Hôi miệng: Nguyên nhân gây bệnh và những cách hay giúp lấy lại hơi thở tự tin

Hôi miệng là tình trạng phổ biến khiến hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu. Mùi hôi từ khoang miệng sẽ khiến mọi người tự ti khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng này và làm thế nào để lấy lại hơi thở thơm mát chỉ sau thời gian ngắn.

Hôi miệng là gì?

Bị hôi miệng là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người. Chúng khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu khi giao tiếp hoặc thậm chí hít thở, xuất phát chủ yếu từ khoang miệng. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng tình trạng này ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sinh hoạt hằng ngày và giao tiếp của người bệnh.

Hôi miệng là tình trạng phổ biến khiến hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu
Hôi miệng là tình trạng phổ biến khiến hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu

Nguyên nhân hôi miệng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Những yếu tố này có thể xuất phát từ bản thân chủ quan của người bệnh hoặc môi trường khách quan bên ngoài. Nắm vững những nguyên nhân khiến miệng hôi thối sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa nguy cơ tái phát và điều trị đúng căn nguyên.

Ăn thực phẩm có mùi

Mọi thực phẩm bạn ăn hằng ngày đều để lại những tác động nhất định tới sức khỏe và cơ thể. Chính vì vậy, người thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi như tỏi, hành….sẽ cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu.

Thông qua quá trình tiêu hóa, các hạt thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi ăn. Vì vậy, khi giao tiếp, hơi thở có mùi từ trong khoang miệng sẽ thoát ra ngoài.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Do vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng sai cách hoặc không thường xuyên sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu. Khi đó, các hạt thức ăn, mảng bám vẫn còn lưu lại trong miệng và tiếp tục tồn tại trong kẽ răng bề mặt lưỡi, trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.

Chúng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và gây ra mùi hôi, thậm chí bào mòn lớp khoáng, gây tổn thương mô cứng, dẫn tới sâu răng. Ngoài ra, đây còn là nguy cơ hàng đầu dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn, tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa.

Sự thiếu quan tâm của cha mẹ tới sức khỏe răng miệng của con cũng là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi hôi miệng, sún răng, nấm lưỡi…

Hôi miệng nguyên nhân do bệnh viêm nha chu

Bệnh nha chu là tình trạng tổn thương các tổ chức xung quanh răng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát do các mảng bám ở răng không được loại bỏ triệt để. Theo thời gian chúng sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.

Hôi miệng nguyên nhân do bệnh viêm nha chu
Hôi miệng nguyên nhân do bệnh viêm nha chu

Phần vôi này sẽ gây kích ứng nướu, lâu dần tạo thành khoảng trống ở khu vực giữa răng và nướu, tạo điều kiện để thức ăn, vi khuẩn và mảng bám có thể tích tụ tại gây viêm nhiễm, hôi miệng và thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ mất răng.

Hút thuốc lá gây mùi hôi miệng

Hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hôi miệng. Bên cạnh đó, người hút thuốc lâu năm còn làm cho răng ngả vàng, tổn thương phổi nghiêm trọng dẫn tới suy giảm chức năng hô hấp, thậm chí ung thư.

Bên cạnh tác hại gây ra hơi thở nặng mùi, khó chịu, thuốc lá còn là nguyên nhân làm hỏng mô nướu và tăng nguy cơ mắc bệnh răng lợi.

Khô vùng miệng

Những người có thói quen sử dụng đồ uống có cồn, thở bằng miệng hoặc uống ít nước thường có mùi hôi miệng. Nước bọt có chức năng giúp giữ cho miệng sạch sẽ, trung hòa độ acid, cân bằng độ pH, hỗ trợ tái khoáng men răng, cung cấp kháng thể để giữ chất ngà cho răng.

Chính vì vậy, khi khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến chứng khô miệng, gây ra hơi thở có mùi.

Sở thích uống cà phê

Một cốc cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn có tâm trí tỉnh táo, tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tác động xấu cho quá trình sản xuất nước bọt, gây ra mùi hôi miệng. Sau khi uống cà phê, lượng caffeine sẽ khiến lượng nước bọt được sản xuất ra ít hơn.

Nguyên nhân bị hôi miệng do chế độ ăn nhiều đường

Những loại thực phẩm có nhiều đồ ngọt, hàm lượng đường cao không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng mà còn là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Chúng sẽ tạo ra môi trường phát triển lý tưởng cho các vi khuẩn có hại trong miệng sinh sôi. Khi tiếp xúc với đường, vi khuẩn sẽ tiêu thụ và sản sinh ra các axit bào mòn phần khoáng chất của men răng.

Nguyên nhân do chế độ ăn

Carbohydrate đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng trong cơ thể. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng carbs để duy trì các hoạt động sẽ tạo ra  những thay đổi đối với quá trình trao đổi chất cơ thể và dẫn đến hôi miệng. Cùng lúc đó, gan phải phá vỡ chất béo để lấy năng lượng cần thiết khiến miệng có mùi kim loại.

Mặt khác, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều protein sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và có xu hướng giải phóng khí lưu huỳnh ra bên ngoài qua hơi thở.

Bị hôi miệng do vấn đề tiêu hóa

Bị hôi miệng do vấn đề tiêu hóa
Bị hôi miệng do vấn đề tiêu hóa

Tiêu hóa kém, mắc bệnh táo bón, rối loạn đường ruột hoặc trào ngược dạ dày (GERD) cũng có thể gây hôi miệng. Khi đó, mùi hôi từ thực phẩm có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến vùng miệng, khiến bạn dễ dàng cảm thấy mùi hôi khó chịu khi thở hoặc giao tiếp.

Tác dụng phụ của thuốc gây hôi miệng

Có rất nhiều loại thuốc kê đơn đem lại tác dụng phụ gây khô miệng nếu lạm dụng trong quá trình dài hoặc sai liều lượng. Khi miệng bị khô, khả năng tiết nước bọt suy giảm sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khi bị phân hủy trong cơ thể có khả năng giải phóng các hóa chất và truyền qua dòng máu vào hơi thở, gây mùi hôi khác thường.

Nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân tác động trực tiếp tới lượng vi khuẩn trong khoang miệng, viêm amidan, viêm họng hoặc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp đều có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới mùi hôi miệng.

Những cách điều trị hôi miệng hiệu quả nhất hiện nay

Hôi miệng trên thực tế không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, sự chủ quan trong điều trị sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong công việc, giao tiếp hằng ngày.

Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ để xác định kịp thời nguồn gốc gây bệnh, độc giả cũng có thể tham khảo một số cách giúp lấy lại hơi thở thơm mát một cách nhanh chóng ngay sau đây:

Mẹo hay giúp chữa hôi miệng

Nếu e ngại tác dụng phụ từ những sản phẩm Tây y, bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị lành tính thông qua một số nguyên liệu tự nhiên như:

  • Gừng tươi: Cạo sạch phần vỏ và thái lát mỏng hoặc đập dập, hãm trà với nước nóng cùng 2 thìa mật ong.
  • Dùng cây húng bạc hà: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, sau đó phơi khô từ 2 – 3 nắng. Kế đến, để nguyên phần lá hoặc tán nhỏ đem đi sắc với 100ml nước. Ngậm phần nước thuốc thu được trong 5 – 7 phút hằng ngày thay cho nước súc miệng.
  • Cây ngò gai: Bị hôi miệng lâu năm có thể súc miệng hằng ngày với nước cây ngò gai. Đem đun nguyên liệu với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút, khi nước còn ấm có thể hòa tan thêm 1 – 2 thìa cà phê muối.

Điều trị hôi miệng bằng Tây y

Việc áp dụng những sản phẩm từ Tây y giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi mùi hôi miệng. Tuy nhiên, một vài loại trong số đó chỉ mang lại hiệu quả tức thì và không kéo dài. Chính vì vậy, nếu muốn loại bỏ tận gốc hôi miệng, bạn cần thăm khám y tế để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nước súc miệng là phương pháp hữu hiệu giúp lấy đi cặn bẩn
Nước súc miệng là phương pháp hữu hiệu giúp lấy đi cặn bẩn
  • Nước súc miệng: Đây là phương pháp hữu hiệu giúp lấy đi cặn bẩn còn sót lại trong quá trình đánh răng, diệt khuẩn và đem lại cho bạn hơi thở thơm mát nhờ các thành phần có tác dụng khử mùi từ thiên nhiên như bạc hà, mật ong, chanh, trà xanh, menthol…
  • Các dung dịch xịt hoặc kẹo thơm miệng: Nếu trong trường hợp cần khắc phục mùi hôi miệng khẩn cấp thì những loại dung dịch dạng xịt hoặc kẹo ngậm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế thuốc điều trị trong trường hợp hôi miệng do nguyên nhân bệnh lý.
  • Bổ sung men tiêu hóa: Đối với những trường hợp bị hôi miệng do rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thì việc bổ sung lợi khuẩn Probiotic sẽ đem lại tác động tích cực giúp cơ thể chống lại những sự tấn công của vi khuẩn, dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Thuốc Đông y giúp điều trị bệnh hôi miệng

