Viêm nha chu là gì? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Viêm nha chu là bệnh răng miệng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Không chỉ gây đau nhức, tình trạng này còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sinh hoạt và cả thẩm mỹ của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ những thông tin về viêm nha chu để có thể chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Viêm nha chu là gì? Có nguy hiểm không?

Nha chu chính là thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức xung quanh răng. Cụ thể là lợi, men chân răng, dây chằng và xương ổ răng. Chức năng chính của những bộ phận này là giữ cho chân răng luôn vững chắc. Đáng chú ý, phần nướu bao bọc lấy chân răng vừa giúp bảo vệ phần mô mềm phía dưới vừa có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng.

Viêm nha chu có tên tiếng anh là Periodontitis, đây là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng khiến các mô mềm và xương xung quanh răng bị tổn thương. Bệnh lý này có thể dễ dàng phát hiện và điều trị khỏi nếu như phát hiện sớm.

Viêm nha chu gây mất thẩm mỹ toàn bộ hàm răng
Viêm nha chu gây mất thẩm mỹ toàn bộ hàm răng

Vậy bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không? Bệnh này khi tiến triển nặng có thể khiến chân răng bị lỏng lẻo dẫn đến mất răng. Ngoài ra, bệnh nếu diễn ra kéo dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh thông qua việc làm trầm trọng thêm một số bệnh lý như:

  • Bệnh về đường hô hấp.
  • Động mạch vành.
  • Tiểu đường.
  • Đột quỵ

Ngoài ra, những phụ nữ mang thai nếu bị viêm nha chu cũng có nguy cơ cao hơn mắc tiền sản giật và sinh non. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng của em bé lúc chào đời.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Theo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers Prevention thì những phụ nữ sau mãn kinh nếu như bị viêm nha chu sẽ có nhiều khả năng mắc chứng ung thư vú. Nhất là những chị em có thói quen hút thuốc lá thường xuyên.

Viêm nha chu: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Việc xác định rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nha chu sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Nguyên nhân viêm nha chu

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân khởi phát bệnh viêm nha chu, trong đó phổ biến nhất là:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch: Các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trên răng do bạn không vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Chỉ sau khoảng vài ngày, lớp vôi răng sẽ hình thành gây viêm nướu, viêm nha chu.
  • Không lấy cao răng định kỳ: Điều này khiến cao răng bám chắc thành từng mảng dày. Điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn càng sinh sôi phát triển mạnh và gây viêm nướu, hư men răng, lâu dần thành viêm nha chu.
Các bác sĩ luôn khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần
Các bác sĩ luôn khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần
  • Hút thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá có thể làm hại men răng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
  • Dùng vật nhọn xỉa răng: Thói quen này khiên do lợi dễ viêm nhiễm, gây chảy máu, hở răng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai hay trong tuổi dậy thì, sự rối loạn nội tiết tố cũng có thể là tác nhân gây viêm nha chu.
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người bị béo phì hay có bệnh lý nền như tiểu đường, các bệnh nhiễm khuẩn, bạch cầu,…đều có sức đề kháng và hệ hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, nhất là tại vùng miệng.

Dấu hiệu viêm nha chu

Bạn có thể nhận biết viêm nha chu bằng các dấu hiệu điển hình như:

  • Nướu bị sưng, mang màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
  • Nướu dễ bị chảy máu và không bám chắc được vào chân răng khiến chân răng bị lộ ra ngoài.
  • Xung quanh thân răng có các mảng vôi răng.
  • Có mủ giữa nướu và răng khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Đau khi ăn nhau.
  • Răng bị lung lay, rất dễ gãy rụng khi bị tác động.

Chẩn đoán viêm nha chu

Để xác định chính xác bệnh viêm nha chu cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh này thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Hỏi các thông tin về triệu chứng hoặc các yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh như thói quen hút thuốc, đang sử dụng thuốc điều trị nào hay có bệnh lý nền hay không.
  • Kiểm tra khoang miệng để tìm kiếm sự hiện diện của các mảng bám và cao răng.
  • Đo độ sâu của túi nha chu. Nếu nướu khỏe mạnh thì độ sâu của túi là từ 1 đến 3 mm. Ngược lại, nếu túi sâu hơn 4 mm thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu.
  • Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra mức độ mất xương ở những khu vực đã được đo độ sâu túi nha chu.
Bác sĩ cần kiểm ta kỹ khoang miệng để phát hiện các mảng bám và cao răng
Bác sĩ cần kiểm ta kỹ khoang miệng để phát hiện các mảng bám và cao răng

Cách điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả

Bệnh viêm nha nhu có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như dùng mẹo dân gian, bài thuốc Tây y hay can thiệp nha khoa,…Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù hợp cho bạn.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, ông cha ta đã áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm nha chu. Đáng chú ý, các nguyên liệu được sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm và rẻ tiền nên tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị cho người bệnh.

Dùng muối trắng:

Nguyên liệu: 2 -3gr muối trắng, nước lọc sạch.

Cách dùng:

  • Cho muối vào cốc nước lọc và khuấy đều đến khi muối tan hết.
  • Dùng dung dịch nước muối vừa pha để súc miệng khoảng 30s.
  • Ngày áp dụng cách trên 3 lần vào sáng, trưa và tối sau khi ăn cơm.

Mẹo dân gian với cây lược vàng:

Nguyên liệu: 2,3 cây lược vàng tươi, rượu trắng.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lược vàng rồi thái nhỏ thành khúc sau đó đem đi phơi khô 1,2 nắng.
  • Ngâm lược vàng đã phơi khô với 2 lít rượu trong vòng 1 tháng.
  • Sử dụng nước rượu lược vàng để súc miệng trong vài phút sau mỗi lần ăn.
  • Nhổ nước súc miệng ra rồi làm sạch lại miệng nhiều lần với nước sạch.
Cây lược vàng thường được áp dụng để điều trị viêm nha chu
Cây lược vàng thường được áp dụng để điều trị viêm nha chu

Mẹo với lá lốt:

Nguyên liệu: 15, 20 lá lốt tươi, muối biển, nước lọc.

Cách dùng:

  • Lá lốt đem rửa sạch với nước. để ráo nước rồi xay nhuyễn cùng vài hạt muối và nước ấm.
  • Dùng khăn mềm, mỏng để lọc phần nước lá lốt.
  • Dùng nước cốt lá lốt bôi lên vùng chân răng đang bị viêm trong khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch với nước.
  • Kiên trì thực hiện cách trên ngày 3 lần liên tục trong vòng vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa viêm nha chu bằng Đông y

Hầu hết các bài thuốc Đông y điều trị viêm nha chu đều là dạng thuốc sắc, có chứa các dược liệu tự nhiên, an toàn cho người dùng. Tùy vào mức độ bệnh mà bạn có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài thuốc chữa viêm nha chu cấp tính:

Biểu hiện bệnh: Chân răng sưng đau, tấy đỏ, có mủ, một số trường hợp người bệnh còn có biểu hiện sốt, táo bón hay nổi hạch dưới hàm.

Phương pháp chữa: Sơ phong, thanh nhiệt và tiêu thũng.

Tên bài thuốc: Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm.

Nguyên liệu:

  • Ngưu bàng (12g).
  • Bạc hà (6g).
  • Hạ khô thảo (12g).
  • Xích thược (8g).
  • Sơn chi (12g).
  • Kim ngân (20g).
  • Liên kiều (20g).
  • Tạo giác thích (20g).
  • Xuyên sơn giáp (6g).
Vị thuốc ngưu bì trong Đông y
Vị thuốc ngưu bì trong Đông y

Cách dùng:

  • Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, sắc cùng 2 lít nước.
  • Khi thuốc sôi thì đun nhỏ lửa tới khi còn ⅓ thì tắt bếp.
  • Dùng nước thuốc trên uống ngày 2 lần vào sáng và tốt.
  • 1 thang thuốc có thể đun lại 3 lần sau đó mới phải thay thang mới.

Thuốc Đông y chữa viêm nha chu mạn tính:

Biểu hiện bệnh: Chân răng đỏ, có mủ, viêm ít, đau ít, miệng hôi, khô họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, răng lung lay, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: Với bệnh viêm nha chu mạn tính, Đông y sẽ chữa theo phương pháp dưỡng âm thanh nhiệt.

Tên bài thuốc: Lục vị hoàn gia giảm.

Nguyên liệu:

  • Sơn thù (8g).
  • Trạch tả (8g).
  • Đan bì (8g).
  • Phục linh (8g).
  • Tri mẫu (8g).
  • Hoàng bá mỗi vị (8g).
  • Thục địa (12g).
  • Hoài sơn (12g).
  • Ngọc trúc (12g).
  • Thăng ma (12g).
  • Bạch thược (12g).
  • Kỷ tử (12g).
Nguyên liệu kỷ tử trong bài thuốc Lục vị hoàn gia giảm
Nguyên liệu kỷ tử trong bài thuốc Lục vị hoàn gia giảm

Cách dùng:

  • Nguyên liệu đã chuyển bị đem sắc cùng 1,5 lít nước lọc cho tới khi thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Chú ý, khi thuốc đã sôi thì vặn nhỏ lửa rồi mới đun tiếp.
  • Chia nhỏ chỗ thuốc vừa đun được thành 2 phần bằng nhau cho 2 lần uống.
  • Sử dụng nước thuốc Lục vị hoàn gia giảm ngày 2 lần để điều trị bệnh.

Điều trị viêm nha chu bằng Tây y

Nếu như không có thời gian để áp dụng các mẹo dân gian hay bài thuốc Đông y chữa viêm nha chu tại nhà thì bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để điều trị. Tại đây, một số phương pháp sẽ được bác sĩ áp dụng là:

  • Viêm nha chu giai đoạn nhẹ: Cạo vôi răng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng để loại bỏ hết vi khuẩn. Trong quá trình điều trị bệnh ở giai đoạn khởi phát người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và khám răng định kỳ 4 đến 6 tháng/1 lần.
  • Viêm nha chu có túi mủ: Cạo vôi răng kết hợp nạo túi mủ. Nếu cần, người bệnh sẽ cần bít, trám tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong chân răng và tủy răng.
  • Viêm nha chu nặng, có nguy cơ mất răng: Trong trường hợp này, người bệnh cần nhổ răng và tiếp đó là phục hình lại chiếc răng đã bị nhổ như lắp răng giả, cầu răng sứ hoặc implant. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp cấy răng phù hợp nhất.

Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị viêm nha chu, bác sĩ cũng có thể chỉ bạn sử dụng thêm một số loại thuốc như:

  • Emofluor Gel: Đây là dạng thuốc bôi, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển mạnh và tấn công vào răng nướu. Hạn chế tổn thương chân răng, đẩy lùi triệu chứng sưng đau do viêm nhau chu.
  • Dentosmin P: Chất chlorhexidinebis có trong thuốc Dentosmin P có tác dụng khử trùng, loại bỏ vi khuẩn gây hại đến lợi, giúp làm sạch nướu nhanh chóng.
  • Ciprofloxacin. Ngăn ngừa sự tấn công và phát triển của vi khuẩn gây hại. Thuốc này được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Thuốc bôi Emofluor Gel giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho sức khoe răng miệng
Thuốc bôi Emofluor Gel giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho sức khoe răng miệng

Viêm nha chu ăn gì và kiêng gì?

Ngoài các biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian, Đông y, Tây y, bạn cũng cần nắm rõ thông tin về viêm nha chu ăn gì và kiêng gì. Bởi điều này giúp cho bệnh không trở nặng hơn và quá trình chữa trị cũng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thực phẩm bệnh nhân viêm nha chu cần kiêng:

  • Đồ dễ gây kích ứng niêm mạc miệng như thực phẩm quá cay, chua, nóng,..
  • Thực phẩm dai, cứng và khô khó nhai nuốt.
  • Tinh bột và đường.
  • Thực phẩm có tính axit.
  • Rượu, bia, cà phê và mọi chất kích thích khác gây hại cho sức khỏe.

Thực phẩm người bị viêm nha chu cần tăng cường bổ sung:

  • Rau xanh, hoa quả ít chua.
  • Cá biển chứa nhiều omega 3.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như trứng gà, khoai lang, cà rốt, diếp cá, rau bina,…
  • Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, nước trái cây lên men,…

Viêm nha chu chữa ở đâu?

Theo lời khuyên của nhiều người, tốt nhất khi thấy có biểu hiện của bệnh viêm nha chu thì bạn nên tới phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám chuyển sâu giúp chẩn đoán mức độ bệnh, tiếp đó là lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Vậy chữa viêm nha chu ở đâu? Bạn nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín có đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Có đầy đủ giấy phép hoạt động.
  • Có đội ngũ bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về răng miệng.
  • Sở hữu trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
  • Nhận được nhiều đánh giá tốt của khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như chi phí thăm khám và điều trị các bệnh vì về răng miệng.
Khoa Răng hàm mặt tại BV Đà Nẵng là địa chỉ chữa viêm nha chu uy tín
Khoa Răng hàm mặt tại BV Đà Nẵng là địa chỉ chữa viêm nha chu uy tín

Một số địa chỉ chữa bệnh viêm nha chu uy tín bạn có thể tham khảo như:

  • BV Răng hàm mặt TW – 40 Tràng Thi HN.
  • Khoa Răng hàm mặt BV Đà Nẵng.
  • Bệnh viện Răng hàm mặt TW Thành phố HCM – 201A Nguyễn Chí Thanh.

Biện pháp phòng tránh viêm nha chu

Để phòng tránh bệnh viêm nha chu hiệu quả, các chuyên gia răng miệng khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách: Bạn cần đánh răng 2 lần/ngày; súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau ăn, hạn chế dùng vật nhọn xỉa răng.
  • Khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần: Thói quen này sẽ giúp bạn sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng cần khắc phục kịp thời trước khi chúng tiến triển nặng hơn.
  • Chủ động lấy cao răng 6 tháng/lần: Đây là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhờ loại bỏ các mảng bám lâu ngày trên răng – nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.
  • Ăn uống hợp lý: Việc ăn uống đủ dưỡng chất mỗi ngày, nhất là các chất có lợi cho răng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp răng miệng được bảo vệ trước các tác nhân gây hại.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Gồm hút thuốc, dùng cà phê, rượu bia hay một số chất kích thích không tốt cho sức khỏe khác.
  • Điều trị hiệu quả các bệnh lý nền: Các bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm nha chu như đái tháo đường, bạch cầu hay các bệnh nhiễm khuẩn khác cần được điều trị dứt điểm.
  • Tăng cường vận động thể dụng: Nghe thì có vẻ không liên quan lắm nhưng thói quen vận động thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cũng bởi vậy mà các bệnh lý có thể được đẩy lùi hiệu quả.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin hữu ích về bệnh viêm nha chu. Đây là bệnh lý về răng miệng gây khá nhiều nguy hiểm và rắc rối, bởi vậy mà bạn cần chủ động phòng tránh ngay từ hôm nay.

Cập nhật lúc: 1:00 Chiều , 20/05/2021

Tin liên quan

Quá trình sâu răng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Quá trình sâu răng diễn ra theo từng giai đoạn 1, 2, 3, 4. Sâu răng nếu phát hiện sớm ở thời kỳ đầu và áp dụng biện pháp chữa...

Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có tỷ lệ mắc viêm lợi cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy...

Viêm chân răng: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm chân răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng do thói quen vệ sinh của người bệnh. Vi khuẩn có thể gây viêm tủy và thậm chí...

Viêm tủy răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tủy răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần biết rõ những...

Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng những thực phẩm nào rất quan trọng. Bởi việc sử dụng những nhóm thức ăn không phù hợp sẽ khiến tình trạng...

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh

Trẻ chậm mọc răng có sao không là thắc mắc chung của khá nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, bố mẹ cần quan sát kĩ quá trình mọc răng...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *