Viêm tủy răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tủy răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần biết rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của bản thân trong mọi tình huống.

Viêm tủy răng là gì? Có nguy hiểm không?

Tủy răng là một tổ chức đặc biệt bên trong răng, bao gồm mạch máu, các dây thần kinh… . Các tổ chức của tủy răng thông với cơ thể thông qua các lỗ nhỏ li ti ở cuống răng.

Như vậy, viêm tủy răng chính là hiện tượng vùng tủy của răng và các mô xung quanh chân răng bị viêm. Đây được xem là một phản ứng bảo vệ phát ra từ tủy răng đối với vi khuẩn.

Viêm tủy răng thường khởi phát do sâu răng
Viêm tủy răng thường khởi phát do sâu răng

Viêm tủy răng có thể trải qua nhiều giai đoạn, nhiều mức độ thương tổn khác nhau. Cụ thể là:

  • Viêm tủy có hồi phục (tiền tủy viêm).
  • Viêm tủy răng cấp tính (Dạng viêm không phục hồi).
  • Viêm tủy mạn tính (Viêm tủy hoại tử).

Vật thì bệnh viêm tủy răng có nguy hiểm không? Răng bị viêm tủy nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm quanh chóp chân răng và cả áp xe ở chóp răng. Các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe có thể xảy ra khi bị bệnh này là:

Nha khoa ViDental là thương hiệu nha khoa được thành lập với định vị “Hướng tới trở thành thương hiệu nhà khoa TOÀN CẦU – Tiên phong trong áp dụng hệ thống 45 quy chuẩn Quốc Tế trong trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng”...
  • Đau nhức dữ dội: Những cơn đau xảy ra sẽ vô cùng dữ dội khiến bạn đau nhức vô cùng. Cũng bởi vậy mà các vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi, công việc cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Viêm xương hàm: Viêm tủy nặng có thể khiến vùng xung quanh răng bị hoại tử, bao gồm cả xương hàm. Những vi khuẩn trú ngụ trong ổ tủy sẽ làm cho xương hàm của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, làm răng nguy cơ rụng răng.
  • Nhiễm trùng tim, phổi: Vi khuẩn trong tủy răng có thể di chuyển vào tận bên trong cơ thể người bệnh và gây hại cho tim, phổi.
  • Nhiễm trùng máu: Các vết mủ, viêm bên trong tủy răng nếu như không được vệ sinh kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Bệnh lý này trong trường hợp diễn biến phức tạp còn có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Mất răng: Như đã nói ở trên, tủy răng sẽ bao gồm các mạch máu và dây thần kinh, bởi vậy mà tủy bị viêm cũng sẽ khiến những mô này bị yếu và chết dần. Lúc này, chúng đã không còn đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng nuôi răng được nữa. Theo thời gian chóp răng, cuống răng sẽ bị hủy hoại tử dần và rụng hẳn.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm tủy răng

Xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng tủy răng bị viêm sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Tác nhân phổ biến khiên tủy răng bị nhiễm trùng chính là vi khuẩn. Chúng thường tồn tại ở trong miệng và xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu và cuống răng. Bởi vậy mà cũng có thể nói bệnh này chính là biến chứng của sâu răng lâu năm, không được điều trị kịp thời.

3 nguyên nhân chính khiến tủy răng bị viêm
3 nguyên nhân chính khiến tủy răng bị viêm

Một số nguyên nhân khác:

  • Răng bị sứt, mẻ do chấn thương khiến mạch máu nuôi tủy răng bị đứt.
  • Răng bị mòn.
  • Răng nhiễm hóa chất độc hại như chì, thủy nhân và gây nên hiện tượng viêm tủy.

Dấu hiệu viêm tủy răng dễ nhận biết

Tùy vào mức độ bệnh mà dấu hiệu răng bị viêm tủy cũng sẽ khác nhau:

Dấu hiệu viêm tủy phục hồi

Đây chính là mức độ nhẹ nhất của bệnh viêm tủy răng. Triệu chứng của dạng bệnh này là răng sưng đau, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh hoặc chua.

Viêm tủy không phục hồi

Khi viêm tủy đã chuyển sang giai đoạn này thì người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn. Cụ thể là răng đau hơn, khó chịu hơn và cũng bị ê buốt nặng hơn. Bên cạnh đó, tủy răng bị viêm không phục hồi còn gây ra hiện tượng sốt, hôi miệng, đắng miệng, đặc biệt là bạch huyết cũng bị sưng to.

