Đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau, nhanh khỏi?

Tình trạng đau răng thường kéo theo các cơn đau nhức âm ỉ, dai dẳng khiến bạn ăn uống không ngon, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, công việc và cuộc sống. Thế nhưng bạn có biết, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể đẩy lùi các cơn đau một cách hiệu quả. Vậy khi đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau, nhanh khỏi?

Bị đau răng kiêng ăn gì?

Tình trạng đau nhức răng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: Mọc răng khôn, sâu răng, sau nhổ răng,… Trong những trường hợp này, việc ăn uống phù hợp, cẩn thận sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Đặc biệt có một số món mà bạn nên kiêng, không nên ăn cho dù đó có là món khoái khẩu của mình như:

Các món chứa nhiều đường và tinh bột

Đường và tinh bột chính là khắc tinh đối với căn bệnh sâu răng, nguyên nhân là do chúng rất dễ bám lại trên các kẽ răng, chân răng và rất khó để làm sạch hoàn toàn. Khi tích tụ trên răng, chúng sẽ lên men và chuyển hoá thành các axit, hoá chất có khả năng ăn mòn và phá vỡ cấu trúc của men răng, kết quả là gây ra tình trạng sâu răng.

Do đó, khi đau răng bạn cần tránh xa các loại đồ ngọt, thành phần chứa nhiều đường và tinh bột như: Bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt, nước có gas,… Nhất là trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ vì miệng tiết ít nước bọt, rất dễ cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

Đau răng nên kiêng ăn các món chứa nhiều tinh bột và đường
Đau răng nên kiêng ăn các món chứa nhiều tinh bột và đường

Bị đau răng nên kiêng ăn gì? Các loại thịt sợi dai

Các loại thịt có cấu tạo sợi dai như thịt bò, thịt trâu, thịt gà,… đều là những thực phẩm tốt cho cơ thể, có công dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt và cơ bắp. Thế nhưng khi bị đau răng ăn các loại thực phẩm này sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Nguyên nhân là do những loại thịt này đều có kết cấu dạng sợi dai, dính, khi ăn rất dễ bị mắt vào kẽ răng hoặc các lỗ răng sâu và gây khó khăn cho việc vệ sinh, làm sạch răng miệng. Dẫn đến hậu quả là tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành, vi khuẩn có môi trường lý tưởng để phát triển, khiến cho vùng viêm nhiễm và đau trở nặng hơn.

Ngoài ra, các loại thịt dai buộc răng của bạn phải hoạt động nhiều và mạnh hơn, làm cho vùng đau chịu nhiều tác động. Do đó các cơn đau dễ tái phát đồng thời chuyển biến nặng thêm.

Đau răng kiêng ăn gì? Thực phẩm quá nóng/lạnh

Đối với những thực phẩm quá lạnh như kem, đá bào, nước đá,… hoặc quá nóng như canh nóng, lẩu,…đều có thể khiến cho răng và lợi bị sốc nhiệt, kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn. Từ đó làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau răng kiêng ăn gì? Ăn những món quá lạnh có thể khiến răng bị nhạy cảm, các cơn đau trầm trọng hơn
Đau răng kiêng ăn gì? Ăn những món quá lạnh có thể khiến răng bị nhạy cảm, các cơn đau trầm trọng hơn

Đau răng kiêng ăn gì? Thực phẩm có tính nóng

Những thực phẩm có tính nóng như xôi, đồ nếp, thịt gà,… cũng nằm trong danh sách đồ ăn cần tránh khi bị đau răng. Bởi chúng sẽ cản trở quá trình tự làm lành vết thương của cơ thể, các vùng sưng tấy, viêm, lở loét sẽ gây đau nhức nhiều hơn đặc biệt là đau răng về đêm.

Đồng thời trong quá trình tiêu hoá những thực phẩm này, chúng sẽ kích thích các mạch máu hơn bình thường, dễ làm sưng tấy, phù nề tại vị trí nướu, răng bị thương. Ngoài ra, vì có độ kết dính nên chúng cũng rất khó để có thể làm sạch hoàn toàn trên khoang miệng.

Thực phẩm cứng và dai

Bạn sẽ phải tạm thời chia tay các món ăn ưa thích có tính cứng và dai như chân gà, mía, kẹo dẻo, phô mai,… Bởi để tiêu hoá những thực phẩm này buộc răng phải hoạt động gấp nhiều lần bình thường. Từ đó gia tăng nguy cơ các cơn đau răng tái phát, thậm chí khiến các vùng răng lợi tổn thương chịu tác động mạnh, dễ nhiễm trùng nặng hơn.

Đau răng kiêng gì? Các loại quả chua

Bạn có biết, trong các loại trái cây vị chua như chanh, cam, bưởi, me, sấu,… đều chứa nồng độ acid khá cao, khi ăn chúng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Trong trường hợp bình thường những quả này có thể bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị đau răng, lượng acid cao sẽ làm cho vết thương xót hơn, khó lành và dễ lở loét.

Các loại quả chua có chứa thành phần acid cao làm các vết thương bị đau, xót, lâu lành
Các loại quả chua có chứa thành phần acid cao làm các vết thương bị đau, xót, lâu lành

Đau răng kiêng ăn gì? Thực phẩm cay

Những loại thực phẩm cay như ớt, lẩu cay, mù tạt,… đều phải tránh xa khi bị đau răng. Nguyên nhân là do chúng khiến răng và nướu dễ bị kích ứng nặng hơn, làm cho các cơn đau trở nên tồi tệ hơn, đau răng dẫn đến đau đầu. Đặc biệt là các vết thương, viêm, lở loét không những không lành lại mà còn nặng hơn.

Cà phê nóng

Như đã đề cập đến ở trên, các món nóng không chỉ không tốt cho răng mà còn khiến răng dễ tổn thương hơn. Đặc biệt trong cà phê có chứa một số loại axit có hại, làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh liên quan đến răng miệng. Một số loại cà phê còn chứa rất nhiều đường để dễ uống hơn, chúng có thể khiến cho cơn đau răng trở nên trầm trọng.

Xem thêm: Đau răng khôn: Nguyên nhân và biện pháp giảm đau hiệu quả

Đau răng nên ăn gì cho nhanh khỏi

Để giúp các cơn đau răng thuyên giảm nhanh chóng, chúng ta nên có một chế độ ăn khoa học để hạn chế tối đa các tác động xấu tới răng. Trong đó những loại thực phẩm mang lại hiệu quả cao và các món ăn mềm cho người đau răng cần đặc biệt chú trọng gồm có:

Đau răng ăn gì? Các loại cháo, súp

Đa phần các loại cháo hoặc súp từ thực vật cho đến động vật đều có điểm chung là rất mềm và phù hợp cho người bị đau răng. Ăn các món này sẽ giúp cho răng không phải hoạt động quá nhiều, thức ăn thừa cũng ít bám dính lại trên khoang miệng, dễ dàng hơn cho quá trình vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là chỉ ăn cháo hoặc súp ở nhiệt độ phù hợp, không ăn khi quá nóng hoặc quá lạnh. Thông thường thì dùng cháo, súp ấm và nguội sẽ tốt nhất để tránh các cơn đau răng tái phát.

Ăn súp, cháo giúp cho răng không phải hoạt động quá nhiều
Ăn súp, cháo giúp cho răng không phải hoạt động quá nhiều

Khoai tây và các chế phẩm từ khoai tây

Bị đau răng nên ăn gì? Bổ sung một chút khoai tây vào khẩu phần ăn mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe răng miệng, bởi nó cung cấp nhiều dưỡng chất, đồng thời có các thành phần kháng viêm, giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể chế biến khoai tây thành nhiều món khác nhau để tạo cảm giác ngon miệng, không bị nhàm chán.

Ngoài ra khoai tây thuộc nhóm thực phẩm mềm, dễ ăn, không cần tốn quá nhiều lực để nghiền nát thức ăn, do đó hoàn toàn thân thiện với sức khỏe răng miệng.

Sữa chua và phô mai

Các loại sữa chua ít đường hoặc không đường cũng là thực phẩm tốt, nên ăn khi bị đau răng bởi nó ở dạng mềm, dễ dàng ăn nuốt mà không cần tới sự hỗ trợ của răng để nghiền nát thức ăn. Nhờ đó mà hạn chế tối đa các tác động mạnh gây tổn thương cho răng.

Bạn có thể kết hợp sữa chua với phô mai để ăn, vì phô mai có chứa thành phần dinh dưỡng cao, đồng thời giàu canxi, có thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong những ngày đau răng, khó ăn uống đầy đủ như bình thường.

Các loại thịt được xay nhỏ

Khi thịt được xay nhuyễn sẽ dễ ăn, dễ nuốt hơn rất nhiều, đặc biệt là răng không cần phải hoạt động quá mạnh để nghiền nát thức ăn. Một số loại thịt xay nên bổ sung vào bữa ăn khi đau răng đó là thịt lợn, thịt bò, cá hồi, cá ngừ,…

Bạn có thể chế biến bằng cách thêm tiêu, muốn hoặc một số loại rau để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng thịt xay để nấu cháo cũng là một sự lựa chọn tối ưu cho người bị đau răng khi nhai thức ăn.

Khi bị đau răng nên ăn các loại thịt được xay nhỏ
Khi bị đau răng nên ăn các loại thịt được xay nhỏ

Trái cây và các loại rau xay nhuyễn

Không chỉ có khả năng cung cấp các loại vitamin và chất xơ cho cơ thể, trái cây và rau xanh còn vô cùng thân thiện với sức khỏe răng miệng. Trong đó, một số loại trái cây có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại tấn công răng.

Mặt khác, các loại trái cây và rau xanh như dâu tây, táo, dưa gang, dưa chuột, rau diếp, xà lách,… lại có tác dụng làm sạch cặn bã thức ăn cùng các loại đường ở mặt răng. Qua đó hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu quanh răng, giúp răng chắc khỏe hơn.

Cách phòng tránh đau răng hiệu quả

Ngoài việc có một chế độ ăn khoa học và hợp lý thì bạn cũng cần chú ý tới một số yếu tố sau đây để hạn chế tình trạng đau răng cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau các bữa ăn: Bạn có biết, vi khuẩn mất khoảng 20 phút để chuyển hóa đường, và khi hoàn thành chúng ngay lập tức bài tiết axit có hại lên bề mặt răng. Do đó, để bảo vệ răng trước tác động của vi khuẩn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau các bữa ăn để bảo vệ răng khỏi những tổn thương do chúng gây ra.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt lại trên các kẽ răng, chân răng và nướu. Đây cũng là một trong những giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa viêm nướu và sâu răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh lý về răng miệng và tình trạng đau răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh lý về răng miệng và tình trạng đau răng
  • Uống nhiều nước: Trong nước có chứa florua đặc biệt quan trọng và tốt cho răng. Khi uống nhiều nước đồng nghĩa với việc bổ sung thêm nhiều florua, qua đó hỗ trợ củng cố men răng và chống sâu răng.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần. Mục đích là để bảo vệ răng khỏi các loại vi khuẩn tự nhiên tích tụ trên bàn chải theo thời gian. Đồng thời đảm bảo lông bàn chải loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả nhất.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn nên tới nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng/lần để được bác sĩ làm sạch toàn diện, thăm khám tổng quát, sớm phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, đồng thời có các phương án điều trị kịp thời.

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về việc đau răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi. Xây dựng một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn đảm bảo sức khỏe cho toàn cơ thể. Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp thực sự hữu ích và giúp bạn giải quyết hiệu quả các vấn đề mà đau răng gây ra.

QUAN TÂM NHIỀU:

Cập nhật lúc: 2:00 Chiều , 14/06/2021

Tin liên quan

5 cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả nhất hiện nay

Đau răng báo hiệu tình trạng răng miệng của bạn gặp vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hư hỏa (bị thận âm không đủ, hư hỏa...

Thuốc Naphacogyl: Thông tin về thành phần, công dụng và cách dùng

Thuốc Naphacogyl được rất nhiều người biết đến nhờ công dụng khám viêm, giảm đau nhức răng miệng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ...

Thuốc franrogyl: Thành phần, công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

Thuốc franrogyl được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả và lưu ý quan trong cho bố mẹ

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, vấn đề về sức khỏe răng miệng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Trẻ...

Chữa đau răng bằng gừng ngay tại nhà hiệu quả chỉ sau 3 phút

Ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn thì gừng còn được xem là dược liệu có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh. Trong đó, cách chữa...

Bà bầu bị đau răng: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, đa phần sức khỏe của các mẹ bầu đều bị ảnh hưởng rất lớn. Những thay đổi dễ...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *