Thuốc Naphacogyl: Thông tin về thành phần, công dụng và cách dùng

Thuốc Naphacogyl được rất nhiều người biết đến nhờ công dụng khám viêm, giảm đau nhức răng miệng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thành phần, liều dùng và cách sử dụng thuốc này an toàn, hiệu quả.

Naphacogyl là thuốc gì?

Naphacogyl là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính như đau răng, ê buốt  răng. Bên cạnh đó, thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật.

Naphacogyl là thuốc chuyên điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng
Naphacogyl là thuốc chuyên điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng

Thông tin về thuốc Naphacogyl:

  • Đơn vị sản xuất Naphacogyl : Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
  • Mã số đăng ký thuốc Naphacogyl : VNB-2711-05.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh tại chỗ giúp tiêu diệt ký sinh trùng, nấm và virus.
  • Dạng bào chế Naphacogyl: Viên nén bao phim dùng bằng đường uống.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên và lọ 100 viên.

Thành phần có trong thuốc kháng sinh Naphacogyl

Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Naphacogyl có chứa các thành phần như sau:

  • 100mg Spiramycin: Đây là thuốc kháng sinh nhóm macrolide, đặc biệt nhạy cảm với các vi khuẩn gây bệnh thông thường. Spiramycin có khả năng kháng khuẩn rộng hơn cả Erythromycin.
  • 125mg Metronidazole: Là thuốc kháng khuẩn thuộc nhóm nitro-5-imidazole. Metrodinazole sở hữu khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí gram âm và cả một số loại ký sinh trùng gây hại.
  • Tá dược khác: Glycerin, Sunset yellow lake, Eratab, Lactose, Eudragit E100, Aerosil và Magnesium stearate,…vừa đủ 1 viên nén bao phim Naphacogyl.

Tất cả các thành phần chính của thuốc kháng sinh Naphacogyl đều được chuyển hóa qua gan và bài tiết chủ yếu qua đường niệu.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...
Spiramycin - Một trong 2 thành phần quan trọng của viên uống Naphacogyl
Spiramycin – Một trong 2 thành phần quan trọng của viên uống Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl có tác dụng gì, hiệu quả tốt không?

Nhờ sở hữu hai thành phần chính là Metronidazole và acetyl spiramycin mà thuốc Naphacogyl có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các vi khuẩn trú ngụ tại khu vực răng miệng. Cụ thể:

  • Naphacogyl giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mạn tính. Cụ thể là bệnh áp-xe răng, viêm lợi, viêm quanh các tế bào quanh xương hàm, viêm thân răng, viêm miệng, viêm nha chu, viêm dưới hàm và viêm tuyến mang tai,…
  • Naphacogyl thường được bác sĩ chỉ định để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu thuật.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc đau răng Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl chỉ đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt khi sử dụng cho đúng đối tượng.

Chỉ định:

  • Người bị nhiễm trùng răng miệng cấp và mạn tính, thường xuyên tái phát mà không khỏi dứt điểm.
  • Người muốn phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Naphacogyl cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, đặc biệt là Spiramycin và Metronidazole.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc kháng sinh Naphacogyl trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không phù hợp với dạng bào chế của thuốc Naphacogyl.

XEM THÊM

Phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chống chỉ định dùng dược phẩm có chứa Người bị viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dược phẩm có chứa thành phần Spiramycin và Metronidazol
Phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chống chỉ định dùng dược phẩm có chứa Người bị viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dược phẩm có chứa thành phần Spiramycin và Metronidazol

Cách dùng Naphacogyl an toàn, hiệu quả

Liều dùng: Tùy vào mức độ viêm nhiễm, loại bệnh lý và lứa tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định riêng liều Naphacogy phù hợp trong từng trường hợp. Cụ thể:

  • Người lớn : Uống 2 đến 3 viên Naphacogy một lần, ngày uống đúng 2 lần vào sáng và tối sau ăn.
  • Trẻ từ 10 đến 15 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên duy nhất Naphacogy, ngày uống 3 lần sáng trưa và tối.
  • Trẻ từ 5 đến 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Naphacogy, sử dụng 2 lần vào sáng và tối.

Cách dùng:

  • Thuốc Naphacogy được bào chế theo dạng viên nén bao phim nên cần uống cùng với nước sôi để nguội.
  • Tuyệt đối không nhai hay nghiền nát viên thuốc để uống trong bất cứ trường hợp nào.
  • Cũng như các loại thuốc khác, bạn chỉ nên uống Naphacogy trong tư thế đứng hoặc ngồi.
  • Uống cùng bữa ăn hoặc sau khi vừa ăn xong để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Bảo quản: Thuốc đau răng Naphacogyl cần bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Naphacogyl chỉ được bảo toàn dược tính khi được bảo quản đúng cách
Naphacogyl chỉ được bảo toàn dược tính khi được bảo quản đúng cách

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Naphacogyl

Lưu ý trước khi sử dụng:

  • Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh Naphacogy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà in trên bao bì.
  • Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một hay nhiều thuốc điều trị bệnh bất kỳ nào đó nếu muốn uống Naphacogy.
  • Mua thuốc Naphacogy tại nhà thuốc bệnh viện hoặc các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.
  • Chỉ dùng Naphacogy khi viên thuốc còn nguyên vẹn, chưa bị đổi màu hay biến chất.

Lưu ý trong khi sử dụng:

  • Sử dụng Naphacogy đúng liều lượng, cách dùng được thông tin ở trên hoặc theo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Khi sử dụng quá liều gây ra triệu chứng mất điều hòa, nôn ói, co giật thậm chí là viêm dây thần kinh ngoại biên thì bạn cần tới bệnh viện để khắc phục ngay..
  • Trong trường hợp quên liều, bạn hãy uống bổ sung ngay nếu thời gian dùng liều tiếp theo còn cách xa hoặc bỏ qua luôn.
  • Chỉ nên uống thuốc Naphacogy theo một khung giờ nhất định để tránh tình trạng quên liều.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Naphacogy:

  • Thuốc kháng sinh Naphacogy được bài chế theo dạng giải phóng chậm. Bởi vậy, người già hoặc người chuyển vận ruột chậm không nên dùng để tránh thể gây ngộ độc.
  • Cả hai hoạt chất Spiramycin và Metronidazol có trong thuốc Naphacogy đều có thể ngấm qua sữa mẹ. Bởi vậy nếu đang cho con bú, bạn nên tránh sử dụng thuốc này.
  • Cần thận trọng khi sử dụng Naphacogy với đối tượng có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột kết mạn hoặc là viêm ruột hồi.
Người bị viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dược phẩm có chứa thành phần Spiramycin và Metronidazol
Người bị viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dược phẩm có chứa thành phần Spiramycin và Metronidazol

Tác dụng phụ: Thuốc Naphacogy rất hiếm khi có tác dụng phụ. Tuy nhiên trong trường hợp bạn dùng liều cao trong thời gian dài thì thuốc có thể gây ra một số triệu chứng bất thường sau:

  • Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn và đi ngoài.
  • Naphacogy có thể khiến miệng người dùng có vị kim loại, khoang miệng bị viêm (viêm lưỡi, viêm miệng, viêm nha chu).
  • Da bị kích ưng gây nổi mẩn, mày đay. Tuy nhiên tác dụng phụ này của sẽ Naphacogy sẽ hết khi bạn ngừng thuốc.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp của Naphacogy là mất điều hòa, choáng váng đầu óc, mất phối hợp hay viêm đa dây thần kinh.

Chú ý: Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của Naphacogy. Hãy hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kì triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng thuốc này.

Tương tác thuốc: Naphacogy có thể xảy ra hiện tượng tương tác với:

  • Thuốc ngừa thai: Spiramycin có trong thuốc Naphacogy có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
  • Thuốc chống đông máu đường uống (Warfarin): Warfarin khi dùng cùng lúc với dược phẩm có chứa Metronidazole sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết do gan bị giảm sự dị hóa. Trong trường hợp bắt buộc kết hợp điều trị hai thuốc thì bác sĩ hướng dẫn bạn điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc chống đông.
  • Lithi: Metronidazole trong thuốc Naphacogy làm tăng nồng độ Lithi trong máu. Hệ quả là khiến cho cơ thể người dùng bị ngộ độc.
Metronidazole có thể xảy ra tương tác với thuốc thuốc Lithium
Metronidazole có thể xảy ra tương tác với thuốc thuốc Lithium
  • Mọi đồ uống chứa cồn: Đồ uống chứa còn sử dụng cùng lúc với Naphacogyl có thể gây ra hiệu ứng Antabuse với dấu hiệu nhận biết đặc trưng à nhịp tim nhanh, nóng bừng hay nôn mửa,…
  • Disulfiram: Disulfiram uống chung với Naphacogyl sẽ gây độc cho hệ thần kinh khiến người dùng lú lẫn, loạn thần,….
  • Thuốc Vecuronium: Thuốc giãn cơ Vecuronium khi dùng cùng lúc với Naphacogyl làm sẽ mất tác dụng.
  • Fluorouracil: Naphacogyl bằng cách nào đó đã gây ức chế quá trình thanh thải của Fluorouracil đồng thời làm tăng độc tính của thuốc này.

Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu trên thị trường? Mua ở đâu?

Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu là thắc mắc của khá nhiều người. Theo khảo sát thị trường thì hiện nay, hầu hết các đơn vị phân phối dược phẩm trên cả nước đều đang bán thuốc này với giá khoảng 20.000 đồng cho 1 một hộp có chứa 2 vỉ, mỗi vỉ bao gồm 10 viên nén bao phim. Tuy nhiên, mức giá này cũng có thể thay đổi tùy thời điểm nhưng không đáng kể.

Naphacogyl là thuốc bán theo đơn nên bạn nên bạn hãy mang theo đơn của bác sĩ khi tìm mua. Địa chỉ mua uy tín dành cho các bạn là các nhà thuốc bệnh viện hay hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Chú ý không mua Naphacogyl trên các trang mạng xã hội với giá rẻ bất ngờ. Bởi đây rất có thể là hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cho sức khỏe của bạn khi dùng.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về thuốc Naphacogyl. Chỉ khi hiểu rõ được thành phần, công dụng và cách dùng loại dược phẩm này bạn mới có thể sử dụng chúng hiệu quả. Nhờ đó mà tình trạng viêm nhiễm răng miệng cũng được khắc phục nhanh chóng.

XEM THÊM

Cập nhật lúc: 12:00 Chiều , 08/06/2021

Tin liên quan

Thuốc franrogyl: Thành phần, công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

Thuốc franrogyl được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả...

Tẩy trắng răng bị ê buốt: Nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?

Trên thực tế, có khá nhiều người gặp phải tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt. Vậy điều này xuất phát từ những nguyên nhân nào, khắc phục có...

Chữa đau răng bằng lá lốt: Các cách thực hiện hiệu quả

Chữa đau răng bằng lá lốt là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi đây là biện pháp giảm đau vô cùng đơn giản, tiện lợi mà...

5 cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả nhất hiện nay

Đau răng báo hiệu tình trạng răng miệng của bạn gặp vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hư hỏa (bị thận âm không đủ, hư hỏa...

Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau, nhanh khỏi?

Tình trạng đau răng thường kéo theo các cơn đau nhức âm ỉ, dai dẳng khiến bạn ăn uống không ngon, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, công việc...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả và lưu ý quan trong cho bố mẹ

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, vấn đề về sức khỏe răng miệng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Trẻ...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *