Viêm chân răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng do thói quen vệ sinh của người bệnh. Vi khuẩn có thể gây viêm tủy và thậm chí phá hủy chân răng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít người bệnh chưa nhận thức đúng về sự nguy hiểm và cách điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Viêm chân răng là gì?
Viêm chân răng là một dạng bệnh lý nha khoa tương đối nguy hiểm, bệnh không chỉ gây mất răng mà còn dẫn tới các cơn đau nhức, sưng nướu, tấy đỏ và dễ chảy máu, khiến quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này chủ yếu khởi phát ở vùng xung quanh răng. Dựa vào thời gian tái phát và mức độ biểu hiện, viêm chân răng có thể chia thành 2 loại:
- Bệnh viêm chân răng cấp tính: Cơn đau thường lan tỏa ra các vùng xung quanh, chỉ diễn ra tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng quá lớn tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
- Bệnh viêm chân răng mãn tính: Cơn đau có xu hướng lặp đi lặp lại, kéo dài trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần đòi hỏi cần có sự can thiệp y khoa.
Về bản chất, viêm chân răng là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm nha chu. Dựa theo đặc điểm và vị trí xuất hiện, bệnh được chia thành 3 dạng chính là:
- Viêm quanh chóp răng: Tình trạng viêm sẽ khởi phát ở đầu chân răng do sự xâm nhập của vi khuẩn qua một lỗ nhỏ trên chóp răng, thường là lỗ sâu.
- Viêm xung quanh răng: Đây là dạng viêm chủ yếu xảy ra ở phần xương ổ răng, nướu và dây chằng, làm mất dần liên kết giữa các tổ chức xung quanh răng.
- Viêm nướu: Phần nướu bao quanh chân răng bị viêm và sưng to, có mủ. Bệnh chủ yếu khởi phát do các tổn thương từ bên ngoài như hóc xương cá, chỉ nha khoa, dùng tăm gây chảy máu lợi nhưng không được xử lý kịp thời, dẫn tới sự tấn công của vi khuẩn.
Nguyên nhân dẫn tới viêm chân răng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm chân răng. Những yếu tố này có thể xuất phát từ chủ quan người bệnh hoặc từ môi trường khách quan.
- Mảng bám và thói quen vệ sinh răng: Quá trình vệ sinh răng miệng sai cách hoặc thiếu khoa học có thể là nguyên nhân khiến thức ăn thừa sót lại ở kẽ răng và bề mặt răng hình thành nên mảng bám (cao răng). Mảng bám mang theo vi khuẩn sẽ gây hại cho răng miệng, nướu, lưỡi.
- Thay đổi hormone: Ở phụ nữ, quá trình phát triển như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai… dẫn tới sự thay đổi hormone và khiến cơ thể trở nên nhạy cảm. Lúc này nướu răng sẽ dễ bị tác động bởi vi khuẩn hoặc tác động từ bên ngoài gây chảy máu nướu, chân răng và tạo điều kiện để vi khuẩn trú ngụ.
- Sâu răng: Răng bị sâu cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm chân răng hàng đầu. Khi vi khuẩn tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây tổn hại tới lớp khoáng ở răng, tổn thương và mất mô cứng. Lâu dầu sẽ làm xuất hiện các lỗ nhỏ ở răng, gây đau nhức, tổn thương có thể lan tới tủy.
- Răng số 8 mọc ngầm: Viêm chân răng khôn được xem là tác nhân gây viêm nướu ở mức độ trầm trọng nhất. Tình trạng này thường gây đau đớn trong suốt quá trình răng mọc lên thậm chí kéo dài tới khi răng phát triển. Viêm nướu răng ở mức độ nhẹ chỉ gây cảm giác hơi đau nhức, khó chịu, đỏ sưng phần nướu lên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn uống như bình thường.
- Chế độ ăn có quá nhiều đường: Đường là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sâu răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và dẫn tới viêm chân răng có mủ.
- Khô miệng: Nước bọt được sản xuất ra có vai trò loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ răng, nướu, làm mềm thức ăn và tăng độ pH kiềm cho môi trường trong khoang miệng. Dưới thói quen lạm dụng thực phẩm có hại, chất kích thích, thuốc lá, lạm dụng thuốc Tây sẽ khiến cho hoạt động sản xuất nước bọt bị ảnh hưởng, gây khô miệng và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm chân răng, viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng…
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng của bệnh viêm chân răng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh nha khoa và viêm nha chu. Chính vì vậy, để tránh hình thành tâm lý chủ quan, lựa chọn sai phương pháp điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu viêm chân răng thường gặp nhất.
- Thời gian đầu khi bệnh viêm chân năng mới khởi phát, bạn sẽ thấy nướu bị viêm, sưng phồng, chuyển từ màu hồng hào sang màu đỏ thẫm.
- Phần chân răng trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc bất chợt xảy ra mà không có tác động từ bên ngoài.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu từ khoang miệng.
- Về bản chất, viêm chân răng chỉ là mức độ ban đầu của bệnh viêm nha chu. Theo thời gian, nếu không được điều trị kịp thời, người mắc có thể nhận thấy phần nướu bao quanh răng bị tách dần, lộ ra khoảng trống.
- Răng bị ê buốt bất chợt và kéo dài, lan dần sang vùng xung quanh.
- Cảm thấy phần nướu hoặc má hơi sưng nhẹ.
Viêm chân răng có nguy hiểm không?
Viêm chân răng kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lan xuống chân răng, ăn sâu vào tủy và phá hủy tổ chức nha chu có chức năng nâng đỡ răng. Ở mức độ nghiệm trọng, bệnh có thể tiến triển sang dạng viêm chân răng có mủ, còn được gọi là áp xe răng.
Viêm chân răng có mủ là chỉ tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc mảng bám lan xuống nướu dẫn đến tạo thành túi mủ. Bệnh xuất hiện sẽ khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau lan ra cả hàm, tai, thái dương.
Theo thời gian sẽ khiến phần nướu dần bị tụt thấp, để lộ chân răng, tạo thành khoảng trống so với răng để vi khuẩn tấn công. Điều này khiến mô nâng đỡ răng trở nên lung lay, cảm giác rõ rệt khi nhai và thậm chí có nguy cơ mất răng.
Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả nhất
Viêm chân răng giai đoạn nặng có thể gây mất răng, đau nhức kéo dài, sưng má… Chính vì vậy, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.
Thuốc Tây chữa bệnh viêm chân răng
Thông qua các biện pháp thăm khám, xét nghiệm, nha sĩ sẽ xác định nguồn gốc gây bệnh viêm chân răng và đề xuất phác đồ điều trị dựa trên tình trạng thực tế.
Đối với trường hợp ở mức độ nhẹ
Trường hợp bị viêm chân răng khiến nướu bị sưng do sâu răng, không lấy cao răng đúng định kỳ và cấu trúc mô nha chu chưa bị tổn thương nghiêm trọng sẽ được tiến hành lấy vôi răng, kết hợp với sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như: kháng sinh, nhóm thuốc corticosteroid, kháng viêm NSAIDs hoặc giảm đau,…
Đối với trường hợp ở mức độ nghiêm trọng
Khi đó, bệnh đã tiến triển thành viêm chân răng có mủ, các nha sĩ thường tập trung làm sạch vùng nhiễm trùng và giảm đau nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang khu vực lân cận. Nếu bệnh nhân đã xuất hiện các túi mủ sưng viêm, tụt lợi rõ thân răng sẽ buộc phải can thiệp bằng các biện pháp phức tạp hơn bao gồm:
- Dẫn lưu khối mủ: Nhằm loại bỏ sự tồn tại của túi mủ, nha sĩ sẽ tạo vết cắt nhỏ ngay chân răng bị viêm để dẫn dịch mủ viêm ra ngoài. Sau đó, tiến hành làm sạch để ngăn ngừa tình trạng viêm lây lan..
- Lấy tủy răng: Tủy răng là phần mềm bên trong chứa các dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu của răng. Khi cấu trúc này bị tổn thương nặng nề, nha sĩ sẽ lấy tủy bằng cách khoan một lỗ nhỏ trên thân răng nhằm giữ lại những chiếc răng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành trám lại hoặc bọc răng sứ.
- Nhổ răng: Nếu răng bị hỏng nặng, tổ chức xung quanh và xương ổ răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, nha sĩ buộc phải chỉ định loại bỏ răng bị viêm.
- Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Nếu viêm chân răng do tổn thương mà dị vật gây ra như xương cá, lông bàn chải…, nha sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu loại bỏ và làm sạch khu vực bị viêm.
Mẹo hay chữa bệnh viêm lợi chân răng
Đối với các trường hợp viêm thể nhẹ, chưa xuất hiện nhiều biến chứng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà, an toàn và hiệu quả.
- Tỏi: Tỏi là thực phẩm này cũng có tính sát khuẩn cao giúp làm dịu cơn đau. Bạn chỉ cần lấy 1 tép tỏi đập dập cùng một chút muối và đắp lên phần nướu sưng đỏ để diệt khuẩn, giảm đau và giảm sưng. Tuy nhiên nên áp dụng bài thuốc vào buổi tối để tránh hơi thở có mùi.
- Kinh giới và lá lốt: Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ tạo ra bài thuốc có tác dụng giảm đau, điều trị viêm chân răng. Đem giã nát nguyên liệu và đắp lên vùng nướu bị sưng ngày 1-2 lần.
- Trà xanh: Trà xanh tươi hoặc khô vừa có thể dùng để giải khát, vừa dùng để súc miệng nhằm sát khuẩn giảm viêm hiệu quả. Người bệnh có thể đun một ấm trà xanh với 400ml nước ấm/ nóng, ủ khoảng 15 phút là có thể uống được.
Giảm viêm bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc từ y học cổ truyền luôn tập trung vào điều trị tận gốc từ sâu bên trong, qua đó loại bỏ toàn diện yếu tố gây bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
- Bài thuốc 1: Đây là bài thuốc tập trung điều trị bệnh ở thể cấp tính, viêm nướu do hàn khí tích tụ, kèm theo sốt cao và đại tiện khó khăn. Bạn chỉ cần chuẩn bị dược liệu bao gồm ngưu bàng tử, bồ công anh, gai bồ kết, kim ngân hoa, hạt khô thảo, bạc hà. Sau đó đun sắc lên với 500ml nước để uống dần và súc miệng.
- Bài thuốc 2: Để điều trị thể mãn tính, tái phát nhiều lần, lợi có xuất hiện mủ và răng lung lay, lưỡi trắng, bạn có thể kết hợp các dược liệu gồm địa sinh, huyền sâm, sa sâm, bạch thược, kim ngân hoa, ngọc trúc, quy bản. Đem các nguyên liệu đun sắc với 400ml nước và uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Dù sau khi đã loại bỏ các biểu hiện viêm chân răng, bạn vẫn nên sử dụng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tăng cường khả năng đề kháng. Người bệnh chỉ cần dùng thăng ma, hoàng liên, địa sinh, đan bì, thạch cao, kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử và bạc hà, sắc nước uống hằng ngày.
Bị viêm chân răng khám ở đâu tốt nhất?
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng răng, lợi, bạn nên chủ động thăm khám nha sĩ để được khám chữa, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín mà độc giả có thể tham khảo:
- Nha Khoa Đông Nam: Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Đông Nam được biết đến nhờ chất lượng dịch vụ cao, cùng với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Khi đến điều trị viêm chân răng ở đây, người bệnh sẽ tiết kiệm được thời gian chờ đợi và tận hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
- Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Toàn bộ thao tác điều trị viêm chân răng tại đây đều được đảm bảo vô trùng, thực hiện bằng thiết bị đạt tiêu chuẩn của Pháp. Tại đây được trang bị với hơn 108 ghế khám, giúp bạn không phải chờ đợi quá lâu.
- Nha Khoa Parkway: Hệ thống phòng khám của nha khoa Parkway đều được xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore, trang thiết bị theo công nghệ hiện đại đến từ Châu Âu. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước sẽ giúp bạn loại bỏ nhanh chóng tổn thương do viêm chân răng mà không hề đau đớn.
Hướng dẫn phòng ngừa hiệu quả tại nhà
Viêm chân răng hoàn toàn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia, độc giả không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng trong đời sống thường ngày:
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có hại cho răng như đồ ăn có nhiều đường, vị ngọt, rượu bia hoặc cà phê. Đây đều là những yếu tố làm giảm chất lượng men răng, khiến răng đổi màu và tăng nguy cơ sâu răng.
- Đánh răng đúng cách ngày ít nhất 2 – 3 lần, nếu lợi nhạy cảm, bạn không nên chải răng quá mạnh để dẫn tình trạng chảy máu.
- Không ăn quá nhiều thực phẩm có dạng cứng hoặc sắc nhọn, nên ưu tiên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thông qua những món ăn mềm, dễ nuốt và tiêu hóa.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
Viêm chân răng là bệnh lý nguy hiểm có thể tiến triển thành viêm nha chu, thậm chí gây mất răng. Chính vì vậy, độc giả nên chú trọng vào chế độ chăm sóc răng miệng của bản thân, duy trì lối sống khoa học và tiến hành thăm khám nha khoa thường xuyên.