàm răng sáng của mình. Đồng thời các bạn nên đưa bé thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe răng miệng từ đó có phương pháp đối phó phù hợp cho từng độ tuổi.