Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có tỷ lệ mắc viêm lợi cao nhất châu Á – Thái Bình Dương. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao và phòng tránh như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bật mí trong bài viết ngay sau đây.
Viêm lợi răng là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm lợi (Gingivitis) hay viêm nướu là thuật ngữ dùng để hiện tượng lợi bị mẩn đỏ, sưng ngứa do bị vi khuẩn gây hại tấn công. Lợi bình thường sẽ có màu hồng nhạt và rất săn chắc, trong khi đó lợi bị viêm lại bị tấy đỏ, sưng to, thậm chí có máu và mủ.
Các giai đoạn viêm lợi:
- Viêm lợi cục bộ: Lợi sưng đỏ, phồng lên thậm chí có thể chảy máu khi đánh răng. Giai đoạn gây khá nhiều đau đớn cho người bệnh nhưng tình trạng viêm lại chưa tác động đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Bởi vậy mà lúc này là thời gian thích hợp nhất để điều trị bệnh lý này.
- Viêm cận răng: Khi viêm lợi không được chữa trị, thậm chí người bệnh còn không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm cận răng. Lúc này, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm đã bị xô lệch ra phía sau, tạo nên những lỗ hổng quanh răng. Đây chính là vị trí thích hợp để các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm nặng hơn khiến xương hàm bị phá hủy, răng trở nên lỏng lẻo và rất dễ bị rụng.
Viêm lợi có nguy hiểm không? Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm nha chu, thậm chí là mất răng.
Ngoài ra, viêm lợi mãn tính còn có liên quan đến một số bệnh lý về hô hấp, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành hay đột quỵ. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có khả năng xâm nhập vào máu qua các mô nướu. Hệ quả là tim và các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đáng chú ý, bệnh viêm lợi loét hoại tử cũng là một biến chứng nặng của bệnh lý này.Triệu chứng bệnh là nhiễm trùng, chảy máu lợi và lở loét lợi gây đau đớn cho người bệnh.
Viêm lợi chân răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Việc nắm rõ chính xác nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm lợi chân răng sẽ giúp bạn phòng tránh và khắc phục bệnh này một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Nguyên nhân bị viêm lợi
Nguyên nhân viêm lợi phổ biến nhất là do thói quen vệ sinh răng miệng kém. Điều này đã khiến các mảng bám cóc chứa vi khuẩn hình thành và dính chắc trên răng. Nếu các mảng bám này không được loại bỏ sau 2 hoặc 3 ngày thì cao răng sẽ hình thành. Từ đó, một môi trường thuận lợi kích thích vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh viêm nướu đã được hình thành.
Ngoài ra viêm lợi răng còn còn khởi phát do một số nguyên nhân sau đây:
- Thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
- Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, ung thư,… khiến cho hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới viêm nướu.
- Do tác dụng phụ thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamin hay thuốc chống trầm cảm,… Chúng có thể khiến bạn giảm tiết nước bọt – thành phần quan trọng giúp tiêu diệt vi khuẩn. Bởi vậy mà vi khuẩn đã bớt đi thiên địch và sinh sôi, phát triển mạnh gây bệnh viêm lợi.
Dấu hiệu viêm lợi
Điều đáng mừng là dấu hiệu nhận biết lợi bị viêm rất dễ phát hiện. Người bị bệnh lý này sẽ có những triệu chứng mà có thể quan sát bằng mắt thường. Cụ thể là:
- Nướu răng mềm và sưng đỏ.
- Lợi có hiện tượng teo rút.
- Nướu răng rất nhạy cảm và dễ chảy máu khi bị tác động, nhất là khi đánh răng, súc miệng mạnh hoặc dùng chỉ nha khoa. Đây là triệu chứng khiến khiến khá nhiều người lo lắng.
- Lợi có sự thay đổi màu sắc từ hồng nhạt đến nâu sẫm đỏ.
- Có hiện tượng loét miệng thường xuyên.
- Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu, ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Xuất hiện cảm giác đau khi chạm lưỡi vào lợi hay lúc ăn uống.
Phương pháp chẩn đoán viêm lợi
Khi tới phòng khám nha khoa, để chẩn đoán lợi bị viêm bác sĩ sẽ cần dựa vào các triệu chứng đặc trưng như: nướu sưng đỏ, dễ chảy máu và có sự xuất hiện các mảng bám trên lợi. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần kiểm tra cả răng, nướu và cả lưỡi một cách tổng quát để phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Trong trường hợp các triệu chứng viêm lợi không thực sự rõ ràng thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại xét nghiệm phù hợp. Mục đích là để kiểm tra tình trạng, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn toàn thân
Cách điều trị viêm lợi
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm lợi mà bạn có thể áp dụng, cụ thể là sử dụng mẹo dân gian, bài thuốc Đông y và thuốc Tây y.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Từ lâu, ông cha ta đã áp dụng các mẹo dân gian trị viêm lợi từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm như muối, lô hội hay tinh dầu sả. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính và đem lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, để trị viêm lợi bằng cách này, bạn cần kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày và trong thời gian dài.
Súc miệng bằng nước muối:
Muối là chất kháng khuẩn tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng mỗi ngày để điều trị viêm lợi. Cụ thể, cách thực hiện như sau:
- Cho khoảng 2,5 – 3,75g muối vào cốc nước ấm sau đó khuấy đều cho muối tan hết.
- Dùng dung dịch nước muối để súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ ra.
- Ngày thực hiện mẹo trên 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, tối sau khi ăn.
- Để men răng không bị bào mòn bởi muối, bạn chỉ nên sử dụng đúng liều lượng muối và cũng không được súc miệng quá lâu.
Áp dụng cây lô hội:
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy lô hội có tác dụng tương đương với loại nước có chất chlorhexidine giúp giảm mảng bám trên răng và tình trạng viêm lợi hiệu quả. Cách dùng nguyên liệu này như sau:
- Ngậm vừa đủ nước lô hội trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra và không cần súc miệng lại với nước.
- Ngày sử dụng mẹo chữa viêm lợi bằng lô hội 2 hoặc 3 lần.
Dùng tinh dầu sả chữa viêm lợi:
Tinh dầu sả là nguyên liệu tự nhiên giúp đánh bay mảng bám trên răng. Đáng chú ý, loại tinh dầu này còn làm giảm triệu chứng viêm lợi hiệu quả hơn cả loại nước súc miệng chứa thành phần chlorhexidine.
- Cách sử dụng tinh dầu sả chữa viêm lợi như sau:
- Pha loãng 2 hoặc 3 giọt tinh dầu sả với 225ml nước ấm.
- Súc miệng bằng dung dịch vừa pha ở trên trong vòng 30 giây sau đó nhổ ra.
- Áp dụng mẹo chữa viêm lợi trên 2 đến 3 lần một ngày vào các buổi sáng, trưa và tối.
Chữa viêm lợi hiệu quả bằng bài thuốc Đông y
Theo Đông Y, viêm lợi khởi phát chủ yếu là do nhiệt miệng. Bởi vậy mà bệnh lý này sẽ cần tới các dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm lợi đều an toàn cho người dùng bởi nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Đây là điều mà các loại thuốc tân dược không thể so sánh được.
Tuy nhiên, phải cần một thời gian nhất định các dược tính trong thuốc mới có thể thẩm thấu vào cơ thể người bệnh và phát huy tác dụng. Bởi vậy mà bạn phải kiên trì thực hiện cách chữa viêm lợi này.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm lợi được lưu truyền lâu đời, đem lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc Đông y điều trị viêm lợi từ rau rệu
Chuẩn bị:
- Rau rệu khô (50g).
- Rau má (30g).
- Lá đinh lăng (30g).
- Chè xanh (30g).
Cách dùng:
- Rau dệu khô, rau má, đinh lăng và cả chè xanh đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đun sôi với lượng nước sạch vừa đủ.
- Khi thuốc được thì lọc loại bỏ bã.
- Sử dụng nước thuốc thu được dùng để uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Bài thuốc Đông y từ cây hoa mộc
Bài thuốc trị viêm lợi với cây hoa mộc không thể không được kể đến. Theo Đông y, loại dược liệu là vị thuốc có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể, đồng thời giúp thanh nhiệt, giảm căng thẳng cho người dùng.
Đáng chú ý, cây hoa mộc còn giảm mùi hôi miệng khi lợi bị viêm và một số tình trạng khác có liên quan như viêm học, tiêu đờm. Cách dùng dược liệu này để chữa viêm nướu như sau:
Chuẩn bị:
- Hoa mộc (11g).
- Lá nhãn ( 10g).
- Vỏ cây đại (8g).
- Lá lốt (8g).
- Rượu trắng (200ml).
Cách dùng:
- Tất cả vị thuốc đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với rượu trắng.
- Vặn nhỏ lửa, đun thuốc trong 10 phút thì tắt bếp.
- Để nguội thuốc rồi lọc lấy phần nước sau đó chắt vào chén sạch.
- Sử dụng bông gòn thấm lấy vào nước thuốc rồi chấm vào vùng lợi đang bị sưng viêm nhiều lần.
- Ngày áp dụng cách trên 1,2 lần cho tới khi triệu chứng viêm lợi thuyên giảm hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hoa mộc để chữa viêm lợi bằng việc ngậm và uống với cách làm như sau:
- Chuẩn bị 10g hoa mộc, địa cốt bì và hoa cúc đen mỗi loại 15g, 4g tế tân, nước sạch.
- Cho nguyên liệu vào sắc cùng với 200ml nước sạch.
- Khi thuốc sôi thì lọc phần nước để uống và súc miệng sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
Bài thuốc Đông y từ rau má và hương nhu
Chuẩn bị:
- Lá hương nhu (18g).
- Hoàng liên (10g).
- Hoàng cầm (10g).
- Chi tử (12g).
- Rau má (24g).
- Đương quy (12g).
- Cam thảo (12g).
- Đan sâm (16g).
Cách dùng:
- Tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc với nước theo nguyên tắc bỏ 3 lấy 1. Nghĩa là sắc 3 bát nước thì chỉ giữ lại 1 bát. Một thang thuốc như vậy khi đã sắc đủ 3 lần thì thay thang mới.
- Sử dụng nước thuốc trên 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa và tối sau ăn khoảng 30 phút.
Thuốc Tây y chữa viêm lợi răng
Nước súc miệng là biện pháp luôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm lợi. Bên cạnh các loại nước súc miệng có thể tự pha chế tại nhà như trên, bạn cũng có thể mua và sử dụng các sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn như chlorhexidin, zin gluconat, hexetidin hay chlorinedioxid… Chúng sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng hiệu quả đồng thời loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây hại ra khỏi miệng.
Khi bệnh viêm nướu đã tiến triển nặng, khó có thể chữa khỏi bằng các biện pháp thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tân dược. Phổ biến nhất là:
- Thuốc kháng sinh: Gồm beta-lactam, macrolid… Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ tại nướu răng. Đáng chú ý, sự kết hợp của spiramycin (thuộc loại kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (thuộc loại kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí) sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị viêm lợi.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Gồm ibuprofen, meloxicam và diclophenac,…có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức do viêm nướu chân răng.
- Nhóm thuốc corticosteroid: Gồm prednisolon và dexamethason,…Những thuốc thuộc nhóm này có tính kháng viêm rất mạnh, qua đó giúp điều trị hiệu quả triệu chứng sưng, đỏ nướu răng.
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Gồm paracetamol và aspirin. Đúng như tên gọi, các loại thuốc này sẽ được sử dụng nhằm mục đích giảm cảm giác đau đớn do viêm lợi gây ra. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tuyệt đối không dùng aspirin nếu như đang mắc các bệnh lý dễ gây chảy máu hay bệnh sốt xuất huyết.
Chú ý: Tất cả các biện pháp điều trị viêm lợi trên đều cần bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Cụ thể là đánh răng đều đặn 2 hoặc 3 lần mỗi ngày bằng loại bàn chải đánh răng mềm, chú ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm chảy máu nướu. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn cần súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám thức ăn trên răng, lợi.
Chữa viêm lợi ở đâu?
Viêm lợi nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy chữa viêm lợi ở đâu an toàn, hiệu quả?
Câu trả lời cho thắc mắc trên chính là tại bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị viêm lợi. Bởi vậy mà hiệu quả chữa bệnh sẽ rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hạn chế được tối đa nguy cơ nhiễm trùng hay lâu nhiễm chéo.
Các tiêu chí lựa chọn địa chỉ nha khoa chữa viêm lợi uy tín:
- Địa chỉ nha khoa đã được cấp giấy phép hoạt động từ Sở y tế.
- Có đội ngũ bác sĩ nha khoa làng nghề, giàu kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng.
- Trang thiết bị tại phòng khám/bệnh viện được trang bị đồng bộ, hiện đại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Địa chỉ nha khoa nhận được nhiều lời khen của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
- Có giá thành chữa viêm lợi phải chăng, phù hợp.
Như vậy, nếu căn cứ vào những tiêu chí trên thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ thăm khám và điều trị viêm lợi sau:
Miền Bắc:
- Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, Tràng Thi HN.
- Khoa Răng tại Bệnh viện 108, Q.Hai Bà Trưng HN.
- Khoa Răng Hàm Mặt (BV Bạch Mai) Hà Nội.
Miền Trung:
- Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đà Nẵng) – TP.Đà Nẵng.
- Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Trung ương Huế) – Lê Lợi, Huế
Miền Nam:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố HCM 265 Trần Hưng Đạo.
- Khoa Răng Hàm Mặt (BV Nhân dân 115) số 527 Sư Vạn Hạnh.
Viêm lợi ăn gì và kiêng gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng, nếu đang bị viêm lợi, bạn nên ăn những thực phẩm sau:
- Rau củ chứa hàm lượng chất xơ cao để tăng khả năng tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, cụ thể là bông cải, súp lơ, cà rốt, cần tây,..
- Trái cây sở hữu nhiều vitamin C gồm cam, chanh, bưởi,… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, qua đó chống lại vi khuẩn gây viêm lợi.
- Thực phẩm chứa axit lactic gồm sữa chua, bánh mì…
- Mật ong giúp kháng khuẩn, giảm sưng nướu nhanh chóng.
- Nước chanh rất tốt cho người bị viêm lợi nếu bạn dùng chúng để pha nước uống mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung tỏi và gừng, vì đây là hai loại gia vị có tác dụng giảm đau, viêm lợi vô cùng tốt.
- Trà xanh có chứa chất kháng viêm, bởi vậy đây cũng là thực phẩm mà bạn nên tăng cường bổ sung khi bị viêm lợi.
Thực phẩm người bị viêm lợi nên kiêng:
- Mọi thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đường và cả axit.
- Các chất kích thích gồm bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
- Nước ngọt, đồ uống có gas nên hạn chế.
- Thực phẩm quá nóng, qua lạnh và quá chua có thể gây kích ứng lợi vốn đã tổn thương.
- Đồ ăn khô, cứng và dai dế khiến lợi bị viêm nặng hơn và chảy máu.
Biện pháp phòng tránh viêm lợi
Để phòng tránh hiệu quả viêm lợi cũng như các bệnh lý về răng miệng khác, bạn cần áp dụng các biện pháp như sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng việc đánh răng, súc miệng dùng chỉ nha khoa. Bên cạnh đó cũng đừng quên chăm sóc cùng lưỡi, bởi đây là nơi mà vi khuẩn cũng có thể trú ngụ và phát triển.
- Áp dụng nguyên tắc 3 – 3, tức là đánh răng ba lần mỗi ngày, mỗi lần đánh kéo dài 3 phút.
- Hạn chế ăn vặt, ăn đồ ngọt , nhất là vào ban đêm. Ngược lại, hãy tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, sữa chua và các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước để tăng tiết tuyến nước bọt giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng,
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia gây ảnh hưởng đến men răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề cần khắc phục nếu có.
Như vậy có thể thấy, bệnh viêm lợi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt. Bởi vậy mà bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chủ động phòng tránh bệnh lý này bằng các biện pháp hữu ích đã được đề cập ở trên.