Đối với những bệnh nhân bị mắc hôi miệng lâu năm, cơ địa nhạy cảm không phù hợp sử dụng thuốc Tây có thể tham khảo một số bài thuốc an toàn từ y học cổ truyền

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu bao gồm bột chàm, cam thảo, trần bì, độc diệp thảo, xuyên bạch chỉ rửa sạch, sau đó đem sao khô hoặc phơi nhiều nắng. Mỗi lần chỉ cần dùng một nắm hỗn hợp các nguyên liệu và sắc lấy 1 bát nước vừa đủ để súc miệng hằng ngày, áp dụng ngày 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc số 2: Đem đun sắc các nguyên liệu gồm lá trầu không, lá trà xanh, bạc hà, xạ hương, bạc hà, thiên niên kiện và quế rửa sạch với 500ml nước, dùng để ngậm trong khoảng 3 – 5 phút.

Địa chỉ khám chữa hôi miệng tốt nhất

Hôi miệng lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần phải khắc phục. Chính vì vậy, để xác định những nguyên nhân gây nên tình trạng này, bạn có thể tới một số cơ sở y tế như:

  • Điều trị hôi miệng do bệnh lý răng miệng: Tỷ lệ người cảm thấy hơi thở có mùi xuất phát từ các bệnh lý nha khoa thường rất cao. Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hoặc tưa lưỡi đều là những bệnh có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, bạn có thể tới điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín như phòng khám đa khoa Thu Cúc, Nha khoa Việt Úc, Nha khoa Paris Hà Nội, Nha khoa Đông Nam, Viện răng hàm mặt Trung Ương…
  • Điều trị hôi miệng do bệnh tiêu hóa: Khi nhận thấy triệu chứng hôi miệng kèm theo những dấu hiệu như đau bụng khi đói, sôi bụng, khó tiêu, táo bón, bạn có thể tới khám tại một số địa chỉ như Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn….
  • Điều trị hôi miệng do viêm nhiễm đường hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh bên trong khoang miệng hoàn toàn có khả năng lây lan tới cổ họng, hệ hô hấp hoặc ngược lại. Để tránh cho tình trạng hôi miệng kéo dài hơn, bạn nên tới thăm khám tại một số địa chỉ như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện đa khoa Thu Cúc, Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai…

Cách phòng tránh bị hôi miệng lâu năm

Hôi miệng khởi phát thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, tình trạng này có khả năng tái phát tương đối cao. Chìa khóa giúp cho bạn đẩy lùi căn bệnh và hạn chế nguy cơ tái diện nhiều lần chính là chủ động thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt.

  • Đánh răng khoảng sau ít nhất 30 – 45 phút kể từ bữa ăn, ngày thực hiện từ 2 – 3 lần. Không nên đánh răng quá mạnh để tránh nguy cơ chảy máu nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nha khoa, nha chu.
  • Sử dụng các loại kem đánh răng có tác dụng đẩy lùi mùi hôi trong khoang miệng.
  • Thăm khám và điều trị nha khoa tận gốc bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, nấm lưỡi…
  • Đồng thời thay mới bàn chải mỗi 6 tháng/ lần.
  • Bổ sung các loại nước súc miệng vào các bước vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi hôi, gây khô miệng, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nước bọt hoặc nhiều đường. Nhũng thực phẩm này không chỉ gây ra mùi hôi miệng mà còn khiến cho cơ thể có mùi thiếu tự tin.
  • Không nên hút thuốc hoặc lạm dụng đồ uống có chất kích thích gây tác động xấu tới chức năng của nước bọt, hoạt động gan, thận và dạ dày.
  • Vệ sinh họng, mũi với nước muối sinh lý để giảm thiểu nguy cơ bị hôi miệng do nhiễm trùng đường hô hấp.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hôi miệng xuất hiện và tái phát. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu để cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới giao tiếp và tâm lý, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế.

Cập nhật lúc: 9:00 Sáng , 17/05/2021

Tin liên quan

Sâu răng: Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời sẽ ảnh...

Viêm chân răng: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm chân răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng do thói quen vệ sinh của người bệnh. Vi khuẩn có thể gây viêm tủy và thậm chí...

Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có tỷ lệ mắc viêm lợi cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *