Trẻ chậm mọc răng có sao không là thắc mắc chung của khá nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, bố mẹ cần quan sát kĩ quá trình mọc răng của bé. Trong trường hợp đã trên 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc bất cứ một chiếc răng nào thì đây có thể là dấu hiệu bất thường có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng hoặc bệnh tật.
Trẻ bị coi là chậm mọc răng khi nào?
Chậm mọc răng chính là hiện tượng trẻ nhỏ chậm mọc răng sữa. Theo các bác sĩ, thông thường răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ được 5,6 tháng tuổi và mọc đủ 20 chiếc sau khi đủ 2 tuổi rưỡi.
Như vậy, trẻ được coi là chậm mọc răng khi qua 12 tháng tuổi mà vẫn chưa có bất cứ chiếc răng sữa nào mọc lên. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng này. Tốt nhất, nếu cảm thấy lo lắng và chưa biết rõ nguyên nhân thì phụ huynh nên đưa bé tới địa chỉ y tế uy tín để thăm khám cẩn thận.
Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng
Bé chậm mọc răng có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là yếu tố di truyền, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và bệnh cường giáp.
Trẻ chậm mọc răng do di truyền
Trên thực tế, yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng rất nhiều đối với sự phát triển của trẻ, vấn đề mọc răng cũng không ngoại lệ. Nếu người thân, nhất là những người có quan hệ huyết thống gần gũi với trẻ cũng đã từng chậm mọc răng thì bé rất dễ thừa hưởng đặc điểm này.
Bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng
Trẻ bị viêm lợi hay nhiễm khuẩn khoang miệng cũng có thể là nguyên nhân khiến răng chậm mọc. Bởi các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng đã khiến cho lợi bị tổn thương nghiêm trọng, hệ quả là răng bé không thể mọc lên được.
Nếu trẻ bị chậm mọc răng là do nguyên nhân này thì phụ huynh có thể dễ nhận biết trong khoang miệng của bé có mùi hôi. Bên cạnh đó, trẻ cũng hay bị đau, và quấy khóc thường xuyên.
Thiếu dinh dưỡng khiến bé mọc răng chậm
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bé không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức thì chắc chắn sẽ thiếu dinh dưỡng. Hệ quả là trẻ bị chậm mọc răng.
Đáng chú ý, tình trạng răng mọc chậm thường xuyên xảy ra ở những trẻ sử dụng loại sữa công thức không phù hợp, có lượng canxi không đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, trong sữa mẹ lại có đầy đủ canxi cũng các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: phốt-pho, vitamin A, vitamin C và D.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ, khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời của trẻ rất quan trọng. Một số bé có có cơ thể hấp thu và chuyển hóa các dưỡng chất trong sữa kém thì rất dễ bị thiếu chất.
Trẻ chậm mọc răng do mắc bệnh suy giáp
Suy giáp là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường. Đáng chú ý, bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim, sự trao đổi chất và cả thân nhiệt của cơ thể.
Một trong những dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết trẻ bị suy giáp là:
- Bé chậm mọc răng.
- Chậm nói.
- Chậm biết đi.
Trẻ chậm mọc răng có sao không?
Trẻ chậm mọc răng nếu vẫn ăn uống, tăng cân bình thường thì thương không là vấn đề cần lo ngại. Ngược lại, nếu tình trạng này đi kèm với triệu chứng suy dinh dưỡng, bé hay quấy khóc, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm thì có thể là do trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý. Như vậy, bạn không nên quá chủ quan khi thấy bé có biểu hiện chậm mọc răng.
Thông thường, đa số các bé sẽ mọc đủ răng khi trường thành. Tuy nhiên, những trẻ chậm mọc răng lại có thể tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chẳng hạn như:
- Trẻ chậm mọc răng có nguy cơ sâu răng cao, nhất là khi tình trạng này khởi phát do nhiễm khuẩn khoang miệng.
- Răng vĩnh viễn của bé dễ bị mọc lệch gây đau và mất thẩm mỹ.
- Trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn cũng có thể xuất hiện khi răng sữa mọc chậm.
- Răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc cùng lúc với chiếc răng sữa mọc chậm dẫn đến tình trạng răng hai hàm.
- Khó khăn trong hoạt động ăn, nhai thức ăn cứng, dai và dẻo .
Con mọc răng chậm phải làm sao?
Như đã nói ở trên, tốt nhất bạn cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám khi có dấu hiệu mọc răng chậm. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và tìm hướng khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách giúp kích thích răng của bé mọc như sau:
Bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ
Trong thời gian bé vẫn còn bú sữa mẹ thì người mẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Mẹ hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D cùng các sản phẩm hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, việc kiêng khem quá mức như quan niệm của ông cha ta ngày xưa là điều không cần thiết. Chắc chắn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp nguồn sữa của mẹ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của bé.
Bổ sung đủ dưỡng chất cho bé
Trường hợp bé bú sữa công thức trong 6 tháng đầu đời, bạn cần chọn loại sữa có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là thành phần canxi, vitamin D, C và D.
Ngoài ra, khi bé đến độ tuổi ăn dặm thì phụ huynh cần lên thực đơn hàng tuần một cách cẩn thận, chi tiết. Có như vậy thì sự phát triển về cả thể chất và trí não của trẻ mới được đảm bảo tốt nhất.
Tắm nắng
Bé cần được bổ sung đầy đủ vitamin D để hấp thụ tốt canxi, nhất là những trẻ đang chậm mọc răng. Loại vitamin này được tổng hợp rất hiệu quả dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dịu nhẹ. Bởi vậy mà để kích thích quá trình mọc răng của trẻ nhỏ, bạn hãy tắm nắng cho bé vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khoảng 30 phút mỗi ngày.
Mẹo cho trẻ chậm mọc răng với lá hẹ
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá hẹ có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi, giúp tiêu viêm., giảm sưng. Bên cạnh đó, việc dùng nước lá hẹ bôi vào phần lợi của trẻ nhỏ cũng có tác dụng kích thích mọc răng, tốt cho quá trình răng nhú ra khỏi lợi.
Cách dùng lá hẹ kích thích trẻ mọc răng:
- Chuẩn bị 9 lá hẹ tươi cho bé gái hoặc 7 lá cho bé trai.
- Đem lá hẹ rửa sạch sau đó xay nhuyễn để lọc lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm đều vào nước lá hẹ sau đó bôi nhẹ nhàng lên vùng lợi của bé.
- Thực hiện cách trên ngày 1 đến 2 lần sẽ có hiệu quả.
Chú ý: Lá hẹ là nguyên liệu an toàn nhưng có vị cay. Bởi vậy khi áp dụng trẻ nhỏ, bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải và không nên quá lạm dụng.
Trẻ chậm mọc răng khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên khi trẻ đã ngoài 16 tháng tuổi mà răng vẫn chưa mọc thì lúc này, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thăm khám.
Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra ngay khi bé chậm mọc răng kèm các biểu hiện bất thường sau:
- Suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Bé vận động kém, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Thóp rộng và mềm.
- Chậm nói.
- Chậm đi.
- Hay quấy khóc về đêm.
Vậy trẻ chậm mọc răng khám ở đâu? Bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và can thiệp điều trị.
Theo lời khuyên của nhiều người, các địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng nên lựa chọn là:
Miền Bắc:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW.
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Bạch Mai.
Miền Trung:
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đà Nẵng.
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Trung ương Huế.
Miền Nam:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Chợ Rẫy.
Bé chậm mọc răng: Biện pháp phòng tránh
Để phòng tránh tình trạng trẻ chậm mọc răng, các bà mẹ nên áp dụng một số biện pháp như sau:
- Người mẹ trong giai đoạn mang thai và cả khi đang cho con bú cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tránh kiêng khem quá mức. Đặc biệt, bạn cũng nên uống thêm khoảng 1-2 ly sữa mỗi ngày.
- Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng ngay từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi và duy trì liên tục đến khi bé biết đi. Thời gian tắm nắng được các chuyên gia khuyến cáo là trung bình 15-30 phút mỗi ngày, với những trẻ có da sậm màu thì cần tắm lâu hơn một chút.
- Tuyệt đối không pha sữa công thức cho trẻ bằng nước cháo, nước rau củ, nhất là nước khoáng. Bởi lượng khoáng chất cao trong chúng có khả năng làm giảm hấp thu canxi.
- Cung cấp đầy đủ chất đạm và chất béo động vật cho trẻ trong thực đơn mỗi ngày. Khi trẻ ăn dặm, hãy cho thêm 1-2 thìa dầu ăn vào bát bột hoặc cháo.
- Việc bổ sung viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy có thể thấy khi trẻ chậm mọc răng phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất bạn hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi nhận thấy răng của bé mọc chậm kết hợp với triệu chứng suy dinh dưỡng, chiều cao cân nặng không đạt tiêu chuẩn.