Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. Bởi vậy mà nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh sâu răng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống.
Sâu răng là bệnh gì?
Sâu răng tiếng Anh gọi là Caries. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tổn thương trên răng do răng bị mất mô cứng từ quá trình hủy khoáng. Điều này chủ yếu gây ra bởi sự tác động xấu của các vi khuẩn trú ngụ tại mảng bám răng. Đặc trưng của những chiếc răng bị sâu là sự xuất hiện của các lỗ hổng trên bề mặt hoặc bên trong thân răng.
Theo các chuyên gia, răng sâu được xem là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất từ trước tới nay. Bất cứ ai đều cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng trẻ em, thanh thiếu niên và những người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Răng dù ở vị trí nào cũng đều có thể bị sâu. Tuy nhiên, sâu răng hàm chính là trường hợp thường gặp nhất. Bởi đây là chiếc răng trong cùng của cung hàm nên chúng ta thường khó làm sạch nó.
Hơn thế, răng hàm có chức năng chính là nhai nên men răng của nó cũng rất dễ bị bào mòn và suy yếu theo thời gian. Bên cạnh đó cấu tạo của chiếc răng này có những trũng rãnh khá sâu trên bề mặt răng đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Hệ quả là các mảng bám trên răng được hình thành rất vững chắc.
Theo thống kê, răng hàm số 6 có tỷ lệ sâu cao nhất. Nguyên nhân là do đây là chiếc răng vĩnh viễn mà chúng ta mọc từ khi mới 6 tuổi. Do tác động của thời gian và việc ăn nhai kết hợp với vệ sinh không đúng cách thì răng hàm số 6 sẽ rất dễ bị sâu.
Răng bị sâu có nguy hiểm không?
Răng bị sâu lâu ngày mà không can thiệp điều trị có thể gây ra khá nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng và cả mặt thẩm mỹ. Cụ thể:
Mất răng
Những chiếc răng bị sâu nếu như không được khắc phục sớm sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Cụ thể là vi khuẩn phát triển mạnh khiến vết sâu lan rộng và gây chết tủy răng. Chiếc răng đã bị chết tủy có đặc điểm là giòn, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến nó bị vỡ vụn và còn mình phần chân răng ở lợi.
Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng
Răng bị sâu lâu năm đồng nghĩa với việc cấu trúc răng đã bị phá hoại và tình trạng đau nhức là không thể tránh khỏi. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời cơn đau sẽ càng diễn biến nghiêm trọng hơn, đó cũng là lúc vi khuẩn đã xâm nhập được vào tủy răng và gây viêm.
Khi răng bị sâu đã lan tới tủy, các vi khuẩn sẽ làm chết các dây thần kinh tại đây. Điều này đã khiến máu không thể cung cấp được cho răng và gây nên hiện tượng chết tủy răng.
Đồng nghĩa với tình trạng trên là vi khuẩn lây nhiễm tới các mô quanh chóp răng và gây nên hiện tượng áp xe răng. Lúc này, việc ăn uống, nhai nuốt của người bệnh đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt
Răng khi mới bị sâu nhẹ sẽ chỉ xuất hiện các chấm đen nhỏ trên bề mặt răng và rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi bệnh lý này đã tiến triển tới mức độ nặng thì bạn sẽ thấy trên bề mặt răng có các lỗ màu nâu hoặc đen với kích thước lớn.
Khi răng bị chết tủy do răng sâu, chúng sẽ rất giòn và dễ gãy. Bởi vậy mà bạn không thể tránh khỏi nguy cơ mất răng. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể tới thẩm mỹ hàm răng nói riêng và khuôn mặt nói chung.
Ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ
Cơn đau do răng bị sâu là điều vô cùng khủng khiếp. Thậm chí nó còn khiến bạn không thể ngủ ngon giấc và ăn uống một cách bình thường. Điều này nếu diễn ra thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tinh thần, chất lượng cuộc sống của bạn.
Tính mạng bị đe dọa
Răng sâu trong trường hợp đã chuyển biến nặng mà không được can thiệp điều trị kịp thời hoặc chữa không đúng cách có thể gây viêm tủy và hoại tử. Vết hoại tử sau đó sẽ lan dần và làm nhiễm trùng toàn bộ vùng răng. Khi mức độ nhiễm trùng đã rất nghiêm trọng thì nguy cơ nhiễm trùng máu hoặc vùng trung thất là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy mà bệnh lý này cũng có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Như vậy có thể thấy, sâu răng có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và có được can thiệp điều trị kịp thời hay không. Tốt nhất khi nhận thấy trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ đen thì bạn hãy tới nha khoa để thăm khám ngay.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sâu răng
Việc nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng răng bị sâu sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý này.
Nguyên nhân gây ra sâu răng
Một số loại vi khuẩn có khả năng tạo axit chính là tác nhân gây ra sâu răng. Trong đó, phổ biến nhất là loài Streptococcus mutans, Lactobacillus và các loài thuộc họ Actinomyces.
Những loại vi khuẩn trên khi xâm nhập vào khoang miệng sẽ gây tổn thương cho răng ngay trong môi trường mà carbohydrate có thể lên men được. Do đó, khi chúng ta không vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn này phát triển mạnh hơn, từ đó nên tình trạng sâu răng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến răng bị sâu chủ yếu là:
Chăm sóc răng miệng kém
Răng nếu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Bởi vậy mà các nha sĩ luôn khuyến cáo mỗi chúng ta cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau khi ăn đồ ngọt hoặc có chứa phẩm màu.
Bên cạnh đó, việc đánh răng không đúng cách vẫn có thể là yếu tố gây sâu răng. Cách vệ sinh răng đúng là bạn đưa bàn chải theo chiều dọc của răng hoặc xoay vòng tròn. Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải lông mềm, nhỏ để làm sạch mọi ngóc ngách trên răng.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt
Sữa, đường, bánh kẹo, socola, kem,… là những thực phẩm có chứa rất nhiều đường và cũng rất dễ bám chắc vào kẽ răng và tồn tại ở đây trong thời gian dài. Như vậy, việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển và khiến răng bị sâu.
Ít uống nước
Có thể khiến bạn bất ngờ nhưng ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị sâu. Cụ thể, thói quen này khiến bạn rơi vào tình trạng khô miệng, ít nước bọt. Trong khi đó, nước bọt lại có khả năng rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng và khoang miệng. Hơn thế nữa, những khoáng chất có trong nước bọt còn giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Răng bị yếu hoặc nứt vỡ
Chân răng nếu như bị yếu hoặc nứt vỡ vì một tác động nào đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào vị trí răng bị tổn thương và hình thành mảng bám. Những mảng bám này nếu như không được làm kịp thời sẽ thu hút nhiều vi khuẩn tới để cư trú và phát triển hơn.
Tụt lợi
Khi lợi bị tụt, các mảng bám tại chân chân răng sẽ được hình thành. Lúc này, các ngà răng lại trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của vi khuẩn. Nếu như không chăm sóc răng sạch sẽ và khám răng định kỳ thì răng bạn rất dễ bị sâu.
Dấu hiệu nhận biết chiếc răng bị sâu
Thông thường, răng khi mới bắt đầu bị sâu sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào để bạn có thể nhận biết. Ngược lại, khi răng sâu đã trở nặng hơn sẽ có các dấu hiệu như sau:
- Đau răng, đau hơn khi nhai và cắn thức ăn.
- Răng nhạy cảm khi ăn đồ dai, cứng, nóng và lạnh.
- Ê buốt răng.
- Thân răng xuất hiện các lỗ đen mà bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
- Bề mặt của răng bị ngả màu nâu cà phê, đen hoặc trắng ngà.
Răng bị sâu: Chẩn đoán như thế nào?
Khi nhận thấy răng bị sâu, tốt nhất bạn hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Khi tới phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện, bạn sẽ được các bác sĩ áp dụng một số phương pháp chẩn đoán răng bị sâu như sau:
- Hỏi: Bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng xuất hiện gần đây, chẳng hạn như đau răng hay sự nhạy cảm bất thường của răng
- Kiểm tra khoang miệng và răng: Bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để kiểm tra tình trạng răng và khoang miệng của bạn.
- Chụp X-quang nha khoa: Phương pháp chẩn đoán này có thể cho thấy mức độ răng bị sâu. Chụp X-Quang nha khoa hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi chỉ cường độ nhỏ tia X được sử dụng và cũng được bác sĩ kiểm soát cẩn thận. Bên cạnh đó, phòng chụp còn được bảo vệ với lớp vách chì có khả năng hấp thụ tối đa các tia tán xạ.
Cách khắc phục răng bị sâu
Khi răng có biểu hiện sâu, tốt nhất, bạn hãy tới địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Tùy theo từng mức độ tổn thương trên răng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Một số các điều trị răng bị sâu được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Áp dụng kỹ thuật hiện đại
- Điều trị bằng Fluoride: Phương pháp điều trị này chỉ được nha sĩ áp dụng khi răng mới chớm sâu để khôi phục lại men răng đã bị hư hỏng. Với cách này, bạn sẽ được sử dụng một chất lỏng, gel, bọt hoặc là vecni để chải đều lên răng. Hoặc có thể, bạn còn cần đặt một khay nhỏ vừa với chiếc răng bị sâu để những chất này có thể bám chặt lên bề mặt răng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ lựa chọn các cách làm khác nhau.
- Trám răng: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất dành cho những chiếc răng bị sâu và đã xuất hiện các rãnh sâu trên bề mặt. Chất trám răng thường được làm từ nhựa Composite với màu sắc giống gần như hoàn toàn màu răng thật.
- Bọc răng sứ: Những chiếc răng có vết sâu rộng, bị yếu hoặc khi tình trạng sâu đã lây lan tới tủy thì bạn cần phải bọc sứ. Chiếc răng sứ này giúp bảo vệ chiếc răng sâu không bị mùn đi theo thời gian đồng thời đảm bảo thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng.
- Nhổ răng sâu: Trong trường hợp răng đã sâu nghiêm trọng, tới mức không thể phục hồi được bừng các biện pháp trên hoặc khi răng sâu đã bị sứt vỡ thì nhổ răng là cách điều trị tối ưu nhất. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, để tránh tình trạng xô lệch răng, tiêu xương gây mất thẩm mỹ thì bạn cần phục hình lại chiếc răng bị mất bằng phương pháp bọc răng sứ hay cấy ghép implant…
Áp dụng một số mẹo dân gian
Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa sâu răng hiệu quả được ông cha ta truyền lại. Cách chữa này có nguyên liệu là các dược liệu tự nhiên, vô cùng gần gũi và dễ tìm kiếm. Bởi vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng chúng để điều trị sâu răng.
Tuy nhiên, với các mẹo dân gian điều trị sâu răng, bạn đều cần áp dụng kiên trì thì mới mang lại hiệu quả tốt. Do phải cần một khoảng thời gian nhất định, các dược liệu mới có thể thẩm thấu vào cơ thể người dùng và phát huy tác dụng.
Mẹo chữa bằng gừng và tỏi
Gừng và tỏi là hai nguyên liệu có tính kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng tốt. Bởi vậy mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị răng bị sâu.
Chuẩn bị: 1 củ tỏi, 1 củ gừng nhỏ và một chút muối trắng.
Cách dùng:
- Tỏi, gừng đem lột vỏ, rửa sạch.
- Dã nát nguyên liệu rồi trộn với một chút muối.
- Dùng hỗn hợp trên đắp vào vị trí răng bị sâu trong khoảng 5, 7 phút rồi tháo ra, rửa sạch miệng.
- Kiên trì thực hiện cách trên 2 lần mỗi ngày.
Mẹo dân gian với hoa cúc
Hoa cúc là nguyên liệu thường được Đông y sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có cả sâu răng. Cách làm cụ thể như sau:
Nguyên liệu: 5 bông hoa cúc vàng, 0,5 lít rượu.
Cách dùng:
- Hoa cúc ngắt bỏ toàn bộ cánh đem rửa sạch rồi ngâm với rượu trắng đã chuẩn bị trong khoảng 7 – 10.
- Lấy nước rượu hoa cúc để súc miệng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn gây khiến răng bị sâu
Kết hợp dầu oliu và dầu đinh hương
Dầu oliu có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Dầu đinh dương cũng vậy nhưng nó còn sở hữu khả năng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực mạnh. Bởi vậy mà hai nguyên liệu này thường được nhiều người áp dụng để điều trị triệu chứng sâu răng.
Nguyên liệu: Dầu oliu, dầu đinh hương, tăm bông.
Cách dùng:
- Trộn dầu oliu cùng với dầu đinh hương theo tỉ lệ là 1:2.
- Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên rồi thoa vào răng bị sâu.
- Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị phần nướu đang bị sưng đau do răng sâu.
- Áp dụng cách trên đều đặn ngày 2 lần để giảm triệu chứng đau, viêm hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều phương pháp điều trị răng bị sâu khác nhau tùy theo từng mức độ sâu. Để hạn chế tối đa chi phí đồng thời ngăn chặn những rủi ro ngoài ý muốn thì tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị bệnh lý này tại cơ sở nha khoa uy tín.
Điều trị sâu răng ở đâu?
Răng sâu nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy điều trị bệnh này ở đâu? Câu trả lời chắc chắn là các bệnh viện hoặc địa chỉ nha khoa uy tín.
Một số tiêu chí giúp bạn tìm ra cơ sở nha khoa điều trị sâu răng uy tín là:
- Địa chỉ nha khoa đó có đầy đủ giấy phép hoạt động theo quy định của Nhà nước.
- Là phòng khám nha khoa nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- Sở hữu đội ngũ nha sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là tận tâm với nghề.
- Trang thiết bị phục vụ công tác thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng đầy đủ, đồng bộ và hiện đại,
- Địa chỉ nha khoa nhận được sự phản hồi tốt của nhiều khách hàng.
- Có chi phí dịch vụ phù hợp, không quá cao so với thị trường.
Dựa vào những tiêu chí trên, một số địa chỉ điều trị uy tín mà bạn nên lựa chọn là:
Miền Bắc:
- Bệnh viện Răng hàm mặt TW (Tràng Thi, HN – 0243.826.9722)
- Khoa Răng tại Bệnh viện TW Quân đội 108 (Trần Hưng Đạo HN – 0246.2784.129).
- Khoa Răng hàm mặt tại Bệnh viện Bạch Mai (Giải Phóng, HN – 0243.8693.731).
Miền Trung:
- Khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Đà Nẵng (124 Hải Phòng Đà Nẵng – 0236.3821.118)
- Khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện TW Huế (Số 16 Lê Lợi, Huế – 0842.343.822.325).
Miền Nam:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM (265 Trần Hưng Đạo – 02.838.360.191).
- Khoa Răng Hàm Mặt – Mắt tại Bệnh viện Nhân dân 115 (527 Sư Vạn Hạnh – 028.3865.511).
Sâu răng nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị răng sâu hiệu quả.
Thực phẩm người bị sâu răng nên ăn gồm:
- Trái cây, rau xanh giàu vitamin và chất khoáng (Cam, táo, bưởi, cà rốt, súp lơ,…).
- Protein từ cá, thịt lợn, trứng và chất béo tốt cho răng.
- Sữa tươi ít đường và các chế phẩm từ sữa.
- Các loại hải sản chứa nhiều hàm lượng canxi.
Thực phẩm nên kiêng khi bị sâu răng:
- Mọi loại thức ăn nhiều đường, đặc biệt là bánh kẹo, mứt tết. Bởi đường khi dính vào kẽ răng sẽ khiến vi khuẩn gây sâu răng có cơ hội phát triển mạnh hơn.
- Các thực phẩm ăn cay nóng, dễ gây kích ứng niêm mạc miệng và làm chiếc răng bị sâu đau hơn.
- Mọi đồ uống lạnh, chứa gas và cồn vì dễ dễ khiến nướu bị tổn thương.
- Hạn chế ăn đồ nếp, các loại đỏ, thịt gà.
- Không nên uống bia, rượu,…
- Tránh xa các loại trái cây khô, ướp dẻo bởi chúng có hàm lượng đường rất cao.
- Đồ ăn cứng, dai, khô và khó nuốt gây đau khi ăn.
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Ông cha ta đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” bởi vậy mà đối với bất cứ bệnh lý nào dù là nặng hay nhẹ thì bạn cũng cần chủ động áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Trong đó, bệnh sâu răng cũng không nằm ngoại lệ. Theo lời khuyên của các nha sĩ, bạn nên phòng ngừa bệnh lý này bằng những biện pháp sau đây:
Đánh răng sạch sẽ, đúng cách
Mỗi ngày, bạn cần đánh răng 2 lần vào sáng và tối sau khi ăn xong. Nên sử dụng loại bàn chải mềm, sợi nhỏ và loại kem đánh răng kháng khuẩn tốt, có chứa fluoride. Đây là chất có khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhờ làm chậm quá trình mất khoáng chất từ men răng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp sửa chữa và đưa các khoáng chất trở lại men răng và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đánh răng thường xuyên, bạn cũng nên thực hiện thói quen súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ đáng kể các thức ăn còn đọng lại trên răng và trong khoang miệng. Khi súc miệng, bạn cũng nên lựa chọn dung dịch có chứa hoạt chất fluoride.
Khám răng định kỳ
Việc khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng, nhất là khi sâu răng chỉ mới khởi phát ở giai đoạn nhẹ và chưa có triệu chứng rõ rệt. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải quyết các vấn đề như cao răng, răng ố vàng cho bạn nếu cần.
Trong trường hợp răng bị sứt, mẻ do một nguyên nhân nào đó thì việc tới phòng khám nha khoa để trám răng là điều cần thiết. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấp đầy các “khuyến khuyết” trên răng, đem lại sự tự tin hơn cho bạn cũng như phá hủy môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại trú ngụ.
Uống đủ nước mỗi ngày
Để phòng ngừa răng bị sâu, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Như đã đề cập ở trê, việc uống nhiều nước sẽ giúp nước bọt được tiết ra nhiều hơn để làm sạch răng, khoang miệng và tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại.
Đáng chú ý, mỗi ngày bạn hãy uống một chút nước máy nếu như nguồn nước đủ sạch. Bởi trong nguồn nước ngầm có chứa lượng đáng kể chất fluoride, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Nếu chỉ uống nước đóng chai thì bạn sẽ bỏ qua mất lợi ích của fluoride.
Hạn chế ăn vặt
Ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bởi vậy mà những người có thói quen này rất dễ bị sâu răng. Bởi các mảng bám thức ăn rất dễ bị dắt lại kẽ răng, giúp vi khuẩn tạo ra axit gây phá hủy men răng. Ngoài ra, việc uống uống rượu, bia nhất là nước ngọt có gas thường xuyên, liên tục thì răng cũng sẽ bị tấn công.
Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho răng
Thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, magie, thịt đỏ, thịt gà, cá, sữa chua, trà xanh,…được khoa học chứng minh là vô cùng tốt cho sức khỏe răng miệng. Bởi vậy mà nếu muốn phòng ngừa sâu răng, bạn không thể bỏ qua chúng trong thực đơn mỗi ngày.
Có thể bạn chưa biết, trái cây và rau củ tươi còn có khả năng làm tăng lưu lượng nước bọt. Bên canh đó, trà, cà phê và cả kẹo cao su không đường lại sở hữu tác dụng rửa trôi các mảng thức ăn.
Cân nhắc phòng ngừa sâu răng bằng phương pháp điều trị fluoride
Khi tới phòng khám nha khoa, nha sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp điều trị bằng fluoride định kỳ. Đặc biệt là trong trường hợp bạn không được cung cấp đủ fluoride thông qua nước uống hàng ngày và các nguồn khác.
Ngoài ra, cũng có một phương pháp điều trị kết hợp khác là nhai kẹo cao su xylitol cùng với fluoride theo toa và cả nước rửa kháng khuẩn. Cách này có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng vô cùng hiệu quả.
Vừa rồi là toàn bộ những kiến thức cơ bản về sâu răng mà bạn cần nắm rõ. Có thể thấy đây là bệnh lý phổ biến nhưng mỗi chúng ta cũng không nên chủ quan mà cần phòng tránh ngay từ hôm nay bằng những biện pháp vừa được gợi ý ở trên.