Một dấu hiệu nhận biết khác là trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ nhỏ ti ti. Các lỗ đó có thể bị hở, nhìn kỹ thì có các đốm màu vàng nhú ra khỏi buồng tủy.

Bị viêm tủy hoại tử (viêm tủy mạn tính)

Viêm tủy hoại tử được đánh giá là mức độ nặng nhất của bệnh viêm tủy răng. Đúng như tên gọi, lúc này răng của người bệnh đã dần lung lay và rời khỏi ổ nướu, bên cạnh đó các xương ổ răng cũng tiêu dần đi. Như vậy, việc mất răng chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn.

Chân răng đã bị hoại tử do viêm tủy
Chân răng đã bị hoại tử do viêm tủy

Phương pháp chẩn đoán viêm tủy răng

Khi tới phòng khám nha khoa, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán viêm tủy răng như sau:

  • Gõ nhẹ vào răng để nghe âm thanh phát ra.
  • Sờ vào bề mặt răng.
  • Nhạy nhiệt: Với phương pháp thử nghiệm này, nếu tủy răng đã bị hoại tử sẽ không đáp ứng với lạnh hoặc nóng và ngược lại.
  • Xét nghiệm tủy răng.
  • Chụp X-quang răng.

Răng bị viêm tủy phải làm sao?

Nếu muốn điều trị dứt điểm viêm tủy răng, người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện hoặc địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất, phù hợp nhất.

Điều trị viêm tủy răng phục hồi

Bệnh khi ở cấp độ nhẹ có thể được chữa khỏi dễ dàng bằng cách khắc phục nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, nếu như cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hàng trám răng, chẳng hạn như răng bị sâu. Mục đích của việc này là bảo vệ tủy trước sự tấn công của vi khuẩn.

Điều trị viêm tủy răng không phục hồi

Những người bị viêm tủy  không phục hồi sẽ cần trám lại răng và điều trị tủy. Phương pháp này sẽ giúp bảo toàn được chiếc răng đã bị tổn thương tủy.

Trám răng: Viêm tủy nếu khơi phát do sâu răng thì người bệnh bắt buộc phải làm sạch ngà mủn sau đó trám kín bằng hydroxit canxi. Trong thời gian này, bạn cần tránh ăn đồ lạnh, chua và ngọt.

Trám răng là kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong nha khoa
Trám răng là kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong nha khoa

Điều trị tủy: Trong quá trình điều trị viêm tủy, nếu người bệnh đau ít, cơn đau ngắn thì cần theo dõi tủy răng trong một thời gian. Nếu cơn đau không giảm trong vòng 6 tháng thì việc loại bỏ tủy răng là cần thiết. Lúc này, người bệnh được bác sĩ gây tê tại chân răng sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để khoan mở tủy. Tiếp đó, toàn bộ tủy bị viêm sẽ được loại bỏ, cuối cùng là tạo hình ống tủy để chúng có khuôn hình thích hợp rồi hàn kín lại.

Sau khi ống tủy đã được loại bỏ sạch tủy và tạo khuôn thích hợp cho việc trám kín thì tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện các công đoạn sau:

  • Đo chiều dài ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng (máy apex locator).
  • Làm khô ống tủy.
  • Hàn ống tủy bằng nhựa gutta-percha. Đây chất liệu có tính dẻo tương đối, sở hữu khả năng tan chảy khi gặp nhiệt độ cao. Quá trình hàn ống tủy sẽ được bác sĩ kiểm soát chặt bằng máy X-quang. Bởi gutta-percha khi nguội sẽ co lại, lúc này, chúng cần được ép chặt vào các thành ống tủy thông qua các cây lèn thích hợp. Tiếp theo, vác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha và lỗ sâu thân răng sẽ được hàn cẩn thận bằng amalgam hoặc composite.

Điều trị viêm tủy hoại tử

Trong trường hợp bệnh đã bước sang giai đoạn nặng, không thể phục hồi thì việc nhổ răng sớm là cần thiết. Điều này là cách tốt nhất để loại bỏ cơn đau nhức và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Không chỉ dừng lại ở đó, người bệnh phục hình lại chiếc răng đã nhổ bằng cách cấy Implant. Quá trình này chắc chắn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn.

Chú ý: Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu sau khi đã điều trị bệnh nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau răng dữ dội, thậm chí còn đau hơn cả lúc trước khi điều trị.
  • Có hiện tượng sưng bên trong hoặc bên ngoài miệng hoặc cả hai khu vực này.
  • Các triệu chứng đau khi chưa điều trị bệnh bị tái phát.

Viêm tủy răng nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị nhiều bệnh. Bởi vậy mà người có răng bị viêm tủy cũng cần nắm rõ những thực phẩm nên ăn và cần kiêng.

Chê độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh
Chê độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh

Các thực phẩm mà người bệnh nên ăn:

  • Thực phẩm mềm, lý tưởng nhất là cháo, súp và các món hầm.
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao.
  • Nước ép, sinh tố hoa quả.

Thực phẩm nên kiêng khi răng bị viêm tủy

  • Thực phẩm quá nóng và quá lạnh dễ khiến răng ê buốt, kích ứng lợi.
  • Đồ ăn quá cứng, dai, khô và khó nuốt.
  • Các loại nước ngọt, nước có gas, rượu bia, cà phê,….
  • Kiêng các đồ ăn nhiều tinh bột và đường như cơm nếp, kẹo, mứt tết,..
  • Thực phẩm quá chua.
  • Hạn chế ăn tinh bột và đường.

Chữa viêm tủy răng ở đâu?

Chữa tủy răng bị viêm ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi đây là bệnh lý khá nguy hiểm, cần được khắc phục trong thời giời gian dài.

Theo lời khuyên của nhiều người, bạn nên chọn các cơ sở nha khoa lớn, nổi tiếng hoặc có uy tín với đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Có đầy đủ giấy phép hoạt động nha khoa.
  • Sở hữu các bằng khen được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Có đội ngũ nha sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề.
  • Các máy móc, trang thiết bị được trang bị hiện đại, đồng bộ sẵn sàng phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
  • Cơ sở nha khoa nhận được nhiều đánh giá tốt từ khách hàng.
  • Có chi phí thăm khám và điều trị bệnh hợp lý, không quá cao so với mặt bằng chung.
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương - địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng nổi tiếng
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương – địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng nổi tiếng

Như vậy, một số địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng mà bạn nên ưu tiên lựa chọn là:

  • Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương – 0243.826.9722.
  • Khoa Răng hàm mặt – BV Bạch Mai – 0243.8693.731.
  • Khoa Răng Hàm Mặt – BV Đà Nẵng – 0236.3821.118.
  • Khoa Răng Hàm Mặt – Mắt BV Nhân dân 115 TPHCM – 028.3865.511.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Theo các chuyên gia răng hàm mặt, để phòng tránh hiệu quả viêm tủy răng, bạn cần áp dụng các biện pháp như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng cách đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu có dấu hiệu sâu răng, bạn cần tới phòng khám nha khoa để khắc phục ngay.
  • Khi bị viêm lợi, viêm nha chu, hay viêm các vùng khác quanh răng thì hãy điều trị ngay để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.
  • Không nhai vật cứng, không dùng răng để mở nắp bia,…
  • Từ bỏ thói quen nghiến răng, nhất là vào buổi tối bởi điều này sẽ vô tình khiến răng bị bào mòn, yếu dần đi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề cần khắc phục.
  • Khi răng bị sứt, mẻ do chấn thương, bạn cần tới nha khoa để trám răng. Điều này sẽ giúp bảo vệ tủy răng hiệu quả tước tác nhân vi khuẩn.

Như vậy, viêm tủy răng là vấn đề răng miệng nguy hiểm cần được điều trị ngay. Bên cạnh đó, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này để có thể sở hữu một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tự tin.

Cập nhật lúc: 7:00 Chiều , 20/05/2021

Tin liên quan

Viêm nha chu là gì? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Viêm nha chu là bệnh răng miệng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Không chỉ gây đau nhức, tình trạng này còn ảnh hưởng xấu tới sức...

Quá trình sâu răng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Quá trình sâu răng diễn ra theo từng giai đoạn 1, 2, 3, 4. Sâu răng nếu phát hiện sớm ở thời kỳ đầu và áp dụng biện pháp chữa...

Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có tỷ lệ mắc viêm lợi cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy...

Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng những thực phẩm nào rất quan trọng. Bởi việc sử dụng những nhóm thức ăn không phù hợp sẽ khiến tình trạng...

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh

Trẻ chậm mọc răng có sao không là thắc mắc chung của khá nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, bố mẹ cần quan sát kĩ quá trình mọc răng...

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách điều trị như thế nào? 

Vì sao trẻ chậm mọc răng hay trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều phụ huynh đang có con nhỏ răng chưa mọc...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *