Quá trình sâu răng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Quá trình sâu răng diễn ra theo từng giai đoạn 1, 2, 3, 4. Sâu răng nếu phát hiện sớm ở thời kỳ đầu và áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp thì sẽ không quá khó khăn. Nhưng tình trạng sâu ăn mòn răng ở mức độ nặng gây viêm tủy sẽ rất khó khăn trong chữa trị, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Sâu răng là gì? Phân loại sâu răng thường gặp

Sâu răng là một bệnh lý nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình sâu răng do vi khuẩn xâm nhập, tấn công làm phá vỡ cấu trúc răng. Tình trạng kéo dài khiến tổn thương trên bề mặt răng nhiều hơn gây ra những cơn đau nhức khó chịu. 

Ngoài ra, thói quen vệ sinh răng không sạch sẽ, sử dụng thực phẩm nhiều đường, nước ngọt,… cũng là tác nhân khiến vi khuẩn Streptococcus mutans làm lên men các tạp chất thực phẩm còn sót lại trong kẽ răng biến thành acid dẫn tới quá trình sâu răng. Lượng Acid sẽ ngấm cùng với enzyme có trong nước bọt, tạo mảng bám ở bề mặt răng. Theo thời gian, hình thành các vôi răng, vi khuẩn trú ngụ làm cho răng có vết nứt, phá hủy men răng, tạo lỗ sâu và phá hủy cấu trúc răng. 

Quá trình sâu răng phát triển nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Quá trình sâu răng phát triển nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Sâu răng được chia thành 3 loại chính gồm: 

  • Sâu ở bề mặt răng: Sâu mặt răng là loại sâu răng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Khi vi khuẩn tấn công, chúng sẽ làm bào mòn lớp men răng, hình thành lỗ sâu ở bề mặt nhai hoặc ở vùng kẽ răng. 
  • Sâu chân răng: Tình trạng sâu chân răng, tụt nướu răng hay gặp ở người trên 40 tuổi. Vì ở những người lớn tuổi, quá trình lão hóa khiến răng không còn vững chắc như trước, nướu răng bị tụt tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, bào mòn xuống chân răng, ngà và tủy răng.
  • Sâu răng tái phát: Tình trạng sâu răng ở xung quanh vùng trám và mão răng do thói quen vệ sinh hàng ngày không đúng cách. Thức ăn sót lại lâu ngày gây sâu răng. 

Dù bị sâu răng ở loại nào thì cũng gây ra nhiều cảm giác ê buốt, khó chịu. Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ thấy bề mặt răng, thân răng có lỗ sâu li ti, thường xuyên thấy ngứa, nhức chân răng, kèm theo mùi hôi khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cấu trúc răng bị phá hủy, răng không thể thực hiện chức năng nhai, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. 

Một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, chế tác và ứng dụng các công nghệ nha khoa hiện đại. Từ đó cung cấp những giải pháp nha khoa thẩm mỹ, điều trị bệnh răng miệng toàn diện, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn...

Quá trình sâu răng: 4 mức độ tổn thương răng và dấu hiệu nhận biết

Để dẫn tới tình trạng sâu răng thường phải diễn ra sau khoảng 1 – 2 năm. Tính từ thời điểm vi khuẩn xâm nhập, tấn công làm phá hủy men răng, hình thành lỗ sâu trên bề mặt. Trong thời gian đó, quá trình sâu răng sẽ chia ra thành 4 giai đoạn. Cụ thể các giai đoạn sâu răng như sau: 

Quá trình sâu răng giai đoạn 1: Sâu men

Đây là sâu răng giai đoạn đầu, mới chớm sâu răng, mức độ còn nhẹ nếu phát hiện và xử lý kịp thời thì không có gì nguy hiểm tới cấu trúc và chức năng răng. Lúc này, vi khuẩn sâu răng mới tấn công ở phần men răng – bề ngoài cùng của răng. 

Vi khuẩn sâu răng tấn công men làm bào mòn men răng
Vi khuẩn sâu răng tấn công men làm bào mòn men răng

Dấu hiệu nhận biết là bề mặt răng có những đốm trắng đục, đốm đen hoặc nâu. Màu răng hơi chuyển sang màu ố vàng. Lúc này, nếu phát hiện sớm thì bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch đúng cách sẽ đẩy lùi được tình trạng sâu lan rộng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mức độ nhẹ nên nhiều người thường không phát hiện ra tới khi xuất hiện nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác thì tình trạng sâu răng đã trở nặng. 

Quá trình sâu răng giai đoạn 2: Sâu ngà

Ngà răng là phần cức để tạo lên hình dạng cơ bản của một chiếc răng. Ngà răng bao phủ lớp ống tủy răng và nằm trong lớp men răng. Quá trình sâu răng tấn công lớp men răng sẽ tới ngà và tủy răng. 

Vi khuẩn sâu răng Mutans Streptococci sẽ trú ngụ tại mảng bám và cao răng, sử dụng đường làm nguồn năng lượng để chúng phát triển mạnh mẽ, sỉnh sinh ra các axit làm bào mòn men răng, tấn công ngà và tủy răng, làm cho vùng sâu chuyển sang màu đen. 

Quá trình sâu răng giai đoạn này làm xuất hiện nhiều dấu hiệu khó chịu. Người bệnh sẽ thấy răng có hiện tượng ngứa chân răng, nhức nhẹ. Ngoài ra, lúc này, răng dễ bị kích thích nếu bạn sử dụng đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay các thực phẩm chua, đau mỏi răng nếu phải nhai quá nhiều, nhai lâu. 

Sâu răng giai đoạn 3: Viêm tủy

Đây là mức độ nặng của sâu răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vi khuẩn sâu răng tấn công, phát triển làm lỗ sâu rộng hơn, làm vỡ thân răng và chạm tới phần mềm của răng, gây viêm tủy. 

Sâu răng gây viêm tủy làm ảnh hưởng tới khả năng nhai
Sâu răng gây viêm tủy làm ảnh hưởng tới khả năng nhai

Ở giai đoạn này, do tủy răng bị viêm gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu, miệng có mùi hôi. Tình trạng viêm xung quan răng khiến cấu trúc răng bị phá hủy do vi khuẩn sâu răng phá vỡ tổ chức cứng của răng khiến răng không thể thực hiện tốt chức năng nhai. Một số biểu hiện khác của giai đoạn sâu răng này như răng lung lay, dễ chảy máu chân răng, cơn đau dữ dội kéo dài,…

Quá trình sâu răng giai đoạn 4: Viêm nha chu

Đây là mức độ nặng của các giai đoạn của sâu răng. Vi khuẩn sâu răng tấn công tủy dẫn tới viêm tỷ và chết tủy. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các vi khuẩn sẽ rất công rất nhanh tới các dây thần kinh và xương hàm dẫn tới hậu quả viêm xương hàm 

Vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời phần vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào các dây thần kinh, dây chằng nha chu và xương hàm, chóp răng gây sưng và viêm nhiễm, áp -xe, viêm nha chu, làm mất răng. 

Như vậy để thấy, quá trình viêm nha chu tiến triển theo từng giai đoạn và hoàn toàn có thể tự nhận biết bằng các dấu hiệu. Do vậy, khi thấy có biểu hiện sâu răng, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa để xử lý kịp thời, tránh để sâu răng nặng tới tủy làm mất răng, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống và sức khỏe. 

Cách điều trị sâu răng hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị sâu răng. Tuy nhiên cần phải lựa chọn cách chữa phù hợp cho từng giai đoạn trong quá trình sâu răng mới mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Điều trị sâu răng bằng mẹo tự nhiên

Đối với trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu, mức độ sâu răng nhẹ thì bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà như: 

  • Chữa sâu răng bằng lá trầu không: Dùng khoảng 6 lá trầu không giã nát với một chút muối hạt rồi hòa với 1 ly rượu trắng để khoảng 10 phút. Sau đó gạn phần nước rượu để ngậm và súc miệng. 
  • Sử dụng rượu hạt cau: Để ức chế quá trình sâu răng phát triển, bạn có thể dùng hạt cau ngâm với nước khoảng 15 ngày rồi sử dụng rượu cau súc miệng. 
  • Chữa sâu răng bằng nước muối: Nước muối chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp làm sạch khoang miệng và tiêu diệt vi khuẩn sâu răng. Do vậy để quá trình sâu răng không tiến triển nhanh bạn có thể súc miệng nước muối mang ngày. 
Súc miệng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng
Súc miệng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng

Các phương pháp trị sâu răng tại nhà trên đây sử dụng thành phần tự nhiên do vậy đảm bảo an toàn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên nếu tình trạng sâu răng nặng thì bạn chỉ nên sử dụng như liệu pháp phối hợp và vẫn cần phải lựa chọn liệu pháp chữa trị khác phù hợp hơn. 

Điều trị sâu răng bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, thận chủ cốt tủy, trong đó răng chính là phần dư của cốt, bởi vậy cũng do thận làm chủ. Do vậy tình trạng tổn thương ở răng có quan hệ với tạng thận và đại trường, vị. Vì hai đường kinh thủ này đi qua vùng lợi. Ngoài ra, các hư tổn ở răng còn do sự tác động của lục tà xâm nhập cơ thể gây ra bệnh lý răng miệng dẫn tới hiện tượng đau nhức răng, sâu răng.

Để loại bỏ tình trạng đau nhức răng, sâu răng, Đông y thường sử dụng các bài thuốc như: 

Bài thuốc uống trị sâu răng 1

  • Nguyên liệu: Sinh địa, Liên kiều, Khổ sâm, Cát cánh, Cam thảo,….
  • Sử dụng: Dùng các vị thuốc sắc với nước rồi chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày. 

Bài thuốc ngậm chữa sâu răng 2

  • Nguyên liệu: Xuyên tiêu, Ngũ bột tử, Bằng Phiến,…
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc mang tán thành bột mịn. Hàng ngày,  người bệnh sử dụng tăm bông chấm bột thuốc nhét vào vùng sâu răng và cứ thế ngậm tới khi thuốc tan hết thì nhổ ra. 

Bài thuốc ngâm trị sâu răng 3

  • Nguyên liệu: Vỏ xoan, Hạt sen già, Phèn chua, Mai mực sống,…
  • Cách sử dụng: Các nguyên liệu mang sao vàng, tán thành bột mịn rồi trộn lại với nhau. Mỗi ngày dùng một thìa cà phê bột trộn với một chút dầu vừng sền sệt rồi lấy tăm bông dính thuốc nhét vào lỗ sâu răng, ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ ra. 

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện nhiều sản phẩm Đông y gia truyền trị sâu răng, thuốc trị sâu răng bào chế dạng sẵn sử dụng. Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm như thuốc trị sâu răng Thiên Phúc, Đông y gia truyền Thanh Tuấn, sản phẩm gia truyền Phú Ân,….

Phương pháp trị sâu răng bằng Đông y an toàn, tiết kiệm chi phí tuy nhiên chỉ phù hợp khi tình trạng sâu răng chưa tới tủy. Ngoài ra mức độ hiệu quả tốt hay không sẽ phục thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. 

Điều trị sâu răng bằng Tây y

Để lựa chọn phương pháp điều trị sâu răng phù hợp cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành khám, chụp X Quang để xác định tổn thương ở răng từ đó đưa ra liệu pháp chữa trị phù hợp.

Trám răng là phương pháp điều trị theo nha khoa, mang lại hiệu quả cao
Trám răng là phương pháp điều trị theo nha khoa, mang lại hiệu quả cao

Một số liệu pháp điều trị sâu răng trong nha khoa như: 

  • Điều trị sâu răng bằng Florua: Quá trình sâu răng chưa quá nặng, vi khuẩn mới tấn công ở lớp ngoài men răng sẽ được bác sĩ tư vấn sử dụng Florua để phủ lên bề mặt răng. Phương pháp giúp khôi phục lớp men răng hư tổn.
  • Trám răng: Trường hợp sâu răng nặng hơn, phương pháp Florua không còn hiệu quả sẽ được bác sĩ tư vấn trám lỗ sâu răng để không lỗ sâu lan rộng hơn. 
  • Bọc răng sứ: Với đối tượng sâu răng nặng, chân răng yếu có thể bọc răng sứ để giúp phục hình để giúp bảo vệ chân và tủy răng. 
  • Nhổ răng: Đối với đối tượng sâu răng nặng, sâu răng đã tấn công làm chết tủy cần phải nhổ răng để nạo vét, làm sạch ổ sâu. Sau đó thay thế răng giả để hỗ trợ quá trình nhai. 

Việc điều trị sâu răng kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa quá trình sâu răng tiến triển nặng. Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì người bệnh cũng chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày kết hợp chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất, hạnh chế độ ngọt. Đặc biệt các bạn cần thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng. 

Cập nhật lúc: 7:00 Chiều , 19/05/2021

Tin liên quan

Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có tỷ lệ mắc viêm lợi cao nhất châu Á - Thái Bình Dương. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy...

Viêm chân răng: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm chân răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng do thói quen vệ sinh của người bệnh. Vi khuẩn có thể gây viêm tủy và thậm chí...

Sâu răng: Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời sẽ ảnh...

Viêm nha chu là gì? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Viêm nha chu là bệnh răng miệng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Không chỉ gây đau nhức, tình trạng này còn ảnh hưởng xấu tới sức...

Viêm tủy răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tủy răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần biết rõ những...

Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng những thực phẩm nào rất quan trọng. Bởi việc sử dụng những nhóm thức ăn không phù hợp sẽ khiến tình trạng...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *